Thông qua xét nghiệm sàng lọc, tại Nam Định vừa phát hiện ra ổ dịch tại huyện Hải Hậu với 10 ca đồng thời mắc COVID-19 vào chiều 31/8. Ngay trong tối và đêm qua, huyện Hải Hậu đã tổ chức phong toả 5 xóm có người mắc COVID-19, đồng thời khẩn cấp triển khai
Nhiều giáo viên dương tính SARS-CoV-2, hàng loạt trường học ở một tỉnh dừng tựu trường
Sáng nay, 1/9, hàng loạt trường học ở các địa bàn trong tỉnh Nam Định phải dừng tựu trường vì có giáo viên liên quan đến một giáo viên ở huyện Hải Hậu vừa được xác định mắc COVID-19 vào chiều 31/8.
Cùng sáng ngày 1/9, UBND huyện Hải Hậu đã chính thức xác nhận, tính đến 5 giờ sáng nay, trên địa bàn huyện này vừa xuất hiện 10 trường hợp đồng thời mắc COVID-19.
Theo đó, ngày 31/8, thông qua xét nghiệm sàng lọc trên địa bàn, huyện Hải Hậu phát hiện 23 trường hợp có kết quả test nhanh dương tính với SARS-CoV-2.
Đến chiều tối ngày 31/8, kết quả xét nghiệm RT-PRC của Trung tâm phòng chống bệnh tật (CDC) tỉnh Nam Định xác nhận trong 23 mẫu test nhanh dương tính trên có 10 mẫu dương tính với SARS-CoV-2 là các trường hợp giáo viên và người nhà giáo viên tổ dân phố số 2,3,4 thuộc thị trấn Yên Định và ở xóm 17 xã Hải Hưng.
Ngày trong đêm 31/8, lực lượng chức năng đã tién hành phong toả khu vực có người mắc COVID-19 - Ảnh: Hoàng Long.
Xác định đây là các ca mắc COVID-19 trong cộng đồng, có hồ sơ dịch tễ, lịch trình đi lại khá phức tạp, ngay trong đêm qua (31/8), Chủ tịch UBND huyện Hải Hậu, ông Đỗ Hải Điền đã chỉ đạo khẩn trương phong toả 5 xóm phố của 2 xã, thị trấn gồm 4 xóm có người mắc nói trên và 1 xóm có nguy cơ cao là xóm 15 của xã Hải Hưng, thực hiện “nội bất xuất, ngoại bất nhập” đối với 5 xóm phố này.
Lực lượng chức năng đã khẩn trương truy vết nguồn lây, tiến hành cách ly, lấy mẫu ngay đối với các trường hợp F1. Đồng thời thông báo với các địa phương liên quan đến lịch trình di chuyển, tiếp xúc của các ca dương tính này để phối hợp truy vết.
Cũng từ đêm qua, Chủ tịch UBND huyện Hải Hậu chỉ đạo dừng việc tập trung, tựu trường dự kiến diễn ra vào sáng 1/9, dừng toàn bộ các cuộc hội họp, tập trung không cần thiết, thực hiện dừng toàn bộ hoạt động của các quán ăn, nhà hàng trên địa bàn từ 9 giờ sáng nay, 1/9. Đề nghị các cơ sở tôn giáo không tổ chức các nghi lễ tôn giáo trong thời gian này.
Liên quan đến việc khi nghe thông tin có người mắc COVID-19, từ chiều qua đến sáng nay, rất đông người dân Hải Hậu đã đổ đến các cửa hàng thực phẩm, nhu yếu phẩm mua hàng tích trữ, UBND huyện Hải Hậu khuyến cáo người dân đây là hành động gây nguy cơ cao cho công tác phòng chống dịch.
Đại diện UBND huyện Hải Hậu khẳng định tỉnh Nam Định, huyện Hải Hậu đã có phương án, kịch bản đảm bảo an toàn lương thực và cuộc sống của người dân trong, kể cả trong trường hợp xấu nhất là phải giãn cách xã hội.
Nguồn tin của Tiền Phong tại Nam Định cho biết, tính đến 5 giờ sáng nay, 1/9, tại Hải Hậu đã truy vết, cách ly được 193 người là F1 của 10 ca dương tính trên. Toàn bộ đã được lấy mẫu và đang được CDC Nam Định xét nghiệm RT-PRC.
