Mới đây, Dailymail đã đăng tải loạt ảnh về cuộc sống của người dân Việt Nam ngay cạnh đường tàu.
Nhiếp ảnh gia Ashit Desai 54 tuổi, sống ở Bangalore, Ấn Độ đã chụp được loạt ảnh này trong một lần đi nghỉ dưỡng ở Việt Nam. Người đàn ông 54 tuổi tới từ Bangalore, Ấn Độ cho biết: 'Cuộc sống thường nhật của người dân diễn ra quanh đường tàu đã từ rất lâu rồi. Ở đây có đầy rẫy các cửa hàng cắt tóc, mọi người bán hàng, nấu ăn và trẻ con chạy nhảy xung quanh chỗ chỉ cách đường ray có vài Centimet.
Họ biết giờ tàu chạy nên mọi người rất thoải mái sinh hoạt ngay trên đường ray. Có những người đàn ông lớn tuổi ngồi trên đường ray cả ngày. Sau đó, khi đồng hồ bắt đầu chỉ 4 hay 6h, họ đứng dậy, dịch ghế cách đường tàu vài mét và tiếp tục trò chuyện khi tàu đi qua. Sau khi con tàu đi qua, họ lại quay lại ngồi ở giữa đường tàu".
Đường ray xe lửa ở Hà Nội ngay sát các cửa hàng và nhà ở, cắt qua các con đường chật chội ở khu phố cổ và thẳng tiến lên cầu Long Biên.
Tai nạn đường sắt chiếm khoảng 2% tỷ lệ tử vong tại Việt Nam. Những vụ tai nạn đó xảy ra tại các địa điểm xây dựng trái phép cạnh đường tàu hoặc do nơi đó không có rào chắn hay biển cảnh báo.
Một khoảng cách quá hẹp giữa hai con phố: đoàn tàu phải len lỏi đi qua một cửa hàng quần áo ở trung tâm Hà Nội
Một phụ nữ đang bồng trẻ em trên đùi ngồi bên đường ray. Đường ray quá gần với cửa hàng và các ngôi nhà nên tàu phải lách để đi qua.
Tuyến đường ở trung tâm Hà Nội, cắt ngang các con phố hẹp trong khu phố cổ để ra ga Long Biên.
Đường ray rất gần những khu nhà đông đúc cư dân qua lại, và hai lần một ngày các chuyến tàu đi qua nơi có nhiều người đi bộ và trẻ em đang vô tư chơi trên phố.
Người dân phải tránh xa đường ray và dọn hết các ghánh hàng đi khi tàu tới.
Nhiếp ảnh gia nói rằng ở đây có đầy rẫy các cửa hàng cắt tóc, mọi người bán hàng, nấu ăn và trẻ con chạy nhảy xung quanh chỗ chỉ cách đường ray có vài cm.
Desai nói rằng người dân ở đây thuộc lòng thời gian tàu đến và họ sẽ di chuyển kịp thời, đó là một phần cuộc sống của họ.
Cần có nhiều biện pháp an toàn hơn vì số người chết vì tai nạn đường sắt chiếm 2% tổng số người chết hàng năm ở Việt Nam.
Rất nhiều tai nạn thương tâm đã xảy ra ở những đoạn sang đường trái phép không có rào chắn và biển báo. Ước tính có tới 5000 đoạn sang đường trái phép thế này ở Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam đang kêu gọi khoản đầu tư hơn 1 tỉ đô để cải thiện an toàn đường sắt.
Nhiếp ảnh gia nói người dân ngồi chơi trên đường ray biết tàu sẽ đến lúc 4 hay 6h.
Người ta biết thời gian tàu chạy, khi đường đã quang tàu đã qua, người ta sẽ lại ra giữa đường ray.
Một vài khách người Anh đùa rằng ở London muốn tìm mấy chỗ thế này họ phải trả kha khá tiền.