Tục "cướp giọng gà gáy" trong ngày Tết của người dân tộc Pu Péo, ý nghĩa vô cùng đặc biệt

K.T - Ngày 29/12/2022 14:37 PM (GMT+7)

Đến thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới, người Pu Péo thay vì chuẩn bị mâm cơm thờ cúng tổ tiên thì phải đi canh chừng gà trống trong chuồng.

Tục amp;#34;cướp giọng gà gáyamp;#34; trong ngày Tết của người dân tộc Pu Péo, ý nghĩa vô cùng đặc biệt - 1

Pu Péo là một dân tộc thiểu số trong số 54 dân tộc tại Việt Nam. Họ sinh sống chủ yếu ở Đồng Văn, Yên Minh hoặc Bắc Mê của Hà Giang với dân số còn lại chưa đến 1.000 người. Tuy nhiên người Pu Phéo vẫn còn lưu giữ những phong tục lạ kỳ và nghi lễ dân gian phong phú, như “Lễ cúng thần rừng” đã được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể, tục “Cướp giọng gà ngày Tết”… Tất cả được đồng bào duy trì như một nét đẹp truyền thống mà không có dân tộc nào có được.

Song ấn tượng nhất có lẽ vẫn phải kể đến tục “Cướp giọng gà ngày Tết” và một số tục khác được diễn ra vào dịp Tết Nguyên đán. Xưa người Pu Péo dựng nhà sàn để ở nhưng vài chục năm trở lại đây đã ở nhà mặt đất. Nhà của họ mang lối kiến trúc khác biệt so với người Kinh hoặc dân tộc Mông, phân bộ không gian sinh hoạt trong một tầng rất khoa học. Nhà có một cửa chính giữa, trên cao có năm cửa sổ để hứng ánh sáng. Các cột đá kê dưới chân cửa thường được khắc hình con gà trống và mặt trời là biểu tượng cho âm dương tương hợp, nguồn gốc của sự tăng trưởng và phồn thịnh của con người cùng vạn vật trong vũ trụ.

Pu Péo là một dân tộc thiểu số trong số 54 dân tộc tại Việt Nam.

Pu Péo là một dân tộc thiểu số trong số 54 dân tộc tại Việt Nam.

Người đồng bảo Pu Péo cho biết, bởi quan niệm xây dựng nhà như thế nên vào đêm Giao thừa, họ còn có tục “cướp giọng gà” để cầu mong may mắn cho năm mới. Theo đó, đến thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới, họ thay vì chuẩn bị mâm cơm thờ cúng tổ tiên thì phải đi canh chừng gà trống trong chuồng. Khi gà vỗ cánh, chuẩn bị gáy, họ đốt một quả pháo ném vào đó. Gà giật mình, nhảy lên thi nhau gáy. Lúc này mọi người hò nhau hát vang để át tiếng gà.

“Người đồng bào tôi quan niệm tiếng gà gáy hay, thiêng liên hơn bất cứ tiếng kêu của các loài vật. Nó giống như “chuông” đánh thức ông mặt trời thức dậy. Vì thế ai nát được tiếng gà thì năm mới gặp nhiều may mắn, sức khoẻ”, một người dân tộc Pu Péo cho hay.

Đặc biệt, đêm Giao thừa, ai trong nhà ra ngoài trước thì khi quay về phải mang về một món quà lấy may, có thể là một bó củi. Họ còn tin rằng mỗi người có 8 hồn, 9 vía nên đêm giao thừa, mỗi gia đình đều làm lễ gọi hồn cho mỗi thành viên trong nhà.

Người đồng bào Pu Péo quan niệm tiếng gà gáy hay, thiêng liên hơn bất cứ tiếng kêu của các loài vật. Nó giống như “chuông” đánh thức ông mặt trời thức dậy.

Người đồng bào Pu Péo quan niệm tiếng gà gáy hay, thiêng liên hơn bất cứ tiếng kêu của các loài vật. Nó giống như “chuông” đánh thức ông mặt trời thức dậy.

Ngoài ra, người Pu Péo còn có nhiều phong tục độc đáo khác vào dịp Tết Nguyên đán như gói bánh chưng nhưng khác ở chỗ sẽ gói 2 loại: bánh chưng đen dùng để ăn vào tối 29 Tết như một cách kết thúc năm cũ và bánh chưng trắng cúng vào tối 30 Tết để mừng năm mới.

Sau đó vào sáng mùng một Tết, thanh niên nam nữ trong bản cùng nhau đi gánh “nước bạc, nước vàng” để cầu may. Họ mang theo tiền vàng, hương và đến nơi thì đốt hương cầu khấn rồi bỏ giấy vàng vào thùng gánh nước đem về nhà. Tục này mang ý nghĩa đem lại mưa thuận gió hòa, có đủ nước để cấy cầy trồng trọt.

Điều đặc biệt, trong suốt 3 ngày Tết, người Pu Péo không rửa bát đũa, chỉ dùng giấy lau sạch sau mỗi lần sử dụng. Họ quan niệm nếu ngày Tết mà rửa sạch bát đũa thì cả năm sẽ đói ăn.

Tết Nguyên đán của đồng bào dân tộc độc lạ nhất nhì Việt Nam: Đêm Giao thừa nấu cháo gà ăn, thờ cúng tổ tiên bằng bát nước lã
Nhắc đến chuyện chiều 30 Tết có ra mộ thắp hương và mời ông bà tổ tiên về nhà ăn Tết, Sìn Thị Hoa chia sẻ: "Dân tộc mình khác với người Kinh. Nếu ngày 30, các bạn ra mộ mời tổ tiên về nhà đón Tết thì đồng bào mình không vậy".

Tết nguyên đán

Theo K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tết nguyên đán