Cũng theo nguồn tin này, Chủ tịch UBND huyện Hải Hậu đã đề nghị Ban Chỉ huy Quân sự huyện Hải Hậu phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị điều kiện, sẵn sàng kích hoạt bệnh viện dã chiến trến địa bàn để tiếp nhận bệnh nhân.
Cưỡng chế cách ly người đàn ông không chịu xét nghiệm Covid-19
Tối 1/9, tin từ ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Tp. Cà Mau, tỉnh Cà Mau, cơ quan chức năng vừa cưỡng chế cách ly tập trung một trường hợp không chịu thực hiện xét nghiệm Covid-19.
Đó là ông T.T.A.Ch., SN 1972, ngụ phường 1, Tp. Cà Mau. Ông Ch. bị đưa đi cách ly y tế 14 ngày tại trường Cao đẳng nghề Việt - Hàn (từ ngày 1/9 đến hết ngày 14/9).
Thông tin ban đầu, vào khoảng 9h sáng cùng ngày, lực lượng y tế tiến hành lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 đến nhà ông T.T.A.Ch. yêu cầu ông này thực hiện lấy mẫu theo quy định. Tuy nhiên, ông Ch. không hợp tác, chống đối, dùng lời lẽ xúc phạm lực lượng y tế.
Sau thời gian vận động, thuyết phục không thành, ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 phường 1 đã áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly đối với ông Ch.
Hành vi của ông Ch. đã vi phạm quy định về không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá trình giám sát bệnh truyền nhiễm, được quy định tại khoản a, điểm 2, Điều 7, Nghị định 117 của Chính phủ.
(Theo Người Đưa Tin)
Giãn cách xã hội toàn thành phố Thanh Hoá từ 0h ngày 2/9
Theo đó, thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 7 ngày, kể từ 0 giờ 00 phút ngày 2/9/2021 trên phạm vi toàn thành phố Thanh Hóa theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn, tổ dân phố cách ly với thôn, tổ dân phố, xã, phường cách ly với xã, phường; phân xưởng, nhà máy sản xuất phải đảm bảo sản xuất an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo đúng quy định.
Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thực sự cần thiết, như: Mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy; cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh, dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa; thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Đỗ Minh Tuấn cũng chỉ đạo các đơn vị thần tốc, cương quyết, dồn mọi nguồn lực và bằng mọi biện pháp xử lý triệt để các “ổ dịch” tại Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực và các “điểm dịch” khác; tranh thủ từng phút, từng giờ xét nghiệm, truy vết, áp dụng các biện pháp phù hợp đối với tất cả các trường hợp có nguy cơ, tiếp xúc với người bệnh, người qua lại “ổ dịch”, “điểm dịch”; tiếp tục kêu gọi người dân đã qua lại các “ổ dịch”, “điểm dịch” khai báo y tế và liên hệ để được xét nghiệm. Tùy tình hình thực tế và diễn biến dịch bệnh, Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hóa được áp dụng một số biện pháp cao hơn nhằm ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn.
Các cơ quan, đơn vị nhà nước bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sử dụng công nghệ thông tin làm việc ở nhà; chỉ những trường hợp thực sự cần thiết như: trực lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19, trực chiến đấu, trực cơ quan, cung ứng hàng hóa dịch vụ thiết yếu, xử lý tài liệu mật, các nhiệm vụ cần thiết khác theo yêu cầu mới đến làm việc tại công sở; tăng cường tổ chức họp trực tuyến...
Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Thanh Hóa, tính từ 18 giờ ngày 31/8 đến 18 giờ ngày 1/9/2021, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 17 ca mắc COVID-19, trong đó có 2 ca bệnh trong cộng đồng tại TP Thanh Hóa, các ca bệnh còn lại ghi nhận trong khu vực phong tỏa và khu cách ly.
Như vậy, tính từ ngày 27/4/2021 đến nay, Thanh Hoá ghi nhận 325 ca bệnh dương tính cộng dồn; hiện tại có 203 bệnh nhân dương tính đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện Phổi Thanh Hóa; 122 người điều trị khỏi ra viện; 1 ca tử vong.
