Dù là một đại tham quan khét tiếng nhưng Hòa Thân không bao giờ dám động đến những khoản tiền ảnh hưởng trực tiếp đến vận mệnh quốc gia.
Hòa Thân là đại tham quan khét tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Hòa Thân (11/7/1750 - 22/2/1799), , tự Trí Trai, hiệu Gia Nhạc Đường, Thập Hốt Viên, Lục Dã Đình chủ nhân, là một trọng thần dưới triều vua Càn Long. Ông được biết đến như là một đại tham quan khét tiếng nhất trong 5.000 năm lịch sử Trung Quốc.
Năm 25 tuổi, Hòa Thân với tướng mạo khôi ngô, tài ăn nói dí dỏm, đã lọt vào mắt Hoàng đế Càn Long. Nhờ học thức uyên thâm, am hiểu thơ văn, quản lý tài chính, cùng tài ngoại giao tài ba, Hòa Thân được Càn Long tin tưởng, trọng dụng, kiêm tới 9 chức quan lớn trong triều: Đại thần phủ nội vụ, đại thần ngự tiền, đại thần nghị chính, đại thần tương lam kì lĩnh thị vệ nội, đại thần chính bạch kì lĩnh thị vệ nội, đại thần quan cơ, đại thần lĩnh ban quân cơ, đại học sĩ Văn Hoa điện, đại sĩ Thủ phụ.
Xét trên phương diện kiếm tiền và quản lý tài chính nói riêng, Hòa Thân được xem là thiên tài trong số các thiên tài thời đó.
Trước nội vụ phủ thường xuyên thu không đủ chi. Sau khi Hòa Thân nhậm chức tổng quản, nội vụ phủ đã dư dả. Hòa Thân không chỉ giỏi đánh sưu cao thuế nặng với các phú thương buôn bán lớn, các cơ sở sản xuất muối, những đại sứ ở biên ải hay các chính quyền địa phương các tỉnh, mà Hòa Thân còn chủ trương thực hiện chính sách “Nghị tội ngân” (luận tội phạt tiền) tại triều, nên quan lại trở nên tham nhũng khủng khiếp.
Tiền phạt của các quan viên từ các tỉnh ngày càng nhiều, trở thành một nguồn tài chính lớn chảy vào kim khố của hoàng đế, đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của cuộc sống xa hoa, thích khoe khoang phô trương của Càn Long, về điều này Hòa Thân được Càn Long vô cùng tán dương.
Hòa Thân tuy là một tham quan nhưng cũng luôn hết lòng làm việc cho Hoàng đế Càn Long.
Nhiều sử sách nhắc đến việc, khi bắt đầu sự nghiệp làm quan, Hòa Thân đề cao sự thanh bạch, liêm minh. Thậm chí, ông còn đích thân vạch trần nhiều tham quan.
Tuy nhiên, khi địa vị ngày được củng cố, bên cạnh đó là sự yêu chiều của vua, ông không còn kiểm soát được bản thân.
Hòa Thân không ngại công khai việc bản thân nhận hối lộ, tống tiền các viên quan nhỏ. Không chỉ vậy, ông cùng các tay sai còn ra sức vơ vét của cải, dù cho đó là tiền cứu đói, hay quốc khố quân sự, dù thời kỳ ấy, nhà Thanh liên tục bị các thế lực nổi loạn tấn công.
Sau hàng loạt những lần tham nhũng, Càn Long vẫn một lòng bảo vệ Hòa Thân. Thậm chí, ngay cả khi tay sai của Hòa Thân bị kết tội tham ô và bị xử tội chết, ông vẫn “hiên ngang” nắm quyền lực.
Vừa sở hữu khối tài sản khổng lồ, lại vừa có tiếng nói và phe cánh trong triều, thế nhưng Hòa Thân có thể nói là một trung thần hiếm có, cả đời chưa bao giờ có ý nghĩ hai lòng với nhà Thanh.
Mặt khác, Hòa Thân tham tiền tài, nhưng ông ta biết rõ tiền gì tham được tiền gì không, đặc biệt là hai khoản tiền ảnh hưởng trực tiếp đến vận mệnh của triều đại.
Hòa Thân không bao giờ làm chuyện ảnh hưởng đến vận mệnh của nhà Thanh.
Thứ nhất, Hòa Thân tuyệt đối không tham ô khoản tiền của triều đình dùng để cứu trợ thiên tai.
Mỗi khi bá tánh gặp thiên tai, triều đình lại mở kho lương tiếp tế, phát chẩn. Số tiền và lương thực cứu trợ này sẽ giao cho quan địa phương thay mặt triều đình xử lý. Rất nhiều viên quan nhỏ đã lợi dụng chức quyền để tham ô số tiền cứu trợ ấy, khiến dân chúng lún sâu vào cảnh lầm than.
Hòa Thân hiểu rõ, dân đói khổ sẽ biến gậy cuốc thành gươm đao, khiến thiên hạ trở nên đại loạn, dẫn đến vận nước suy vong. Chẳng may xảy ra sự kiện hoán triều đổi đại, Hòa Thân với danh "đại tham quan" chưa chắc đã có kết cục tốt đẹp.
Thứ hai, Hòa Thân không tham ô khoản tiền triều đình dùng cho khoa cử. Vương triều phong kiến rất coi trọng việc trù bị nhân tài. Từ khi chế độ khoa cử bắt đầu, mỗi dịp khoa cử đều được coi là việc trọng đại của quốc gia, là việc mà ai ai cũng nhìn vào. Vì thế, Hòa Thân tuyệt đối không đụng đến khoản tiền này.
Hòa Thân cả đời hành sự tỉ mỉ, chỉ làm những việc mà bản thân nắm phần chắc chắn. Ông chỉ lợi dụng chức quyền để tham ô những khoản tiền không nghiêm trọng, nhưng ngược lại cũng hết lòng làm việc cho vua. Đó cũng là lý do vì sao Hoàng đế Càn Long biết rõ lòng tham của Hòa Thân nhưng chỉ nhắm mắt cho qua.
Đáng tiếc, không vị quan nào có thể sống mãi với hành vi tham ô công khai như vậy. Ngày 7/2/1799, Càn Long băng hà, Gia Khánh lên ngôi. Chỉ một tuần sau đó, ông ra lệnh bắt giữ và xử tử Hòa Thân.