Truyền thống dựa vào thành viên trong gia đình để chăm sóc người già sẽ là thách thức kéo dài hàng thập kỷ tới đối với chính sách một con, vốn từng được áp dụng ở Trung Quốc.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), mặc dù chính phủ Trung Quốc đã thông qua chính sách 2 con nhưng những hệ lụy về một giai đoạn dài áp dụng chính sách cũ vẫn còn tác động tiêu cực đến thế hệ người dân Trung Quốc.
Số lượng trung bình con cái còn sống sót khi bố mẹ đến độ tuổi ngoài 60 ở Trung Quốc đã sụt giảm mạnh, so với những người ngoài 80 có hơn 4 con, nghiên cứu về hưu trí và sức khỏe của Đại học Peking cho biết.
Nghiên cứu khảo sát hơn 20.000 người dân ở độ tuổi 45 hoặc lớn hơn tại 150 quận trên khắp đất nước Trung Quốc trong năm 2011, 2013 và 2015.
Ảnh minh họa.
Trong khi gần một nửa số người cao tuổi sống độc lập mà không có sự giúp đỡ của con cái có thể dễ dàng tìm thấy ở cùng khu dân cư, quận hoặc thành phố, khoảng cách giữa các căn nhà đang ngày càng gia tăng.
“Những người ở độ tuổi ngoài 80 vẫn còn 3-4 con cái có thể nhờ con chăm sóc. Nhưng những người ngoài 60 ngày nay sẽ khó có thể trông cậy vào con cái, đặc biệt trong nhiều năm tới”, Giáo sư Zhao Yaohui nói.
“Điều đó có nghĩa là các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc cần phải tìm ra biện pháp để khuyến khích thị trường đóng vai trò lớn hơn, giảm ngưỡng quy định đối với ngành công nghiệp cung cấp dịch vụ chăm sóc người già”.
Cũng vì lý do này mà ngày càng nhiều người Trung Quốc muốn trì hoãn độ tuổi nghỉ hưu. Tỷ lệ nam giới từ 55 đến 59 tuổi nộp đơn xin nghỉ hưu đã giảm từ 53% trong năm 2011 xuống 41% năm 2015.
87% đàn ông ở độ tuổi 60-64 và 86% phụ nữ ngoài 50 tuổi không gặp phải vấn đề sức khỏe ngăn cản khả năng làm việc. “Nghiên cứu chỉ ra rằng, việc trì hoãn thời gian nghỉ hưu ở Trung Quốc là hoàn toàn có thể… bởi ngày càng nhiều người vẫn có thể tiếp tục làm việc ngay cả khi đã qua độ tuổi nghỉ hưu mà chính phủ quy định”, ông Zhao nói.