Sau cơn sốt nhẹ, bé Quyên rơi vào trạng thái tím tái, tứ chi bắt đầu hoại tử buộc phải cắt bỏ toàn bộ.
Tại phòng 211, khoa Chấn thương chỉnh hình (BV Nhi đồng 1, TP.HCM), chị Lệ Hằng (35 tuổi, Tiền Giang) ngồi vỗ về con gái nhỏ để bé quên đi cơn đau ở vết thương cắt bỏ tứ chi do biến chứng của căn bệnh viêm não mô cầu.
Bị cắt bỏ chân tay sau một ngày sốt nhẹ
Nhớ lại ngày đưa bé Quyên (2 tuổi) lên Sài Gòn cấp cứu, chị Hằng vẫn chưa hết bàng hoàng. Chị kể: “Sáng đó, tôi thấy con bé có biểu hiện sốt nhẹ, thân nhiệt cao nên cho uống thuốc hạ sốt nhưng không đỡ. Tôi liền gọi ông xã về đưa cháu ra phòng khám tư ở huyện kiểm tra.
Bác sĩ khám và kê đơn thuốc. Uống xong, cháu khỏe trở lại, có thể chơi đùa với anh hai”.
Nghĩ con sốt qua loa, chị Hằng an tâm hơn phần nào. Ngờ đâu, chiều tối bé bắt đầu nôn ói, đi ngoài nhiều và lả người dần.
Đêm thức giấc, tôi nhìn con ngủ với dáng hình không tay không chân mà đau thắt lòng.
- Eva.vn
”Hoảng sợ, vợ chồng chị gọi xe đưa con gái lên thẳng BV Nhi đồng 1 cấp cứu. Qua thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán bé Quyên bị viêm não mô cầu giai đoạn nặng.
Vi khuẩn đã làm tắc mạch máu khiến cơ thể bé bị hoại tử cơ, chân tay cũng dần hoại tử. Do đó, bác sĩ phải cắt lọc phần da và tứ chi mới có hy vọng cứu sống bé.
“Bác sĩ nói con bé sẽ phải cắt bỏ đôi chân và hai tay, tôi đã ngất ngay tại phòng khám. Tỉnh dậy, tôi gào khóc không tin vào sự thật.
Giá như, vợ chồng tôi đưa con đến bệnh viện sớm hơn thìkhông xảy ra cơ sự này. Nó còn quá nhỏ để chịu đựng đớn đau”, chị Hằng trách bản thân vô tâm.
Bình tĩnh lại, chị mạnh mẽ đứng dậy đi cùng con những tháng ngày làm phẫu thuật. Chị bảo nhìn phần da thịt của con bị vi khuẩn ăn mòn mà xót xa, bất lực.
“Phẫu thuật xong, vết thương cắt bỏ tứ chi được bác sĩ băng bó kín khiến con bé quấy khóc rất nhiều. Thực sự, tôi vẫn chưa quen với việc nó bị cắt cụt chân tay”, chị nói.
Bé Ngọc Quyên (2,5 tuổi) ngồi ngoan trong lòng mẹ
Từ một bé gái nhanh nhẹn, thích vui đùa chạy nhảy, bé Quyên bỗng trở thành cô bé “Sọ dừa” chỉ có thể nằm gọn trong vòng tay của mẹ hoặc ngồi ngoan trên giường bệnh. Nhìn cảnh đó, ai ngang qua cũng không khỏi xót xa cho số phận của đứa trẻ 2 tuổi rưỡi.
“Bác sĩ bảo con bé chỉ có thể lắp chân giả, còn tay thì khó khăn”
2 tháng nằm viện điều trị, bé Quyên dần ổn định sức khỏe. Thi thoảng, bé lên cơn sốt cao phải uống thuốc và truyền dịch.
Có lần sát trùng tứ chi, con bé khóc nức nở suốt mấy tiếng đồng hồ đến lúc không còn sức mới lả người thiếp đi.
- Eva.vn
”Đang ngồi bên mẹ, bé bỗng khóc kêu nhức tay. Nhưng khi được mẹ vỗ về, bé từ từ nín và ngồi ngoan. Chị nói: “Ngày nắng nóng, con bé hay khóc quấy vì đau và ngứa. Khi ấy, tôi chẳng biết làm gì giúp con khỏi đau, bớt ngứa nên đành bất lực nhìn nó kêu khóc”.
Chị Hằng vừa vứt lời, cô y tá đến giường bệnh gọi qua phòng bên để bác sĩ sát trùng và băng bó lại tứ chi. Dường như, bé Quyên cảm nhận được chuyện “chẳng lành” nên khóc thét không chịu đi.
“Độ 3 hoặc 4 ngày, tôi phải đưa con qua phòng bên để bác sĩ vệ sinh và băng bó vết thương. Con bé sợ đến đó lắm.
Mỗi lần sát trùng, nó khóc thét, không chịu nổi vì xót và đau. Người lớn bị thương phải rửa bằng nước muối còn không chịu được, huống gì là một đứa trẻ hơn 2 tuổi”, chị Hằng tâm sự.
Nhắc đến tương lai của bé Quyên, chị Hằng buồn rầu: “Bác sĩ nói con bé chỉ có thể lắp chân giả, hỗ trợ vật lý trị liệu. Còn chuyện lắp tay gải để hỗ trợ vận đồng thì rất khó khăn.
Vợ chồng tôi cũng không biết sao nữa, bao tiền bạc đã dồn hết chữa bệnh cho con. Có lẽ, chúng tôi nên học cách chấp nhận con sẽ mãi là đứa trẻ không tay không chân”.
Đôi chân bị hoại tử sau một ngày sốt nhẹ của bé Quyên
Hoàn cảnh của vợ chồng chị Hằng thực sự khó khăn. Chồng chị làm nghề phụ xe, mỗi tháng kiếm được gần 3 triệu đồng. Chị ở nhà bán nước và trông hai đứa con nhỏ. Với số tiền ấy, họ không đủ tiền trang trải cuộc sống!
BS.Lê Hữu Phúc, Phó khoa Chấn thương Chỉnh hình, BV Nhi Đồng 1 (TP. HCM) cho biết, bệnh nhi Quyên nhập viện được chẩn đoán bị viêm não mô cầu. Vi khuẩn đã làm tắc mạch máu, gây hoại tử cơ khiến da có màu đen.
Sau 2 tháng điều trị, bé trải qua 3 lần thực hiện cắt lọc phần da cơ hoại tử ở 2 cặp chi. Nhiễm trùng huyết ăn sâu đến đâu, các bác sĩ cắt lọc bỏ da, cơ đến đó.
Hiện, vấn đề nhiễm trùng huyết cơ bản được khống chế và tiếp tục theo dõi.
Sau khi cắt bỏ tứ chi, bé Quyên được bác sĩ băng bó kín tránh nhiễm trùng
Bé chỉ có thể lắp chân giả, hỗ trợ vật lý trị liệu
Viêm não mô cầu gây bởi vi khuẩn Neisseria meningitidis (còn gọi là khuẩn màng não cầu). Vi khuẩn này được chia thành 13 nhóm huyết thanh ký hiệu bằng các chữ trong bảng chữ cái như A, B và C. Mặc dù ít gặp, nhưng đây là một bệnh nặng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Những nhóm có nguy cơ cao nhất là trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trẻ tuổi từ 15 đến 24 tuổi. |