Chuyên gia Trung Quốc tiết lộ điều ít người biết về đập Tam Hiệp

Ngày 23/07/2020 20:45 PM (GMT+7)

Một chuyên gia Trung Quốc cho rằng, đập Tam Hiệp càng “ngâm nước càng trở nên chắc chắn hơn” và đập là tuyến đầu ngăn lũ lụt đổ về vùng trung và hạ lưu sông Dương Tử.

Trả lời trên tờ Thời báo Hoàn Cầu, Vương Hạo (Wang Hao), chuyên gia thủy văn kiêm học giả Học viện Kỹ thuật Trung Quốc, nói rằng “con đập càng ngày càng vững chắc hơn bao giờ hết, không có chuyện biến dạng lớn hay sụp đổ”.

Ông Vương nói Trung Quốc có 5 lớp phòng thủ trong vai trò kiểm soát và ngăn chặn lũ lụt, trong đó đập Tam Hiệp là tuyến phòng thủ đầu tiên.

Cảnh xả lũ ở đập thủy điện Tam Hiệp.

Cảnh xả lũ ở đập thủy điện Tam Hiệp.

Chuyên gia này khẳng định đập Tam Hiệp không phải “chìa khóa vạn năng”. Công trình đã giúp giảm lưu lượng lũ đổ về vùng trung và hạ lưu. Nếu không có đập Tam Hiệp, tình hình lũ lụt còn tồi tệ hơn nữa, ông Vương nói.

Tuy nhiên, ông Vương nói đập Tam Hiệp chỉ có thể đảm bảo sự an toàn kiểm soát lũ đối với dòng chảy chính, chứ không thể giải quyết được vấn đề lũ lụt do phụ lưu sông Dương Tử gây ra.

Tình trạng ngập lụt nghiêm trọng ở các nhánh sông phụ là do các khu vực này không còn đảm bảo năng lực điều tiết nước, không thể đổ lỗi cho đập Tam Hiệp.

Đập Tam Hiệp là công trình thủy điện lớn nhất hành tinh.

Đập Tam Hiệp là công trình thủy điện lớn nhất hành tinh.

Ông Vương khẳng định đập Tam Hiệp hoàn toàn an toàn bởi hai lý do. Thứ nhất, theo các tài liệu lịch sử, trận lũ lớn nhất trên sông Dương Tử xảy ra vào năm 1870, với lưu lượng nước đạt 105.000 m3/giây.

Ở thời điểm xây đập Tam Hiệp, các kỹ sư đã tính toán đến lưu lượng nước lịch sử này, nên thiết kế con đập đủ sức chống lại “trận lũ nghìn năm có một cộng thêm 10%”, nghĩa là vẫn đứng vững khi lưu lượng nước lên tới 124.300 m3/giây.

Thứ hai, đập Tam Hiệp là đập trọng lực bê tông, là loại đập có kết cấu chắc chắn nhất. “Đập Tam Hiệp không sợ ngâm nước trong thời gian dài mà ngược lại, càng ngày càng chắc chắn hơn vì phản ứng hydrat hóa (đông cứng)”, ông Vương nói.

Chuyên gia Trung Quốc khẳng định đập sẽ đạt mức độ vững chắc nhất trong 100 năm và sau đó suy yếu dần.

Kết quả đo lường thực tế cũng cho thấy, đập Tam Hiệp đã tích nước 17 năm, sức nén hiện tại của đập Tam Hiệp đã tăng từ 25 MPa lên 43 MPa, vượt xa tiêu chuẩn thiết kế, ông Vương cho biết.

Đập trọng lực bê tông không chịu tác động của nước lũ, lại có 23 cửa xả đáy và 22 cửa xả bề mặt, năng lực xả lũ là rất lớn, ông Vương nhấn mạnh.

Công ty vận hành nói gì về tin đồn đập Tam Hiệp biến dạng, có nguy cơ bị vỡ?
Xung quanh đập Tam Hiệp có không ít những tin đồn cho rằng con đập gây tranh cãi này "biến dạng" hoặc có nguy cơ bị vỡ. Tuy nhiên, mới đây, công ty...
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h