Cập nhật COVID-19: Người dân Hải Dương được ra ngoài trong trường hợp nào từ 0h ngày 16/2

K.T - Ngày 15/02/2021 13:06 PM (GMT+7)

Trong cuộc họp sáng cùng ngày, ông Phạm Xuân Thăng, Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương đã kết luận sẽ thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn toàn tỉnh Hải Dương trong thời gian 15 ngày.

*Tiếp tục cập nhật...

Người dân tỉnh Hải Dương được ra ngoài trong trường hợp nào từ 0h ngày 16/2

Tính từ 27/01 đến 6h hôm nay (15/02), Hải Dương đã ghi nhận 475 ca bệnh, các bệnh nhân xuất hiện ở 11/12 huyện, thị xã, thành phố; số lượng người đưa đi cách ly tập trung gần 14.000 người.

Tuy nhiên, nhiều người liên quan đến các ca dương tính là công nhân trong các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Cẩm Giàng đã di chuyển đến các địa phương khác trong tỉnh và nguy cơ dịch vẫn tiếp tục bùng phát trên địa bàn toàn tỉnh trong những ngày tới.

Chính vì lý do đó, tỉnh Hải Dương đã quyết định, kể từ 0h ngày 16/2/2021 thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg trong thời gian 15 ngày trên phạm vi toàn tỉnh theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn (khu dân cư) cách ly với thôn (khu dân cư), xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện; phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.

Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động.

Thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng. Tạm dừng các hoạt động tổ chức lễ hội đầu xuân, các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng; các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự.

Đối với huyện Cẩm Giàng, do có số lượng công nhân làm việc ở các khu công nghiệp lớn, tình hình dịch tễ rất phức tạp, yêu cầu thực hiện phong tỏa, cách ly y tế thật nghiêm ngặt, đặc biệt là tránh nguy cơ lây lan từ công nhân tại các doanh nghiệp trên địa bàn của huyện.

Chỉ cho phép công nhân có hộ khẩu thường trú, công nhân ở tỉnh khác đang tạm trú trên địa bàn huyện Cẩm Giàng tới công ty làm việc và phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi đang thường trú, tạm trú.

Đối với công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, hiện đang thường trú ở các huyện, thị xã, thành phố ngoài huyện Cẩm Giàng, yêu cầu cách ly tại nhà, tạm thời chưa quay lại làm việc trong vùng dịch huyện Cẩm Giàng. Đối với các doanh nghiệp ngoài địa bàn huyện Cẩm Giàng không cho phép công nhân cư trú, tạm trú tại địa bàn huyện Cẩm Giàng đến làm việc.

Hải Dương giãn cách xã hội toàn tỉnh, gia đình cách ly với gia đình

Ngày 15/2, ông Phạm Xuân Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương chủ trì hội nghị lần thứ 10 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy để bàn về các biện pháp cấp bách phòng chống dịch COVID-19 trong tỉnh.

Tại cuộc họp, Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương đã kết luận sẽ triển khai Giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính Phủ trên phạm vi toàn tỉnh Hải Dương. Thời gian thực hiện là 15 ngày kể từ 0h ngày 16/2 để nhằm ngăn chặn dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh này.

Cập nhật COVID-19: Người dân Hải Dương được ra ngoài trong trường hợp nào từ 0h ngày 16/2 - 1

Giãn cách xã hội toàn tỉnh Hải Dương từ 16/2 (ảnh minh họa: Tiền Phong)

Cụ thể, tỉnh Hải Dương sẽ thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg với nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn (khu dân cư) cách ly với thôn (khu dân cư), xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện; phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định. Tiếp tục thực hiện phong tỏa chặt chẽ TP Chí Linh đến khi kiểm soát, dập được dịch.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương giao Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương - Lưu Văn Bản chỉ đạo kiểm tra, rà soát 100% các khu cách ly trong tỉnh, kiên quyết không cho nhận người cách ly vào những nơi không đủ điều kiện, yêu cầu xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm phòng chống dịch trong khu cách ly. Bí thư, Chủ tịch UBND cấp huyện phải chịu trách nhiệm và sẽ bị kỷ luật nếu để xảy ra lây nhiễm chéo trong khu cách ly...

Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động; thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiếu 2m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng...

Toàn thể nhân dân được yêu cầu tự giác chấp hành các yêu cầu, các biện pháp phòng chống dịch, tích cực tham gia khai báo y tế tự nguyện, thực hiện đầy đủ các biện pháp tự bảo vệ mình, gia đình mình và tham gia có trách nhiệm với các hoạt động phòng, chống dịch của các cơ quan chức năng và cộng đồng. Người đứng đầu doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu trách nhiệm áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tại cơ sở mình, bảo đảm sức khỏe, an toàn cho người lao động.

