Bệnh viện hạng đặc biệt phải có quy mô hơn 1.000 giường bệnh trở lên. Ở Việt Nam chỉ có một số ít bệnh viện được xếp hạng này.
Bệnh viện tư chưa được xếp hạng
“Hiện nay, bệnh viện tư chưa được xếp hạng, sắp tới, nếu bệnh viện tư đủ điều kiện về quy mô giường bệnh, nhân lực, trang thiết bị y tế sẽ được Bộ Y tế xem xét” - ông Lê Thành Công, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế khẳng định với phóng viên ngày 14/1.
Theo ông Công, tương ứng với 5 hạng bệnh viện (BV) theo quy định của Bộ Y tế, sẽ có 5 mức giá dịch vụ y tế thống nhất cho các bệnh viện cùng hạng. Dự kiến, các mức giá này sẽ được áp dụng từ quý 2/2015.
Theo Dự thảo Thông tư, các bệnh viện được phân theo 5 hạng: BV hạng đặc biệt, BV hạng 1, BV hạng 2, BV hạng 3, BV hạng 4.
Bệnh viện hạng đặc biệt phải có quy mô hơn 1.000 giường bệnh trở lên.
“Đối với bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh nhân nào cũng có quyền khám, miễn là bệnh đó thuộc phạm vi hạng đặc biệt”, ông Công nói.
Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế cho biết thêm, để xếp hạng bệnh viện, các bệnh viện phải có tiêu chí về giưởng bệnh, thiết bị y tế, nhân lực… Chẳng hạn: Bệnh viện hạng đặc biệt phải có quy mô hơn 1.000 giường bệnh trở lên như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Trung ương Huế.
Theo ông Nguyễn Nam Liên - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính - Bộ Y tế, Bộ Y tế cùng các cơ quan liên quan đã xây dựng mức giá theo các hạng BV theo nguyên tắc: Trước mắt vẫn tính trên 3 yếu tố chi phí trực tiếp để thực hiện dịch vụ gồm tiền thuốc, máu, dịch truyền, vật tư, điện, nước, vệ sinh môi trường...
“Riêng giá ngày giường tính thêm chi phí phụ cấp thường trực 24/24 giờ, giá một số phẫu thuật, thủ thuật”, ông Nguyễn Nam Liên cho hay.
Ngoài ra, các dịch vụ xét nghiệm, chụp chiếu đơn giản, các dịch vụ như thận nhân tạo, đẻ thường, phẫu thuật lấy thai... quy định mức giá bằng nhau giữa các hạng BV.
Chi phí "hạng đặc biệt" cao hơn "hạng 4" khoảng 25%
Với dịch vụ kỹ thuật cao, dịch vụ có sự khác biệt giữa các hạng BV, BV hạng thấp (tuyến dưới) chỉ thực hiện các trường hợp bệnh nhẹ, đơn giản, các trường hợp bệnh nặng, phức tạp vượt quá khả năng chuyên môn phải chuyển BV hạng cao hơn thì giá của mỗi hạng BV chênh lệch khoảng 5%. Cụ thể, hạng đặc biệt cao hơn hạng 1 khoảng 5%; hạng 1 cao hơn hạng 2 khoảng 5%...
Theo Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế khi Thông tư về xếp hạng bệnh viện được ban hành sẽ có đơn vị, địa phương được điều chỉnh tăng giá khám chữa bệnh BHYT, nhưng có đơn vị, địa phương phải điều chỉnh giảm giá khám chữa bệnh BHYT.
Cụ thể, các đơn vị hạng đặc biệt và hạng 1 thuộc Bộ Y tế có mức giá điều chỉnh giảm từ bình quân khoảng 94,5% xuống 92% mức giá tối đa của Thông tư 04; Giá của các bệnh viện thuộc các tỉnh Cao Bằng, Đồng Nai, Sơn La, Đồng Tháp, Long An, Hòa Bình, Khánh Hòa...