Khi nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu EU, tổng thống Nga Putin là một trong những người hưởng lợi rõ ràng nhất.
Thay vì ở lại, người dân Anh đã chọn rời EU với gần 52% số phiếu
Chiến thắng ngày hôm nay của phía ủng hộ nước Anh rời EU sẽ gây khó khăn cho thị trường, kinh doanh và nền chính trị. Tờ Bloomblerg đã phân tích những đối tượng sẽ hưởng lợi từ sự kiện lịch sử này, và tất nhiên, cả những đối tượng sẽ chịu thiệt hại vì quyết định của số đông người dân Anh.
Bên hưởng lợi
Cựu thị trưởng London Boris Johnso và Bộ trưởng Tư pháp của Anh Michael Gove, những người ngay từ đầu đã kêu gọi nước Anh rời Liên minh châu Âu EU. Họ là những người kịch liệt phản đối EU, hiện sẽ trở thành anh hùng, nhiều khả năng sẽ có được một vị trí tốt hơn nếu Thủ tướng David Cameron từ chức.
Vladimir Putin: Tổng thống Nga Putin cũng có thể sẽ hài lòng với điều này. Một châu Âu chia rẽ, phân tâm sẽ ít có khả năng phản đối các hành động của Nga tại Ukraina, ít có khả năng cùng phát triển một chính sách năng lượng để giảm bớt ảnh hưởng của Putin trên thị trường dầu khí.
Vladimir Putin là một trong những người hưởng lợi khi Anh rời EU
Các luật sư: Sau khi thoát khỏi vòng vây của nền luật pháp EU trong suốt 4 thế kỉ, việc đàm phán những mối quan hệ mới và bắt tay vào giao dịch thương mại mới giữa Anh với các nước chắc chắn sẽ có lợi cho các luật sư. Dự đoán trong những năm tới ở London sẽ có nhu cầu rất lớn về luật sư với kinh nghiệm về điều ước quốc tế.
Dublin, Amsterdam và các trung tâm tài chính khác: Ireland, Hà Lan và các nước Bắc Âu chính là những nước hưởng lợi khi họ đều đã sẵn sàng để “nhảy vào” London. Brexit có thể khiến các ngân hàng có trụ sở tại London khó làm việc tại các nước EU. Và một chính sách hạn chế nhập cư có thể được đưa ra sẽ đặt ra câu hỏi làm thế nào để Anh có thể tuyển dụng lao động đến từ các nước châu Âu.
Bên chịu thiệt
Thủ tướng David Cameron: David Cameron đồng ý tổ chức cuộc trưng cầu dân ý để củng cố sự ủng hộ từ các thành viên đảng Bảo thủ, những người phản đối EU. Tuy nhiên, bằng việc này, ông cũng phải đối diện với một thách thức từ phía đảng Độc lập của vương quốc Anh. Ngay sau khi kết quả của cuộc trưng cầu dân ý được công bố, David Cameron đã tuyên bố từ chức và nói rằng nước Anh cần một thủ tướng mới.
Thủ tướng Anh Cameron, người ủng hộ Anh ở lại EU, đã từ chức ngay sau khi kết quả được công bố
Quan hệ chính trị và kinh doanh: Tổng thống Barack Obama, Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde và Thủ tướng Canada Justin Trudeau chỉ là 3 trong rất nhiều nhà chính trị kêu gọi Anh hãy ở lại EU. Ngoài ra một số doanh nhân cũng cảnh báo việc Anh rời EU có thể giảm việc làm tại nước này.
Các ngân hàng lớn: Sẽ có nhiều năm bất ổn và một sụt giảm có thể xảy ra ở các ngân hàng lớn khi Anh rời EU. Giá trị bảng Anh giảm cũng có thể làm tổn thương các ngân hàng thương mại. Các công ty quốc tế sẽ phải cân nhắc đến việc chuyển chi nhánh đến các khu vực khác của châu Âu.
Tăng trưởng kinh tế: Sự hỗn loạn mà Anh rời EU gây ra có thể ảnh hưởng xấu đến các nhà đầu tư và tuyển dụng, Ngân hàng Anh cho biết. Tăng trưởng kinh tế đã giảm xuống còn 0,4% trong quý đầu tiên. Đồng bảng Anh xuống thấp kỉ lục trong vòng 31 năm cũng sẽ là một bất lợi nếu đồng euro cũng giảm theo, vì 7/10 quốc gia giao thương chính của Anh đều sử dụng đồng tiền chung euro.
Thị trường bất động sản tại London dự đoán sẽ gặp nhiều bất lợi
London và bất động sản: Citigroup, Morgan Stanley, JP Morgan và BlackRock là các công ty bất động sản quốc tế có thể sẽ cắt giảm việc làm tại London sau Brexit. Điều này có thể làm tổn thương doanh thu thuế và giá nhà đất. Các công ty bất động sản Barratt Developments Plc và Canary Wharf Group Plc cũng nói rằng việc Anh rời khỏi EU sẽ cản trở các dự án phát triển và nâng cao chi phí xây dựng tòa nhà mới.