Phụ nữ & Pháp luật - Tạp chí điện tử Người đưa tin pháp luật - Cơ quan Trung ương Hội Luật gia Việt Nam

H.G - Ngày 02/06/2022 14:35 PM (GMT+7)

Giấc mơ chinh phục bầu trời nhen nhóm trong cô gái trẻ từ khi còn trên giảng đường đại học. Trải qua chương trình đào tạo và vượt qua nhiều trở ngại vì dịch bệnh, Mạch Khanh (1996, TP HCM) đã trở thành cơ phó của một hãng hàng không, được nhiều người yêu thích trên mạng xã hội.

Mạch Thị Thùy Khanh (1996, TP HCM) hiện đang là cơ phó của một hãng hàng không ở Việt Nam. Cô nàng được yêu thích trên mạng xã hội vì vẻ ngoài tươi tắn, tự tin, Khanh cũng thường xuyên chia sẻ các thông tin về nghề phi công trên kênh Youtube cá nhân. 

Học kiến trúc nhưng nuôi giấc mơ theo đuổi nghề phi công 

Không giống như nhiều người chọn nghề phi công sau khi tốt nghiệp cấp 3, Mạch Khanh đã trải qua một vài năm đại học trước khi đến với giấc mơ chinh phục bầu trời. Khi đang là sinh viên năm 3 của ĐH Kiến Trúc TP HCM, cô cảm thấy không còn lửa đam mê với ngành đang học nhưng không muốn phụ lòng gia đình, Khanh tiếp tục lựa chọn phương án an toàn là hoàn thành chương trình học. 

Trong thời gian thực tập đại học, Khanh đăng ký học lớp ACCP8 - đây là lớp học thử ATP, khóa huấn luyện lý thuyết phi công cơ bản trước khi du học nước ngoài. Khóa học bao gồm 7 môn, nhằm mục đích trang bị những kiến thức, khái niệm và điều cần học sau này, để xem bản thân có thật sự phù hợp với nghề này hay không.

Tốt nghiệp xong, bước ngoặt lớn đã đến khi Khanh thi đỗ vào học viện đào tạo phi công, điều mà mẹ cô - một nhân viên công tác lâu năm trong ngành hàng không trước giờ chưa từng nghĩ tới. Nhưng sau niềm vui con đỗ vào trường yêu thích, mẹ Khanh lo lắng về khoản chi phí đào tạo lên tới 200.000 USD (khoảng 4,6 tỷ đồng), bên cạnh đó còn rất nhiều chi phí ngoài lề. May mắn thay, ông ngoại và cậu nhìn thấy sự yêu thích của Mạch Khanh với nghề phi công và những nỗ lực tìm tòi, học hỏi trong suốt thời gian dài nên đã quyết định hỗ trợ tài chính. 

Sau khi hoàn thành khóa học lý thuyết, cô nàng 9X lên đường sang Mỹ du học tại trường Aviator College với yêu cầu có trong tay 3 tấm bằng trước khi trở về nước: Phi công tư nhân, Bằng bay thiết bị và Phi công thương mại.

Phụ nữ amp; Pháp luật  - Tạp chí điện tử Người đưa tin pháp luật - Cơ quan Trung ương Hội Luật gia Việt Nam - 1

Phi công là ngành học có đặc thù hoàn toàn khác biệt so với những chương trình cô từng được đào tạo trong trường đại học. Ngoài những bài học về thể lực, kĩ thuật điều khiển còn là những bài học xử lý tình huống khi gặp sự cố, học ngôn ngữ giao tiếp hàng không...Trong thời gian theo học phi công, Khanh vừa phải học ở Việt Nam, ở Mỹ và Singapore. Do dịch bệnh Covid-19 nên thời gian học tập của cô bị kéo dài hơn dự kiến rất nhiều. Đến nay sau rất nhiều nỗ lực, cô đã trở thành cơ phó của một hãng hàng không ở Việt Nam.

Theo Khanh, 4 điều quan trọng nhất của một phi công là sức khỏe, ngoại ngữ, tài chính và tuổi tác. Sức khỏe đảm bảo đạt loại 1, kèm theo một số yêu cầu riêng biệt như lực bóp tay thuận, lực bóp tay không thuận, lực kéo toàn thân, các bài kiểm tra giữ thăng bằng...

Nếu trên 30 tuổi thì đó là cuộc chạy đua thời gian vì thời gian học phi công thường kéo dài khoảng 3-4 năm, các trường chỉ nhận học viên phi công dưới 35 tuổi. Đặc thù nghề nghiệp này cần thường xuyên huấn luyện sau mặc dù đã tốt nghiệp, chi phí cho mỗi giờ huấn luyện cũng sẽ trở thành gánh nặng với những ai không có tiềm lực về tài chính. 