(Theo Dân Việt)

Bệnh nhân COVID-19 người Nhật tử vong ở khách sạn: Xác định 37 trường hợp F1

Ngày 15/2, Bộ Y tế công bố 1 ca mắc COVID-19, là nam, 54 tuổi, quốc tịch Nhật Bản, chuyên gia công ty TNHH Mitsui, Việt Nam.

Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, bệnh nhân nhập cảnh vào làm việc tại Việt Nam ngày 17/1/2021 tại sân bay Tân Sơn Nhất. Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân được cách ly tập trung tại Phường 2, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh từ 17-31/1/2021, có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV2 (lần 1 ngày 17/1/2021, lần 2 ngày 31/1/2021).

Sau khi kết thúc cách ly tập trung tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 1/2/2021, bệnh nhân đi trên chuyến bay số hiệu VN254 từ Tân Sơn Nhất khởi hành lúc 11h giờ, tới Nội Bài lúc 13h20, được lái xe của công ty đưa từ sân bay về khách sạn lúc 14 giờ.

Trong khoảng thời gian từ ngày 1/2/2021-13/2/2021, bệnh nhân đi lại, làm việc giữa khách sạn Summerset Westpoint và công ty, tham gia nhiều buổi tiệc.

Ngày 3/2/2021, bệnh nhân có xuất hiện tình trạng không được khỏe, đi khám tại phòng khám Raffles Medical, được chẩn đoán nhiễm độc tiêu hóa, mua một số thuốc không rõ loại. Ngày 8/2, bệnh nhân mệt mỏi, chán ăn, sốt nhẹ (380 C), tái khám tại phòng khám Raffles Medical, tại đây được làm test nhanh cúm A, B cho kết quả âm tính.

Khoảng 19h02 ngày 13/2/2021 cán bộ an ninh, buồng phòng toà nhà đến kiểm tra phòng bệnh nhân, sau khi bấm chuông và gõ cửa nhưng không thấy khách trả lời, 3 nhân viên khách sạn tiến hành mở cửa phòng và phát hiện khách thuê phòng mặt tím tái, bất tỉnh, phía khách sạn đã báo cấp cứu 115 và cơ quan công an. Sau thăm khám, cán bộ y tế chẩn đoán bệnh nhân đã tử vong.

CDC Hà Nội cho biết, tính đến 17 giờ ngày 14/2/2021, đã ghi nhận 6 điểm nguy cơ, 37 trường hợp tiếp xúc gần (F1). Cách ly toàn bộ tòa nhà Summerset Westpoint, thu thập mẫu bệnh phẩm của toàn bộ khách lưu trú, nhân viên của tòa nhà. Khử trùng toàn bộ tòa nhà Summerset Westpoint, tòa Sun Red River.

CDC Hà Nội cũng nhận định, bệnh nhân này là người nước ngoài,  nhập cảnh đã qua cách ly 14 ngày, tới ngày thứ 17 có biểu hiện bệnh, có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV2, nguồn truyền nhiều khả năng ngoài Hà Nội, có thời gian tiếp xúc dài. Chưa có kết luận nguyên nhân tử vong.

TPHCM: Thêm hai quán cơm ở quận Tân Bình có liên quan đến ca COVID-19

Sáng ngày 15/2, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) thông báo thêm 2 quán cơm tại quận Tân Bình có liên quan đến COVID-19. Người dân từng đến địa điểm này cần liên hệ cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn khai báo.

Cụ thể, 2 quán cơm đó là quán cơm gà Ngon, địa chỉ 10D Núi Thành, P.13, Q.Tân Bình từ ngày 20/1 đến ngày 2/2; và quán cơm Phương Linh, địa chỉ 10A Ấp Bắc, P.13, Q.Tân Bình từ ngày 20/01 đến ngày 2/2.

“Những người từng đến hai quán cơm trên tại P.13, Q.Tân Bình khẩn trương đến ngay cơ sở y tế gần nhất, để được hướng dẫn khai báo y tế vì liên quan đến COVID-19” – HCDC thông báo.

Cập nhật COVID-19: Người dân Hải Dương được ra ngoài trong trường hợp nào từ 0h ngày 16/2 - 2

TPHCM đang phong tỏa 21 địa điểm có liên quan đến COVID-19.

Như vậy tính đến sáng 15/2, Thành phố đã có 13 địa điểm tại 5 quận, huyện và TP Thủ Đức kêu gọi người dân từng đến để khai báo y tế vì liên quan đến COVID-19, trong đó nhiều nhất là quận Tân Bình với 6 điểm.

