Mê đồ cổ, người đàn ông bàn với vợ bán 4 căn nhà để mua một con cừu. Tuy nhiên, sau khi mang cổ vật đến chương trình thẩm định, các chuyên gia tiết lộ sự thật khiến ông sợ hãi.
Trong những năm gần đây, nhiều chương trình truyền hình đã tổ chức các cuộc giám định cổ vật miễn phí từ các chuyên gia. Một mặt chương trình nhằm nâng cao khả năng nhận biết cổ vật của công chúng, tránh bị lừa gạt, mặt khác giúp các nhà sưu tầm có cơ hội tìm hiểu, thu mua cổ vật vào bộ sưu tập của họ. Vì vậy, ngay khi chương trình này diễn ra, rất nhiều nhà sưu tầm đã tham gia để định giá kho báu.
Tập gần đây nhất, một người đàn ông trung niên mang theo một con cừu đồng đến. Thoạt nhìn con cừu ai cũng thấy lạ mắt, rất giống cổ vật nhiều năm tuổi. Theo người đàn ông, con cừu được làm bằng đồng, bụng rỗng, bề mặt có nhiều vết ăn mòn. Những người am hiểu đồ cổ cho rằng dấu vết ăn mòn trên đồ vật là dấu hiệu chứng tỏ đồ vật đó có thể là đồ cổ, quý giá. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng nhiều người lợi dụng yếu tố ăn mòn này để biến những đồ cổ giả trông giống như thật, đánh lừa ánh mắt của người mua và các chuyên gia.
Người đàn ông bán 4 căn nhà để sở hữu con cừu đồng này
Người đàn ông tự hào giới thiệu hoa văn trên con cừu này đều là hình rồng cuộn. Đối với ông, con cừu này có giá trị rất lớn và là đồ cổ nhiều năm. Ông kể, mình đã thuyết phục vợ bán 4 căn nhà, lấy tiền mua con cừu này. Vì vậy người đàn ông rất có niềm tin vào sản phẩm của mình, muốn các chuyên gia định giá.
Tuy nhiên, sau khi chuyên gia quan sát và thẩm định, họ có chút ngại ngần: "Tôi không dám nói ra sự thật". Một số người lăn tăn về giá trị thực của con cừu. Bởi những con cừu được người Trung Quốc xưa tạo dựng thường là trong tư thế quỳ. Nhưng con cừu này lại đang ở tư thế đứng, không hợp với thời cổ.
Các chuyên gia phân vân đây là đồ giả, chỉ tồn tại mấy chục năm trở lại đây chứ không hề có giá trị rất lâu đời như chủ nhân của nó nói.
Nghe lời chuyên gia, mặt người đàn ông bất ngờ biến sắc. Ông đã bán 4 căn nhà để mua con cừu này. Và nếu đó là đồ giả thì ông thực sự không biết phải làm sao. Đây là toàn bộ tài sản của ông và nếu bị lừa, người đàn ông thực sự đã mất đi một khoản tiền quá lớn.
Khi mang đến chương trình thẩm định, các chuyên gia có chút ngại ngần: "Tôi không dám nói ra sự thật"
Tuy nhiên, sau khi hình ảnh chú cừu được chia sẻ lên mạng, nhiều người đưa ra ý kiến tranh luận. Một số cho rằng mặc dù hình ảnh các con cừu ở Trung Quốc cổ đại thường phải quỳ xuống để cho con bú nhưng không loại trừ các con cừu là sản phẩm của những người dân tộc thiểu số ở đồng bằng miền Trung.
Suy cho cùng, trong hơn 2 nghìn năm lịch sử phong kiến Trung Quốc, nhiều tác phẩm thủ công được tạo ra dựa trên phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số đó. Vậy nên cũng có những thay đổi trong tư thế đứng, quỳ của các chú cừu.
Theo các chuyên gia, những con cừu được người Trung Quốc xưa tạo dựng thường là trong tư thế quỳ. Nhưng con cừu này lại đang ở tư thế đứng, không hợp với thời cổ.
Số còn lại cho rằng người đàn ông kia đã bịa đặt câu chuyện của mình. Khó có người nào dám đánh đổi 4 ngôi nhà để mua một sản phẩm mà họ không chắc chắn. Và có thể người đàn ông đang tưởng tượng ra câu chuyện với hi vọng được xuất hiện trên chương trình truyền hình miễn phí. Bởi trước đó từng có nhiều người mang cổ vật đến nhưng lại là một món đồ bình thường.
Tình huống hiện gây ra nhiều tranh cãi trên mạng xã hội và cần một lời khẳng định chắc chắn của các chuyên gia.