(Theo Tiền Phong)
Tài xế nhận đưa người từ Hà Nội về Thái Bình với giá 4,5 triệu đồng
Trước đó, vào 11h10’ ngày 31/8, công an, UBND phường Hoàng Liệt và Thanh tra giao thông (TTGT) vận tải quận Hoàng Mai kiểm tra hành chính ô tô biển kiểm soát 17A – 136.94 đỗ tại trước cửa số 50 Nguyễn Hữu Thọ phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai (Hà Nội).
Lúc này, trên xe 17A – 136.94 có Ngô Văn Chinh (SN 1986, ở xóm 9 xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư, Thái Bình) đang ngồi ở ghế lái, còn Phạm Thị Kim Vân (SN 2005 ở xóm 4 xã Nam Thanh, huyện Tiền Hải, Thái Bình), Trần Thị Thu Hoài (SN 2005 ở xóm 6, xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, Thái Bình) đứng cạnh xe ô tô của Chinh.
Tổ liên ngành TTGT, Công an quận Hoàng Mai tiến hành kiểm tra ô tô BKS 17A-136.94, phát hiện đường dây nhận đưa người từ Hà Nội về Thái Bình.
Kiểm tra tại chỗ, Chinh xuất trình được giấy đăng ký xe ô tô trên, giấy phép lái xe, giấy đi đường trong thời gian giãn cách xã hội, Vân và Hoài không xuất trình được giấy ra đường trong thời gian giãn cách.
Tuy nhiên, Tổ công tác phát hiện tờ giấy đi đường Chinh xuất trình là giấy đi đường giả. Khai thác nhanh tại chỗ, Chinh nhận đang đón Vân và Hoài để chở về TP Nam Định theo hợp đồng của một người không quen biết qua điện thoại với giá chở thuê là 4,5 triệu đồng.
Các lực lượng lập tức đưa Chinh, Vân và Hoài về trụ sở Công an quận Hoàng Mai. Tại cơ quan công an, Ngô Văn Chinh khai nhận bản thân làm nghề dịch vụ lái xe thuê.
Để được tham gia giao thông trong thời gian giãn cách xã hội, ngày 10/8, Chinh đã lên mạng và đặt mua được một tờ giấy đi đường của một người không quen biết với giá 2 triệu đồng.
Giấy đi đường của Chinh xuất trình là do Công ty TNHH Dịch vụ bảo vệ Quốc gia có địa chỉ số 112 Tân Ấp, Phúc Xá, Ba Đình (Hà Nội) cấp, có hiệu lực từ ngày 10/8/2021.
Làm việc với Vân và Hoài, cả hai khai nhận làm nhân viên bán hàng tại 26A Hàng Đường, Hàng Bông (Hà Nội). Ngày 30/8, qua mạng xã hội zalo, Hoài và Vân có đặt thuê xe về Thái Bình nhưng xe thuê chỉ đi được đến Nam Định.
Hoài và Vân vẫn đồng ý đặt dịch vụ này và sau đó, có người đưa xe đến đón Vân và Hoài tại Hàng Đường. Hoài và Vân đi xe này đến TP Phủ Lý, Hà Nam rồi đổi xe về đến Nam Định theo thỏa thuận.
Khi đến địa điểm thỏa thuận, Hoài và Vân xuống xe nhưng không vào được địa phận tỉnh Thái Bình nên lại thuê xe quay lại Hà Nội.
Ở Hà Nội, Vân và Hoài nhờ nhà anh họ trong ngõ 50 Nguyễn Hữu Thọ và tiếp tục liên hệ thuê xe về Nam Định để tìm cách về nhà ở Thái Bình. Vân và Hoài đã liên hệ được Chinh, được Chinh hẹn đón ở đầu ngõ 50 Nguyễn Hữu Thọ để đưa về Nam Định. Khi cả ba đang chuẩn bị lên xe thì bị Tổ công tác phát hiện, bắt giữ.
Hiện vụ việc đang được điều tra làm rõ.
(Theo Báo Giao Thông)
Hà Nội di dời người dân ra khỏi ổ dịch ở phường Thanh Xuân Trung
Chiều 1/9, đại diện quận uỷ Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết, khoảng 20h tối nay, quận Thanh Xuân sẽ di dời bớt các hộ dân trong khu vực nguy hiểm ra khỏi ổ dịch ở ngõ 328, 330 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung.
