Cô giáo mầm non không thể ngờ 1 lần livestreams lại có thể kiếm được nhiều tiền đến thế, bằng 10 năm cô đi dạy học.
Chân dung cô giáo mầm non bỏ nghề sau 1 buổi livestream
Mới đây, thông tin mà tờ World Of Buzz đăng tải, dẫn lại thông tin trên tờ Oriental Daily, một cô giáo mầm non họ Huang ở Vũ Hán, Hồ Bắc bỗng dưng nổi tiếng sau một video ghi lại cảnh cô hát và dạy một bài hát mẫu giáo.
Cô Huang đã nhanh chóng nổi tiếng với ngoại hình nổi bật
Theo những hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội, cô Huang có gương mặt rất trẻ trung, xinh đẹp với làn da trắng hồng, ngũ quan thanh tú. Cùng với giọng hát ngọt ngào, cô Huang đã nhanh chóng "đốn tim" cộng đồng mạng và số người xem video của cô đã tăng đến chóng mặt, tới hơn 100 triệu lượt xem với vô số netizen trở thành người hâm mộ cô.
Huang vốn là giáo viên một trường mầm non ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc). Sau khi được fan khuyến khích, cô thực hiện buổi livestream đầu tiên. Hàng chục nghìn người đã ghé thăm trang cá nhân Huang và liên tục gửi quà cho cô.
Vì quá vui mừng, cô Huang đã rơi nước mắt trong buổi livestream
Trước sự ủng hộ nhiệt tình của mọi người, cô giáo mầm non cảm động, bật khóc trước camera.
"Tôi rất vui và phấn khích. Livestream một ngày đã giúp tôi kiếm được số tiền ngang 10 năm tiền lương. Cảm ơn các bạn", cô giáo bày tỏ.
Thông qua buổi livestream đầu tiên, cô Huang được cho đã kiếm được 400.000 - 500.000 nhân dân tệ. Trong khi đó, lương tháng một giáo viên mầm non ở Vũ Hán khoảng 3.000 nhân dân tệ.
Cuối cùng, Huang quyết định nghỉ việc để theo đuổi sự nghiệp phát trực tiếp. Trong 3 lần livestream đầu tiên, cô đã kiếm được khoảng 2 triệu nhân dân tệ.
Trước câu chuyện này, nhiều người cho biết nếu là cô Huang thì họ cũng sẽ nghỉ việc để chuyên tâm livestream. Một số cho rằng mức lương cho giáo viên nên được cân nhắc lại để đảm bảo cuộc sống cho các giáo viên cũng như tránh xảy ra tình trạng "chảy máu chất xám", ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục cũng như tương lai của các học sinh sau này.
Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng, việc kiếm tiền trên mạng đúng là có dễ dàng, nhưng cũng bấp bênh và đi cùng nhiều rủi ro. Bạn có thể nổi tiếng qua một đêm, nhưng thanh danh cũng có thể bị hủy hoại chỉ qua một đêm. Nếu không biết quản lý tốt hình ảnh của bản thân thì mọi thứ có được cũng nhanh chóng bị tiêu tán.
Huang không phải là giáo viên duy nhất ở Trung Quốc nổi tiếng nhờ livestreams trên mạng xã hội. Tháng 6/2022, thầy giáo tiếng Anh Dong Yuhui (30 tuổi) cũng vụt sáng trở thành ngôi sao livestream bán hàng tại Trung Quốc. Sức hút của anh còn vượt qua cả "ông hoàng son môi" Li Jiaqi hay "bà hoàng livestream" Viya, theo The Paper. Trước đó, công việc chính của anh giám đốc nghiên cứu và giảng dạy tiếng Anh của một tổ chức giáo dục.
Tại quốc gia tỷ dân, livestream đã trở thành công việc toàn thời gian của nhiều người đủ lứa tuổi bởi hứa hẹn mức thu nhập hấp dẫn từ quà tặng của người theo dõi hay hoa hồng từ doanh số bán hàng. Tuy nhiên, sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành cùng các quy định siết chặt việc livestream khiến đây không phải miền đất hứa với tất cả streamer.
Cách Trung Quốc quản hơn 400 triệu người livestream bán hàng trên mạng
Trung Quốc đã siết chặt quy định ngành livestream bán hàng từ năm 2020 (Ảnh: Wall Street Journal).
Từ cuối năm 2020, Trung Quốc đã thắt chặt kiểm soát các nền tảng livestream trong bối cảnh tăng cường kiểm duyệt trực tuyến và kiềm chế các gã khổng lồ công nghệ.
Quy định mà nước này đưa ra bao gồm tăng cường kiểm soát nội dung, cấm thanh thiếu niên thực hiện giao dịch mua hàng, giới hạn tổng chi tiêu của bất kỳ người dùng nào đồng thời thắt chặt các quy tắc về livestream trên sàn thương mại điện tử - một trong những hình thức mua sắm trực tuyến phát triển nhanh nhất tại đất nước tỷ dân, theo Financial Times.
Công ty nghiên cứu iResearch cho biết, tổng số hàng hóa được đặt qua livestream tại Trung Quốc năm 2020 đạt 67 tỷ USD. Trong đó, con số này của riêng gã khổng lồ Alibaba đã là 52 tỷ USD.
Quy tắc mới cũng yêu cầu các nền tảng báo cáo với cơ quan chức năng khi người nổi tiếng hoặc người nước ngoài lên kế hoạch livestream và thông báo trước 14 ngày về kế hoạch cho các buổi livestream thuộc sự kiện thương mại điện tử lớn. Ngoài ra, họ cũng phải thuê thêm nhân viên kiểm duyệt nội dung và gửi báo cáo hàng quý.
Tháng 3/2022, các cơ quan quản lý Trung Quốc cho biết sẽ chuẩn hóa và thắt chặt hành vi kiếm lợi nhuận từ việc livestream, đặc biệt là livestream bán hàng trên các sàn thương mại điện tử để thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của ngành. Hành vi trốn thuế và sai phạm khác sẽ bị điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật.
Nhằm mục đích duy trì trật tự thị trường, quy định mới yêu cầu các nền tảng và người phát livestream không được công bố thông tin sai lệch hoặc gây hiểu lầm về nhà sản xuất cũng như công dụng, chất lượng, nguồn gốc, tiêu chuẩn, trạng thái doanh số, đánh giá của người dùng và các số liệu thống kê khác của sản phẩm.
Tháng 6/2022, Trung Quốc ban hành 31 hành vi bị cấm trong các buổi livestream, trong đó có các quy định như influencer phải có bằng cấp liên quan để nói về một số chủ đề như luật, tài chính, y học, giáo dục; cấm phô bày lối sống xa hoa, ví như khoe tiền và hàng hiệu...