Tính đến thời điểm hiện tại, Thành phố đã ghi nhận 36 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng, trong đó 9 trường hợp là nhân viên bốc xếp thuộc Công ty VIAGS tại sân bay Tân Sơn Nhất; 27 trường hợp còn lại là người thân, bạn bè...  của các nhân viên sân bay. Trong đó 25 người thuộc diện F2 nhưng lại dương tính với SARS-CoV-2 trong khi các F1 có kết quả xét nghiệm âm tính.

Ca nghi nhiễm COVID-19 ở Đắk Lắk sẽ bị phạt do vi phạm quy định phòng chống dịch

Liên quan đến ca nghi nhiễm COVID-19 được phát hiện tại Khoa cấp cứu Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đắk Lắk đã công bố kết quả xét nghiệm bằng PCR là âm tính lần 1. Người này tên Nguyễn Chánh Tình (SN 1994, trú thôn Trung Hồ, xã Ea Hồ, huyện Krông Năng, Đắk Lắk).

Cũng liên quan đến trường hợp này, sáng 15/2, lãnh đạo UBND xã Ea Hồ (huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) cho biết sẽ ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với anh Nguyễn Chánh Tình và anh Nguyễn Chánh Tài (SN 1993), trú cùng địa chỉ do vi phạm quy định phòng chống dịch COVID-19. 

Theo báo cáo của UBND xã Ea Hồ, ngày 10/2 (29 Tết), anh Tình và anh Tài đi xe máy từ TP.HCM về nhà, được bố đưa đến Trạm Y tế xã Ea Hồ để khai báo y tế. Cùng ngày, Chủ tịch UBND xã Ea Hồ ra quyết định cách ly tại nhà đối với anh Tình và anh Tài, thời gian cách ly 14 ngày. Tuy nhiên từ chiều 10/2 đến ngày 13/2, anh Tình và anh Tài đã đi nhiều nơi trên địa bàn huyện Krông Năng và thị xã Buôn Hồ, ngoài ra còn tiếp xúc với nhiều người đến nhà chúc Tết.

Khoảng 20h30 ngày 13/2, trên tỉnh lộ 3 (thuộc tổ dân phố 5, thị trấn Krông Năng, huyện Krông Năng) xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa 2 xe máy khiến anh Nguyễn Chánh Tình bị thương, được đưa đến Bệnh viện Đa khoa thị xã Buôn Hồ rồi chuyển lên Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên (Đắk Lắk) cấp cứu. Qua điều tra dịch tễ, Bệnh viện vùng Tây Nguyên xác định anh Tình từ quận Gò Vấp (TP.HCM về), từ đó vi phạm của hai người này được phát hiện.

Ngay sau khi phát hiện anh Tình dương tính với COVID-19 qua test nhanh, Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên đã tiến hành di dời toàn bộ bệnh nhân tại Khoa cấp cứu đến Khoa truyền nhiễm để cách ly tạm thời; vệ sinh, khử khuẩn Khoa cấp cứu để tiếp đón bệnh nhân. Đến trưa 14/2, CDC Đắk Lắk công bố kết quả xét nghiệm PCR đối với anh Tình là âm tính lần 1.

Chủ tịch TP.Hà Nội đề nghị khai báo y tế bắt buộc đối với người địa phương khác về Thủ đô

Chiều 15/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19.

Báo cáo tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết, tất cả các khâu truy vết, khoanh vùng, lấy mẫu và xét nghiệm TP đã thực hiện đảm bảo, theo kịp tình hình.

Những ca F0 đã được xử lý triệt để. Hơn 10.000 tổ giám sát cộng đồng rất quan trọng, đã theo sát tình hình và thực hiện các khâu chống dịch. Trên cơ sở các biện pháp triển khai đã đảm bảo kiểm soát dịch, giúp cho nhân dân đón Tết ấm cúng, an toàn.

Theo ông Ngọc Anh, với ca nhiễm COVID-19 là chuyên gia người Nhật Bản đã được TP vào cuộc như một ca lây nhiễm trong cộng đồng. Ngành y tế lấy mẫu kịp thời toàn bộ cho những người bên trong khách sạn với tốc độ nhanh.

Bên cạnh đó, Hà Nội đã lấy đủ mẫu của các nhân viên Cụm cảng Hàng không tại sân bay Nội Bài. Hà Nội đã xử phạt nghiêm ca bệnh 2009 khai báo không trung thực, những người không đeo khẩu trang.

Ông Ngọc Anh đề nghị Bộ Y tế sớm xác định được nguyên nhân ca bệnh người Nhật Bản. Hà Nội lo ngại tới đây hàng triệu người quay trở lại làm việc và học tập. Do đó, Hà Nội đã cho học sinh phổ thông trở xuống nghỉ học hoặc học trực tuyến đến hết tháng 2.

