Đi thực tế ở một số vườn rau tại Hà Nội mà người sản xuất, người bán luôn miệng nói với người tiêu dùng là rau nhà trồng, rau sạch 100% khiến chúng tôi rùng mình.
Dưới đây là những hình ảnh, PV ghi được từ những ruộng rau này:
Ruộng rau xóm 18, xã Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội nằm trên khu mộ
Thùng đựng chất thải động vật được dự trữ để trồng rau
Một vườn rau dầy đặc mộ
Không ít người tỉnh lẻ ra chơi, đều rùng mình kinh sợ vì không nghĩ người thân của mình đường đường sống ở thủ đô lại phải ở gần mộ, ăn rau xanh sống trên mộ như thế này.
Nước tưới rau đen ngòm vì đó là hố nhỏ do người dân đào để đón nước thải xung quanh chảy xuống hoặc mạch ngầm cách khu mộ chưa đầy 4-5m.
Nhiều ruộng rau lại được trồng ở nơi hứng trọn nước thải sinh hoạt của các hộ dân.
Theo người dân, trồng rau muống là nhàn nhất đến lứa thu hoạch cứ cắt tận gốc rồi tưới đạm, phun thuốc sâu chờ ít ngày sẽ được thu hoạch lứa mới.
Bên ruộng rau muống nhan nhản các vỏ thuốc trừ sâu đã sử dụng mà người dân vứt lại.
Anh Nguyễn Văn Bằng, xã Cổ Nhuế đang nhanh tay cắt rau muống cho kịp bán trong phiên chợ sáng. Cũng theo anh Bằng thì rau do nhà trồng, rau sạch nên chỉ mang ra chợ cóc gần nhà một lúc là người quen đã mua hết và bán cũng rất được giá.
Trên nhiều ruộng rau người dân thường dự trữ một thùng xốp đựng chất thải động vật để tưới cho rau.
Rau mồng tơi thường được tưới bằng nước tiểu vì theo người dân đây là một tròng những loại rau ăn rất "mặn" chất "dinh dưỡng".
Ruộng rau cũng là nơi vịt thoải mái ngụp lặn, quẫy đạp, xả thải
Rau "sạch" cũng thường được canh tác trên những bãi đất trống- nơi nhiều gia đình nuôi chó thường đưa cún cưng của mình đi "xả thải".
Khác với những người trồng rau sạch tự phong, nhiều hộ dân trồng rau sạch của HTX Vân Nội không tìm được mối bỏ sỉ lại luôn đau đáu vì sợ ế.
Thời gian gần đây mưa thuận, gió hòa được mùa rau nhưng bà Nguyễn Thị Hoa, xã viên HTX sản xuất Vân Nội vẫn buồn vì không tìm được nơi đổ sỉ. Rau trồng theo quy trình an toàn lại phải đem đi bán tống bán thảo cùng với rau từ các tỉnh lẻ mang về.