Theo đại diện quận uỷ Thanh Xuân, các hộ dân sẽ được di dời đến ở tại ký túc xá của Đại học FPT trên Hoà Lạc.
Quận Thanh Xuân đã ra quyết định thành lập 3 tổ công tác thực hiện các nhiệm vụ tổ chức đưa người dân đi cách ly và họp triển khai quán triệt phương án thực hiện. Đồng thời gửi thư ngỏ (thông báo, phiếu đăng ký, loa phát thanh, gửi zalo theo nhóm...) về việc thực hiện đưa người dân đi giãn cách đăng trên nhóm zalo và gửi trực tiếp cho người dân trong khu vực cách ly, phong tỏa.
Lực lượng chức năng đưa người dân ở ngõ 328, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung (Thanh Xuân, Hà Nội) đi cách ly tập trung.
Ngoài ra, Thường trực Quận ủy Thanh Xuân cũng đã ban hành thông báo kết luận số 196 triển khai ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn quận này, trong đó yêu cầu phải khẩn trương kiểm soát, dập dịch COVID-19 tại khu cách ly tạm thời khu vực ở ngõ 328, 330 Nguyễn Trãi.
Thường trực Quận ủy Thanh Xuân cho biết, sau khi nhận được ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Quận ủy Thanh Xuân đã tổ chức họp triển khai ngay các giải pháp cấp bách phòng chống dịch trên địa bàn và tại khu vực phong tỏa để xử lý triệt để ổ dịch, không để phát sinh lây nhiễm, đảm bảo sức khỏe, an toàn tính mạng cho người dân.
Theo thông báo của Thường trực Quận ủy Thanh Xuân, tính đến ngày 1/9, ổ dịch ở khu dân cư ngõ 328 và 330 Nguyễn Trãi 373 trường hợp F0 (trong đó 2 ca ngoài cộng đồng, 74 ca tại khu cách ly tập trung, 297 ca tại khu vực đã khoanh vùng cách ly). Tại khu vực dân cư ngõ 328 và 330 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung 690 hộ và 1.304 nhân khẩu.
Đặc biệt, do khu vực trên có đặc thù là khu vực dân cư lâu năm, chung cư cũ ẩm thấp, môi trường không đảm bảo, diện tích chật hẹp, mật độ dân số đông, có khu vực còn sử dụng nhà vệ sinh chung. Bên cạnh đó, biến chủng Delta có tốc độ và tỉ lệ lây lan mạnh dẫn đến diễn biến dịch bệnh tại ổ dịch phường Thanh Xuân Trung rất nhanh và phức tạp.
Trong thời gian tới, quận này sẽ tiếp tục thực hiện công tác xét nghiệm diện rộng để phát hiện và bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, nhất là tại các khu vực có nguy cơ cao. Xây dựng phương án thành lập các trạm y tế lưu động tại các phường để hỗ trợ y tế, điều trị F0 theo chỉ đạo của Thủ tướng. Huy động mọi nguồn lực để đảm bảo cho công tác phòng, chống dịch bệnh; thực hiện phương châm "4 tại chỗ"; chuẩn bị tốt các điều kiện, sẵn sàng đối phó trong mọi tình huống.
Với địa bàn toàn quận Thanh Xuân, thực hiện nghiêm công tác giãn cách xã hội, đảm bảo thực chất; kiểm soát chặt chẽ hoạt động đi lại, tiếp xúc của người dân nhằm nâng cao hiệu quả của biện pháp giãn cách xã hội; tăng cường hoạt động của các chốt trực, duy trì kiểm soát theo mô hình "3 lớp +", mô hình tổ dân phố tự quản bảo vệ "vùng xanh".
Chiều cùng ngày, ông Lê Hồng Thắng, Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân cho biết, từ 20h tối nay đến hết ngày 3/9, quận sẽ di dời hơn 1.000 người dân (không phải F1) ra khỏi "ổ dịch" phường Thanh Xuân Trung, đến khu Ký túc xá Đại học FPT (Khu công nghệ cao Hoà Lạc - Thạch Thất). Việc di dời bớt người dân nhằm tránh lây nhiễm, bảo vệ các "vùng xanh" xung quanh.
