Chàng trai "vỗ mông" cô gái trong dịp Tết Nguyên đán và hàng loạt phong tục độc lạ của người dân tộc H'mông

NGỌC HÀ - Ngày 09/01/2023 16:20 PM (GMT+7)

Trong dịp Tết của người H’mông có phong tục vỗ mông để tỏ tình - đây là cách tỏ tình độc đáo của những chàng trai, cô gái trẻ.

Chàng trai amp;#34;vỗ môngamp;#34; cô gái trong dịp Tết Nguyên đán và hàng loạt phong tục độc lạ của người dân tộc Hamp;#39;mông - 1

Dân tộc H’mông có dân số hơn 1 triệu người. Hiện họ sinh sống ở các vùng núi cao ở phía Bắc như: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hà Giang…

Người H’mông ăn Tết Nguyên đán giống như dân tộc Kinh. Từ ngày 25 tháng Chạp, họ bắt đầu nghỉ ngơi và đón xuân. Họ không có truyền thống gói bánh chưng nhưng lại chuẩn bị thịt, rượu và bánh ngô đủ đầy.

Thông thường, vào tối ngày 30 họ cúng tổ tiên bằng những món ăn từ thịt lợn thịt gà. Xong xuôi, người H’mông sẽ quây quần bên nhau và cùng thưởng thức bữa cơm tất nhiên cho đến khi tiếng gà gáy đầu tiên vang lên. Và từ mùng 1 Tết trở đi, họ mặc quần áo, đi giày dép mới để chơi Tết.

Anh Mí Ngọc (31 tuổi) – sinh sống tại huyện vùng cao Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết: “Tết của người Mông chúng tôi vui và đầm ấm giống như dân tộc Kinh ở dưới xuôi. Và một điểm đặc biệt nữa chính là có nhiều phong tục độc lạ, làm nên cái hồn của Tết người dân tộc. Đó là lễ hội Gầu Tào và tục vỗ mông để tỏ tình”.

Người dân trong bản cùng nhau tham gia lễ hội Gầu Tào.

Người dân trong bản cùng nhau tham gia lễ hội Gầu Tào.

Lễ hội Gầu Tào được tổ chức để tôn thể hiện sự tôn kính của người dân, cầu mong cho mùa màng, gia súc bội thu, trẻ em được hạnh phúc. Đặc biệt nếu một gia đình người đồng bào có ai đang đau ốm, sức khỏe không tốt hay mùa màng thất bát thì có thể mời thầy cúng tổ chức lễ hội này nhằm cầu mong sự may mắn, sức khỏe tốt hơn.

“Thẳng thắn mà nói, đây là lễ hội lớn nhất trong năm của đồng bào tôi. “Gầu Tào” theo tiếng Mông nghĩa là “chơi ngoài trời” hay “hội chơi đồi, chơi núi mùa xuân”. Lễ hội thường được tổ chức từ ngày mùng 2 đến ngày mùng 4 Tết Âm lịch.

Để bắt đầu lễ hội, người đồng bào phải chọn được ngày đẹp, đốn một cây nêu với tiêu chuẩn không bị cụt ngọn, khi chặt phải đổ về hướng mặt trời mọc, có độ dài khoảng 7 mét về dựng ở bãi đất trống rồi chọn người đứng ra tổ chức.

Lễ hội thường được tổ chức từ ngày mùng 2 đến ngày mùng 4 Tết Âm lịch.

Lễ hội thường được tổ chức từ ngày mùng 2 đến ngày mùng 4 Tết Âm lịch.

Trước khi dựng cây nêu, phải nhờ già làng trưởng bản đến cúng, chuẩn bị gà, rượu để cảm tạ trời đất, sau đó buộc lên ngọn cây nêu một chai rượu hoặc nước, một bó lúa hoặc ngô tượng trưng cho sự sung túc, một tấm vải đỏ tượng chưng cho sự may mắn và bắt đầu dựng cây.

Sau đó đến phần hội, các thanh niên trai tráng trong bản cùng nhau thi leo lên cây nêu, ai leo giỏi lấy được chai rượu, bó lúa và tấm vải đỏ… nghĩa là hái được lộc trời cho cả năm mạnh khoẻ, sung túc. Chính vì thế, tất cả thanh niên trong các bản Mông đều rất háo hức tham gia hoạt động này”, anh Mí Ngọc cho biết.

Không chỉ là lễ tạ ơn theo ý nghĩa ban đầu, lễ hội Gầu Tào còn là nơi để thắt chặt tình đoàn kết cộng đồng trong bản. Vì thế ngày nay các địa phương có đông đồng bào H’mông sinh sống thường duy trì và tổ chức thường xuyên để lễ hội này trở thành lễ hội của cộng đồng làng, cầu cho mùa màng bội thu, người người khỏe mạnh, nhà nhà có cuộc sống ấm no.

Ngoài ra, trong dịp Tết của người H’mông còn có phong tục vỗ mông để tỏ tình. Đây là cách tỏ tình độc đáo của những chàng trai, cô gái trẻ người đồng bào. “Vào mỗi dịp Tết đến xuân về, các nam thanh nữ tú sẽ tập trung dưới chân núi để vui xuân, xem hội. Nếu một chàng trai đã thầm thích một cô gái nào đó sẽ vỗ mông nàng để ra tín hiệu. Khi ấy cô gái sẽ nhanh chóng nhận ra tấm chân tình của chàng trai. Hai người sẽ dắt tay nhau tìm chỗ riêng tư để tâm sự thâu đêm suốt sáng”, chàng trai dân tộc H’mông nói.

Đây là cách tỏ tình độc đáo của những chàng trai, cô gái trẻ người đồng bào.

Đây là cách tỏ tình độc đáo của những chàng trai, cô gái trẻ người đồng bào.

Mí Ngọc cho biết thêm, tục “vỗ mông” gắn liền với tập quán đồng bào từ rất lâu đời. Song do bị mai một theo thời gian nên thanh niên nhiều nơi không còn biết, quên đi một nét văn hóa độc đáo, một cách tỏ tình gần gũi của dân tộc mình. Do vậy nhiều địa phương đã “nhân rộng” bảo tồn và phát triển vốn văn hóa đặc sắc này.



SỰ KIỆN

Tết Nguyên Đán

Ngày
Giờ
Phút
Giây

Ngày diễn ra : Chủ nhật 22/01/2023

Tức ngày : 01/01/2023 ( Âm lịch )

Cô gái Tây Nguyên bắt chồng trong dịp Tết Nguyên đán và loạt phong tục đám cưới độc lạ ngỡ ngàng
Tục này bắt đầu từ mùng 1 Tết Nguyên đán cho đến hết tháng 3 Âm lịch, dành cho các thiếu nữ dân tộc Cơ Ho, Chu Ru, Cil…

Tết nguyên đán

Theo NGỌC HÀ
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tết nguyên đán