Bài toán lớp 1 tưởng dễ nhưng bị gạch sai, cô giáo đưa ra đáp án càng khiến phụ huynh tranh cãi

Phú Nguyễn - Ngày 22/04/2024 19:03 PM (GMT+7)

Đáp án của cô giáo đưa ra khác với phụ huynh đã dẫn đến tranh cãi dù bài toán nhìn có vẻ đơn giản.

Toán học là môn khó trong mắt học sinh. Nhiều em ngại môn học này vì phải tư duy, rắc rối và nhiều công thức. Thậm chí, nhiều bài toán còn đưa ra câu hỏi đánh đố làm học sinh và phụ huynh chán nản. Nếu không có tư duy và lập luận một cách chuẩn xác sẽ không có đáp án đúng.

Mới đây, một bài toán tiểu học nghe có vẻ đơn giản nhưng lại khiến các bậc phụ huynh bàn tán xôn xao trên MXH Trung Quốc. Theo đó, nội dung bài toàn có tên là "Đại bàng và gà". Câu hỏi như sau: Có 7 đứa trẻ chơi trò chơi đại bàng và gà. Trong đó có 3 chú gà bị bắt, hỏi còn mấy chú gà. 

Một học sinh trả lời đáp án là còn 2 gà con. Học sinh này lập luận. 7 (con gà + đại bàng) - 1 (đại bàng) - 3 (gà con) - 1 (gà mẹ) = 2 (gà con).

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, cô giáo cho hay, đáp án 2 của bài toán này là sai, đáp án 3 con gà mới đúng. Phụ huynh có con trả lời là 2 lên tiếng: "Tôi dạy con trả lời vậy, không hiểu sai ở đây".

Người phụ huynh này lập luận, trong 7 đứa trẻ có một đứa trẻ đóng đại bàng, một đứa trẻ đóng vai gà mẹ, còn 5 đứa trẻ còn lại đóng vai gà con. Sau khi bắt 3 gà con thì chỉ còn 2 gà con là chính xác.

Cô giáo cho rằng đó là lập luận dưới góc nhìn của phụ huynh, còn thực tế là trong sách không nhắc đến gà mẹ. Và trong trường hợp này chỉ có gà con đối mặt với đại bàng nên số gà con còn lại là 3.

Phụ huynh tỏ ra không phục câu trả lời của cô giáo. Bởi theo lẽ thường, gà con sẽ đồng hành cùng gà mẹ. Thậm chí, khi có đại bàng xuất hiện, gà mẹ sẽ bảo vệ gà con chứ không có chuyện gà con tự tách đàn với số lượng lớn.

Thực tế bài toán này đã từng gây xôn xao vào đầu năm 2023 ở Trung Quốc nhưng mới đây không hiểu vì lý do gì, bài toán trên được đào lại. Ngay sau khi xuất hiện, người dùng mạng xã hội vẫn tranh luận kịch liệt. 

Có người cho rằng trong bài toán này, cách hỏi của giáo viên chưa rõ và người này cũng chưa bao giờ chơi trò chơi này trong thực tế.

Một phụ huynh khác lại nêu quan điểm, với kiểu bài toán tư duy như thế này, đáp án không nên cứng nhắc mà dựa vào lập luận riêng của từng người. Với học sinh trả lời 2 con gà sẽ được một phần điểm nào đó, còn học sinh trả lời 3 con gà có thể cho trọn vẹn điểm. 

"Ra đề kiểu này không sát thực tế, gà mẹ như vậy là không sát với con và bỏ mặc con rất nguy hiểm", một tài khoản khác bày tỏ.

Hầu hết ý kiến của cư dân mạng đều đánh giá dạng bài toán này nên rèn cách tư duy cho trẻ, không nên quá đặt nặng vấn đề đáp án nào là đúng. Chỉ có vậy môn toán mới phát huy được sự suy nghĩ và trẻ không bị nhàm chán hay đóng khung theo một cách nghĩ. 

Trước đó, cũng có nhiều bài toán tiểu học đọc đề xong tưởng có vẻ rất đơn giản nhưng lại gây khó cho cả học sinh và phụ huynh. Đầu tháng 2 năm nay, bài toán tiểu học "Cậu học sinh tên Hiểu Minh mua 9 cây đàn violin với giá 3600 tệ, vậy giá một cây đàn là bao nhiêu?" đã khiến nhiều người bối rối. 

Một cậu học sinh trả lời rằng, giá một cây đàn là: 3600:6= 400 tệ. Tuy nhiên giáo viên lại lắc đầu không đánh dấu câu trả lời đó đúng.

Bài toán lớp 1 tưởng dễ nhưng bị gạch sai, cô giáo đưa ra đáp án càng khiến phụ huynh tranh cãi - 2

Không hài lòng với cô giáo, phụ huynh đã đến gặp giáo viên và hỏi tại sao câu trả lời 400 tệ lại sai. Giáo viên đáp thật bất ngờ: "Cửa hàng cần phải có lãi, chỉ bán với giá 400 tệ thì không có lợi nhuận". 

Quả thực nếu mỗi cây đàn violin chỉ bán với giá 400 tệ thì chẳng phải cửa hàng đã làm một việc vô ích? Nghe giáo viên giải thích, phụ huynh hiểu rằng câu trả lời cho câu hỏi ban đầu phải là "hơn 400 tệ".

Trên thực tế, lỗi không nằm ở phép toán mà nằm ở cách chúng ta hiểu vấn đề. Các con số không chỉ là những con số thuần túy mà còn liên quan đến thực tế cuộc sống và nguyên tắc kinh tế.

3600 : 9  400, bài toán tiểu học tưởng đơn giản nhưng bị gạch sai, phụ huynh gật gù khi nghe cô giáo giải thích
Một cậu học sinh mua 9 cây đàn với giá 3.600 tệ, vậy cậu mua 1 cây đàn sẽ có giá bao nhiêu. Tất cả đều trả lời là 400 tệ nhưng cô giáo lại không cho...

Những bài toán gây tranh cãi

Theo Phú Nguyễn
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Những bài toán gây tranh cãi