Ông Thắng cho hay, "điểm nóng" Thanh Xuân Trung tập trung tại 2 ngõ 328 và 330 Nguyễn Trãi, với tổng 700 hộ dân và hơn 2.000 nhân khẩu. Người dân phân bố tại 6 toà nhà chung cư cũ xây dựng từ những năm 60-70, có những toà nhà không có nhà vệ sinh riêng, điều kiện sinh sống chật chội, ẩm thấp và khả năng lây lan dịch cao.
Theo ông Thắng, dù quận đã triển khai mọi biện pháp nhưng số lượng F0 vẫn gia tăng, người dân có tâm lý lo lắng và mong muốn được đến nơi an toàn. Sau khi Thủ tướng chỉ đạo, quận đã ban hành kế hoạch giãn dân khỏi ổ dịch phường Thanh Xuân Trung.
Theo đó, trong đêm nay và ngày mai, quận sẽ thông báo và vận động người dân tình nguyện đăng ký đến khu giãn dân. Với những người còn lại, nếu không tình nguyện, ngày 3/9 quận sẽ áp dụng biến pháp cưỡng chế theo quy định.
Trước đó, tại buổi kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn phường Thanh Xuân Trung vào chiều 31/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu chính quyền sở tại phải làm ngay 2 việc.
Một là di dời bớt người dân ra khỏi khu vực hiện có mật độ dân số quá đông để tránh lây nhiễm, bảo vệ các vùng xanh xung quanh. Hai là thiết lập ngay trạm y tế lưu động tại phường, điều trị phân loại ngay các ca F0 theo tinh thần "mỗi xã phường là một pháo đài" như Thủ tướng đã có công điện chỉ đạo.
Sáng 1/9, theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, tính từ ngày 23/8 đến nay, chùm ca bệnh liên quan điểm nóng Thanh Xuân Trung đã ghi nhận 379 ca dương tính SARS-CoV-2.
(Theo Dân Việt)
Nghệ An yêu cầu người dân "ai ở đâu, ở yên đó" trong dịp lễ 2/9
Thực hiện Công điện số 1108/CĐ-TTg ngày 31/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện phòng, chống dịch Covid-19 trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, ngày 1/9, ông Nguyễn Đức Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An ký công văn triển khai công điện.
UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1108/CĐ-TTg ngày 31/8/2021.
Yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã tiếp tục quán triệt đến các cấp chính quyền, nhất là cấp cơ sở (phường, xã, khối, xóm...) về tinh thần chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm các nội dung đã được quy định tại Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 6/8/2021 của Chính phủ, Công điện số 1099/CĐ-TTg ngày 22/8/2021, Công điện số 1102/CĐ-TTg ngày 23/8/2021 và Công điện số 1108/CĐ-TTg ngày 31/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Trong đó, tăng cường thực hiện nghiêm, triệt để, dứt khoát việc giãn cách xã hội theo tinh thần “ai ở đâu ở đó”, tuyệt đối không để xảy ra các trường hợp tập trung đông người, không để tình trạng người dân di chuyển, ra đường gia tăng trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9; xử lý nghiêm theo pháp luật các trường hợp vi phạm quy định về phòng, chống dịch bệnh.
Các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định. Tổ chức tốt công tác đảm bảo an sinh xã hội, an ninh, an toàn, trật tự xã hội để người dân tự giác, yên tâm tham gia hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh.
Tuyệt đối không để đứt gãy chuỗi cung ứng an sinh, bảo đảm tiếp cận y tế từ sớm, từ xa, từ cơ sở trong thời gian nghỉ lễ.
Tính từ đầu mùa dịch đến nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã ghi nhận 1.511 bệnh nhân mắc Covid-19 ở 21 địa phương: Tp.Vinh 503 ca, Yên Thành 179 ca, Quỳnh Lưu 146 ca, Diễn Châu 127 ca, Nam Đàn 70 ca, Kỳ Sơn 62 ca, Cửa Lò 67 ca, Nghi Lộc 61 ca, Hưng Nguyên 55 ca, Quế Phong 40 ca, Đô Lương 37 ca, Tương Dương 29 ca, Tân Kỳ 24 ca, Tx.Hoàng Mai 22 ca, Nghĩa Đàn 22 ca, Con Cuông 16 ca, Thanh Chương 16 ca, Quỳ Hợp 14 ca, Anh Sơn 14 ca, Thái Hòa 6 ca, Quỳ Châu 1 ca.
