Một cậu học sinh mua 9 cây đàn với giá 3.600 tệ, vậy cậu mua 1 cây đàn sẽ có giá bao nhiêu. Tất cả đều trả lời là 400 tệ nhưng cô giáo lại không cho đó là câu trả lời đúng.
Khi học tiểu học, chúng ta luôn học thuộc lòng bảng cửu chương và biết rằng phép tính "4*9=36". Tuy nhiên, một câu hỏi toán học mới đây của giáo viên dành cho học sinh đã gây tranh cãi trên MXH Trung Quốc, dù rằng đọc đề bài có vẻ khá đơn giản. Bài toán này được trang Sohu đăng tải lại.
Theo đó, đề bài cụ thể như sau: Cậu học sinh tên Hiểu Minh mua 9 cây đàn violin với giá 3600 tệ, vậy giá một cây đàn là bao nhiêu?
Đọc qua có thể thấy câu hỏi toán học này có vẻ đơn giản nhưng thực chất không phải vậy. Một cậu học sinh trả lời rằng, giá một cây đàn là: 3600:6= 400 tệ. Tuy nhiên giáo viên lại lắc đầu không đánh dấu câu trả lời đó đúng.
Không hài lòng với cô giáo, phụ huynh đã đến gặp giáo viên và hỏi tại sao câu trả lời 400 tệ lại sai. Giáo viên đáp thật bất ngờ: "Cửa hàng cần phải có lãi, chỉ bán với giá 400 tệ thì không có lợi nhuận".
Sau khi nghe giải thích của giáo viên, các phụ huynh gật gù đồng ý
Quả thực nếu mỗi cây đàn violin chỉ bán với giá 400 tệ thì chẳng phải cửa hàng đã làm một việc vô ích? Nghe giáo viên giải thích, phụ huynh hiểu rằng câu trả lời cho câu hỏi ban đầu phải là "hơn 400 tệ".
Trên thực tế, lỗi không nằm ở phép toán mà nằm ở cách chúng ta hiểu vấn đề. Các con số không chỉ là những con số thuần túy mà còn liên quan đến thực tế cuộc sống và nguyên tắc kinh tế.
Phụ huynh sau đó đã đăng tải câu chuyện của mình lên mạng xã hội. Cư dân mạng có cuộc thảo luận sôi nổi. Một số người ủng hộ cách làm của giáo viên và cho rằng đây là bài kiểm tra khả năng vận dụng thực tế của học sinh. Số khác lại cho rằng câu hỏi quá khó, không phù hợp với trình độ của học sinh tiểu học.
Tuy nhiên, theo tác giả, điều hàm ý trong câu chuyện này chính là tầm quan trọng của việc phá bỏ những quy ước và suy nghĩ từ nhiều góc độ. Toán học không chỉ là toán học, nó là công cụ quan trọng để chúng ta giải thích thế giới và quá trình giải quyết này có thể giúp học sinh có được cách áp dụng kiến thức trong sách vào thực tế một cách chính xác hơn cả.
Điều này đòi hỏi chúng ta phải kích thích tính tò mò và sử dụng bộ não của mình để xem xét nhiều khía cạnh khi gặp vấn đề thay vì chỉ dừng lại ở những công thức và phép tính đã biết. Chỉ khi xem xét mọi việc một cách toàn diện, chúng ta mới có thể đưa ra phán đoán toàn diện và hợp lý nhất. Và đó là điều kiện quyết định thành công hay thất bại một cách chính xác nhất.
Cha mẹ cũng nên khuyến khích con khám phá và thử thách.