Phụ nữ amp; Pháp luật  - Tạp chí điện tử Người đưa tin pháp luật - Cơ quan Trung ương Hội Luật gia Việt Nam - 2

Truyền cảm hứng về giấc mơ chinh phục bầu trời cho phái nữ 

Phi công sẽ được tính cả giờ làm việc khi bay và giờ làm việc dưới mặt đất, lịch bay thường được xếp trước. Tùy theo kinh nghiệm, số giờ bay thì phi công sẽ được sắp xếp các lộ trình bay phù hợp. Phi công cũng như hành khách, cần chuẩn bị vài tiếng trước khi bay chứ không phải đến giờ là bay liền. Có nhiều loại giấy tờ phải xác nhận, tổ bay họp với nhau, kiểm tra tình trạng tàu bay rồi mới cất cánh

Khanh chia sẻ, nhiều năm trước nghề phi công không phải là công việc mà bất kỳ ai cũng dễ dàng tiếp cận, đặc biệt các bạn trẻ luôn có rất nhiều câu hỏi và thậm chí là định kiến mà không thể hỏi ai. Chính vi vậy, Mạch Khanh thông qua các nền tảng mạng xã hội của bản thân để cung cấp thêm thông tin cần thiết, góc nhìn của người trong ngành đến với những người thật sự quan tâm. 

Video đầu tiên lên sóng chính là kỷ niệm về chuyến bay đơn đầu tiên của Mạch Khanh, lúc đó cô đơn giản chỉ muốn đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với bản thân. Sau khi trường tạm đóng vì nghỉ dịch, Khanh dùng thời gian rảnh để tiếp tục chia sẻ về nghề phi công. Từ đó, kênh Youtube "from Khanh" ra đời, hiện tại đã có hơn 60.000 người theo dõi. 

Phụ nữ amp; Pháp luật  - Tạp chí điện tử Người đưa tin pháp luật - Cơ quan Trung ương Hội Luật gia Việt Nam - 3

Hình ảnh một cô gái ngồi trước bảng điều khiển máy bay, thể hiện kỹ năng thuần thục chuyên nghiệp và những chia sẻ bên lề về công việc phi công đã thu hút rất nhiều bạn trẻ. Khanh không ngại trả lời các câu hỏi liên quan đến nghề nghiệp, nhờ đó cô góp phần truyền một ngọn lửa đam mê tới nhiều bạn trẻ khác có chung niềm đam mê. 

Giống như rất nhiều người làm sáng tạo nội dung khác trên các nền tảng mạng xã hội, Khanh cũng nhận nhiều ý kiến trái chiều nhưng đa phần là các bình luận động viên và thể hiện sự thích thú với những điều cô chia sẻ. Bởi đa phần các video đều liên quan đến kiến thức hàng không, chia sẻ về cuộc sống đời thường. Cách gợi mở vấn đề cuốn hút, giọng nói dễ thương thân tình khiến người xem cảm thấy gần gũi. 

Phụ nữ amp; Pháp luật  - Tạp chí điện tử Người đưa tin pháp luật - Cơ quan Trung ương Hội Luật gia Việt Nam - 4

Khi được hỏi về định kiến mọi người thường cho rằng phi công chỉ phù hợp với nam giới, Khanh lại cho rằng công việc này không phải lao động chân tay nhiều mà thiên về sử dụng đầu óc và khả năng khéo léo, điều khiển xử lí các tình huống nên giới tính nào cũng có thể làm tốt. Điểm trừ duy nhất cho việc trở thành nữ phi công là khi có em bé, lúc đó thực sự sẽ gặp khá nhiều khó khăn. 

Mạnh khỏe, vui vẻ và độc lập tài chính là ba điều mà Khanh luôn cố gắng hướng đến. Cô cũng cho rằng, đối với những bạn nữ chưa xác định được mục tiêu của bản thân, hãy chọn mục tiêu "thu nhập tốt" để tiếp tục phấn đấu cho đến khi tìm được điều thực sự mong muốn. 

Phụ nữ amp; Pháp luật  - Tạp chí điện tử Người đưa tin pháp luật - Cơ quan Trung ương Hội Luật gia Việt Nam - 5

Cô gái Việt kể chuyện 80 ngày độc hành ở Pakistan: Những trải nghiệm nhớ đời ở nơi xa lạ
Pakistan là đất nước có nhiều thách thức không hề đơn giản đón đợi những ai muốn ghé thăm nhưng điều đó vẫn không thể cản bước được Thanh Tâm (1996)...

Nhân vật

H.G
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h