Lũy tích số bệnh nhân điều trị đã khỏi bệnh, ra viện, chuyển tuyến trên 446 bệnh nhân. Lũy tích số bệnh nhân tử vong 3. Số bệnh nhân hiện đang điều trị 1.062 bệnh nhân.
(Theo Người Đưa Tin)
Hà Nội có thể phải giãn cách xã hội thêm 7 ngày
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong sáng 1/9, Phó Giám đốc CDC Hà Nội Khổng Minh Tuấn cho biết, diễn biến tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố vẫn phức tạp, vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây lan, đặc biệt là việc hình thành các chùm ca bệnh, các 'ổ dịch' trên địa bàn.
Theo ông Tuấn, hiện nay, khu vực 'ổ dịch' trên địa bàn phường Thanh Xuân Trung mới trải qua gần 10 ngày, và ít nhất phải sau 14 ngày mới có thể ổn định được tình hình.
"Chúng tôi cũng đã có kiến nghị giảm bớt lượng người trong khu vực phong toả. Việc này sẽ do chính quyền địa phương thực hiện. Ví dụ như có 2 hộ dùng chung một nhà vệ sinh thì di dời đi một hộ, đó là cách để giảm, hạn chế tiếp xúc và lây nhiễm", ông Tuấn tư vấn, nhưng cũng cho rằng, việc bố trí, sắp xếp khu vực di dời cho người dân cũng cần tính toán, chuẩn bị kỹ lưỡng.
Theo ông Tuấn, hiện nay, một số khu vực 'ổ dịch' trên địa bàn thành phố đã giảm mức độ nguy hiểm như khu Văn Chương, Văn Miếu (quận Đống Đa). Tuy nhiên, một số khu vực như chùm ca bệnh ở Lê Trọng Tấn (Khương Mai, Thanh Xuân) lại tiềm ẩn yếu tố phức tạp.
"Thậm chí chủ cửa hàng khi có biểu hiện bệnh thì không đi thăm khám, mà vẫn bán hàng cho khách, như vậy có nguy cơ rất cao lây nhiễm cho nhiều người", ông Tuấn nói.
Phó Giám đốc CDC Hà Nội cũng thêm một lần nhấn mạnh, quan trọng nhất lúc này là ý thức của người dân. Khi có biểu hiện, hoặc thậm chí không có biểu hiện triệu chứng bệnh, nhưng cảm thấy có yếu tố liên quan đến COVID-19, cần thông báo để được xét nghiệm miễn phí.
"Cũng có người nói, sợ đi xét nghiệm chẳng may lây nhiễm COVID-19. Tuy nhiên, dù có trường hợp đó xảy ra, thì cũng đảm bảo an toàn được cho gia đình, người thân, cộng đồng. Mỗi người cần cân nhắc lợi, hại của việc khai báo y tế, xét nghiệm để phát hiện nguy cơ mắc COVID-19", ông Tuấn nêu.
Ông Tuấn cho rằng, hiện nay, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố vẫn khá căng thẳng, tiềm ẩn nguy cơ lớn. Nếu không bóc tách triệt để được các F0 ở cộng đồng thì rất nguy hiểm. Việc thực hiện giãn cách xã hội, cách ly giữa người với người phải được thực hiện nghiêm túc.
"Thành phố có lẽ phải duy trì giãn cách xã hội thêm ít nhất là 7 ngày, hoặc cũng có thể dài hơn để đảm bảo phòng chống dịch bệnh. Bây giờ nếu không giãn cách nữa thì không thể phòng, chống dịch bệnh. Tất nhiên, việc này Thành uỷ và UBND thành phố sẽ quyết định, xem xét dựa trên cả yếu tố phát triển kinh tế xã hội của thành phố", ông Tuấn nói.