Ngoài ra, ông Ngọc Anh cũng cho biết thêm, đối với việc người dân từ các địa phương về Hà Nội, đề nghị các bộ, ngành có liên quan hỗ trợ TP trong việc khai báo y tế bắt buộc để kiểm soát. Trên địa bàn Hà Nội có các tổ COVID-19 cộng đồng, cảnh sát khu vực sẽ đến từng nơi để kiểm soát quyết liệt, đảm bảo mọi hoạt động của nhân dân trên địa bàn.

Thủ tướng yêu cầu phải có vắc-xin Covid-19 trong tháng 2

Về vấn đề vắc-xin Covid-19, Thủ tướng nêu rõ, tiếp tục khẩn trương chỉ đạo thực hiện nhập khẩu vắc-xin để sớm đưa vắc-xin về Việt Nam phục vụ người dân. Thúc đẩy nhanh việc nghiên cứu sử dụng các vắc-xin sản xuất trong nước. "Trong lúc này, nhập khẩu vắc-xin phòng Covid-19 phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên của Chính phủ", Thủ tướng lưu ý, trong tháng 2 phải có được vắc-xin từ nguồn viện trợ theo chương trình COVAX và nguồn nhập khẩu, đồng thời với đó là đẩy mạnh sản xuất trong nước.

Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét, quyết định cụ thể việc lựa chọn phương án, đối tác, loại vắc-xin, phối hợp với Bộ Tài chính đề xuất nguồn tài chính, xác định đối tượng cần ưu tiên, những vấn đề vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

"Nhân dịp này, tôi cũng xin nói nhiều doanh nghiệp, nhiều địa phương sẵn sàng đóng góp kinh phí để mua vắc-xin"- Thủ tướng nói.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo địa phương căn cứ tình hình dịch, có hướng dẫn việc học sinh học trực tuyến hoặc một bộ phận nghỉ học để phòng, chống dịch, do Bộ và tỉnh, thành phố quyết định như TP Hà Nội và một số địa phương khác đã làm.

Các cơ quan liên quan bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân. Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương và các địa phương đẩy mạnh việc tiêu thụ các sản phẩm của nông dân, không để ứ đọng, rớt giá.

Bộ Quốc phòng, các địa phương tăng cường chỉ đạo công tác kiểm soát chặt đường biên giới trên bộ, đường thủy, quản lý chặt chẽ xuất nhập cảnh, không để xảy ra tình trạng vượt biên trái phép, gây nguy hại, lây lan dịch bệnh ra cộng đồng từ nhập cảnh trái phép.

Việc tiếp nhận công dân về nước phải tính toán chặt chẽ. Thủ tướng giao Bộ Ngoại giao nghiên cứu, sớm trình phương án.

Giải toả các khu cách ly tập trung đông công nhân Công ty POYUN

Chiều ngày 15/2, ông Phạm Xuân Thăng - Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương cho biết, cuối giờ chiều nay Hải Dương sẽ giải tỏa các khu cách ly tập trung đông công nhân Công ty POYUN để đưa tới các địa điểm cách ly khác, phun khử trùng toàn bộ khu vực đó, đồng thời rà soát lại tất cả các khu cách ly tập trung đông người để giảm tải.

Công ty POYUN  là một trong những nơi phát hiện ca dương tính đầu tiên tại tỉnh HảI Dương trong đợt dịch từ ngày 18/1 đến nay. Hiện có hơn 2.200 công nhân Công ty POYUN đang cách ly tập trung tại 9 điểm ở TP Chí Linh. Những ngày qua, tại Hải Dương có tình trạng số ca F0 tăng lên, chủ yếu là công nhân Công ty POYUN đang được cách ly.

Lãnh đạo tỉnh Hải Dương cũng cho biết, để đảm bảo thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch tại các khu vực cách ly tập trung; khu vực đang bị cách ly, phong tỏa, không để lây lan dịch bệnh ra ngoài cộng đồng.

Lãnh đạo tỉnh Hải Dương yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố siết chặt công tác quản lý các khu vực trên; nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân và người làm nhiệm vụ tại đây.

Đồng thời đề nghị xử lý nghiêm các trường hợp không thực hiện 5K, không thực hiện nội quy, quy định tại các điểm này. Theo đó, tại khu cách ly tập trung nếu không thực hiện 5K và không tuân thủ các nội quy, quy định phòng, chống dịch sẽ bị chuyển tới địa điểm cách ly khác và thời gian cách ly được tính lại từ đầu; chi phí cách ly tập trung do những người vi phạm tự chi trả.

F1 của ca bệnh Covid-19 đi chúc Tết khắp nơi, gặp gỡ nhiều người
Mặc dù là trường hợp F2, thế nhưng khi trở về địa phương B.T.T ở huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) đã đi chúc Tết nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người, khi biết...
K.T (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dịch COVID-19