Cả làng phải đổi họ vì quá hiếm, bàn phím không gõ ra được, chấp nhận đổi thành họ cực xấu

Ngày 24/04/2023 11:46 AM (GMT+7)

Vì họ quá hiếm, đến nỗi bàn phím không gõ ra được, cả làng đã phải đi đổi họ vì không làm được chứng minh thư, thẻ tín dụng và nhiều loại giấy tờ khác.

Theo thống kê, Trung Quốc có tới hơn 12.000 họ khác nhau, trong đó phổ biến nhất là những họ như Vương, Lý, Trương, Lưu, Trần, Hoàng... Số lượng những họ độc lạ ở Trung Quốc tuy chỉ chiếm tỷ lệ rất ít nhưng đó lại là bản sắc, cần được giữ gìn. Mới đây, câu chuyện về một ngôi làng mà ai ai cũng phải đi đổi họ do họ quá hiếm đã gây xôn xao cộng đồng mạng.

Xem thêm:

Bố đặt tên mỹ miều cho con gái, lớn lên không ai dám gọi họ tên đầy đủ vì quá nhạy cảm

Nữ giám đốc uống cốc sữa chua pha thuốc kích dục của nam tài xế, choáng nặng khi tỉnh dậy

Câu chuyện bắt đầu khi một người đàn ông 52 tuổi, là người dân tộc Lật Túc, sống tại thành phố Lệ Giang, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, muốn đi đổi chứng minh thư sang dạng mới nhưng nhân viên báo rằng không thể làm được. Lý do là bởi họ của người đàn ông này quá hiếm, bàn phím máy tính và điện thoại đều không thể gõ ra được, hệ thống không thể nhận dạng được nên cũng không thể nhập họ tên của ông được. 

Hóa ra, họ của người đàn ông này là họ Nia, có ý nghĩa liên quan đến loài chim. Đây là một họ có ký tự cực kỳ hiếm nên chưa được đưa vào hệ thống máy tính hiện nay, dẫn đến việc máy tính không nhận dạng được, chỉ có thể viết tay ra mà thôi. 

Cả làng phải đổi họ vì quá hiếm, bàn phím không gõ ra được, chấp nhận đổi thành họ cực xấu - 1

Cuối cùng, không còn cách nào khác, người đàn ông này đành phải đổi họ của mình thành họ Vịt, tức là con vịt, mặc dù họ này rất xấu. Sau đó, những người dân khác sống cùng làng với ông cũng lần lượt đi đổi họ của mình sang họ Vịt để được cấp chứng minh thư mới, bởi nếu không họ sẽ không được công nhận danh tính, cũng gặp vô vàn những bất tiện khác như không thể làm thẻ tín dụng, rút tiền ngân hàng, đăng ký tài khoản WeChat, mua ô tô chính chủ...

Ông Chu Lập Phàm, phó chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Văn hóa người Lật Túc ở thành phố Lệ Giang, cho biết người Lật Lúc rất coi trọng văn hóa thị tộc và tộc người này đã có lịch sử hơn 400 năm. Tuy nhiên, vì họ của những người này quá hiếm và quá đặc biệt nên chưa được mã hóa bằng Unicode, chuẩn quốc tế cho chữ Hán, chỉ tồn tại trong ngôn ngữ nói và viết trong đời sống hàng ngày của người dân. Mặc dù đây là họ rất hiếm nhưng nó lại phản ánh văn hóa dân gian ở vùng này.

Quách Tiểu Vân, một nhà nghiên cứu tại Viện Ngôn ngữ học thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cũng cho biết ký tự Nia đã có lịch sử hơn 400 năm. Sau khi được chuyển thành họ Vịt, hình dạng và cách phát âm của ký tự đã thay đổi, không còn cảm giác thuộc về lịch sử nữa. Ông cho rằng Trung Quốc là một quốc gia đa sắc tộc với dân số đông nên cần chú ý tới yếu tố quan trọng này, không thể chỉ vì họ là người thiểu số mà bỏ qua được.

Vương Tạ Dương, một nhà nghiên cứu về các ký tự hiếm tại Trung Quốc, cho biết ông đã tiến hành nghiên cứu về các ký tự hiếm trong địa danh và tên riêng từ năm 2017, đồng thời đăng ký mã hóa ký tự Trung Quốc cho những chữ này. Ông đã tìm thấy hơn 600 ký tự hiếm, ảnh hưởng đến hàng trăm nghìn đến hàng triệu người. 

Được biết, có 98.060 ký tự tiếng Trung được mã hóa bằng Unicode nhưng chỉ có khoảng 30.000 ký tự có thể được gõ bằng điện thoại di động hoặc máy tính trong cuộc sống hàng ngày.

Ông nội đặt tên cực hay cho cháu nhưng nhân viên hộ khẩu ghi nhầm, người mẹ không giận mà còn biết ơn
Nhân viên làm hộ khẩu đã ghi nhầm tên đứa trẻ nhưng cả gia đình lại vui mừng vì sự nhầm lẫn này.

Tin tức 24h

KHÁNH HẰNG
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h