(Theo Tiền Phong)
Huyện có 31 ca mắc COVID-19 dùng flycam giám sát người dân thực hiện giãn cách xã hội
Ngày 1-9, một lãnh đạo UBND huyện Mê Linh (Hà Nội) cho biết trên địa bàn có 2 ổ dịch tại thôn Lâm Hộ (xã Thanh Lâm) và thôn Phù Trì (xã Kim Hoa). Hai khu vực này đã được chính quyền địa phương phong tỏa, cách ly y tế để phòng, chống nguy cơ lây lan của dịch COVID-19.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, vừa qua, lãnh đạo Thành ủy Hà Nội đã về kiểm tra trực tiếp công tác phòng, chống dịch COVID-19 của địa phương, đồng thời đề nghị huyện Mê Linh nghiên cứu, có giải pháp kiểm soát dịch đổi mới, sáng tạo. Trong đó, xem xét việc sử dụng flycam (máy quay không người lái) để giám sát việc thực hiện giãn cách xã hội của người dân.
Theo đó, ngoài việc tuần tra, giám sát thực tế, lực lượng chức năng sẽ sử dụng flycam để bao quát tất cả ngõ ngách, ngõ xóm, nơi xe cộ khó thể đi vào được. Việc sử dụng flycam được thực hiện theo hình thức xã hội hóa.
Lãnh đạo UBND huyện Mê Linh cho biết các làm này rất hiệu quả và tiết kiệm nguồn nhân lực. Từ hình ảnh ghi nhận được, lực lượng chức năng sẽ tiến hành xác minh và xử lý các trường hợp vi phạm.
Hiện trên địa bàn huyện Mê Linh đã có 31 ca mắc COVID-19. Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27-4-2021) là 3.298 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.547 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 1.751ca.
(Theo Người Lao Động)
Một công nhân mắc COVID-19, Quảng Ngãi phong tỏa công ty có 2.400 công nhân
Sáng 1/9 trao đổi với PV, ông Nguyễn Mạnh Cường, Chủ tịch UBND huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi xác nhận, địa phương vừa ra quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa có thời hạn đối với Công ty TNHH Properwell Việt Nam, đóng ở Khu công nghiệp VSIP Quảng Ngãi, sau khi ghi nhận một công nhân dương tính với SARS-CoV-2.
Theo ông Cường, mục đích của việc phong tỏa công ty này nhằm cách ly, khoanh vùng toàn bộ vùng có dịch, dập dịch triệt để, không để dịch lây lan trong cộng đồng và các vùng khác. Thời gian áp dụng phong tỏa tối thiểu là 14 ngày, kể từ 17 giờ 30 phút ngày 31/8 đến 17 giờ 30 phút ngày 14/9.
"Căn cứ vào tình hình số ca bệnh tại doanh nghiệp này có phát sinh hay không, chính quyền địa phương sẽ tăng hoặc rút ngắn thời gian phong tỏa. Trước mắt, tất cả cán bộ, nhân viên, công nhân và người lao động đang làm việc tại công ty trên không được ra khỏi khu vực phong tỏa, trừ trường hợp cấp cứu, thiên tai, hỏa hoạn, thi hành công vụ, hoặc theo yêu cầu phòng, chống dịch", ông Cường cho biết thêm.
Công ty TNHH Properwell Việt Nam (Khu công nghiệp VSIP, xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh) có quy mô 6 ha, với 2.400 công nhân đang lao động, sản xuất. Đây là công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài, chuyên sản xuất giày nữ xuất khẩu.
Ngành y tế Quảng Ngãi đang tiến hành truy vết, lấy mẫu xét nghiệm cho 2.400 công nhân của Công ty TNHH Properwell Việt Nam.
Trước đó, chiều 31/8, Sở Y tế Quảng Ngãi thông tin một công nhân đang làm việc tại công ty này dương tính với SARS-CoV-2.
Theo đó, công nhân này quê ở tổ dân phố Vạn Mỹ, thị trấn Sông Vệ, huyện Tư Nghĩa, là F1, ở cùng nhà trọ tại tổ dân phố Quyết Thắng, phường Trương Quang Trọng (TP Quảng Ngãi) với BN460924 (nhân viên Công ty Hoya Lens Việt Nam, chi nhánh Quảng Ngãi, được ghi nhận mắc COVID-19 vào ngày 30/8).
Qua điều tra dịch tễ, ngày 29/8, công nhân này được lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc COVID-19 tại trụ sở Công ty TNHH Properwell Việt Nam và nhận kết quả âm tính. Ngày 31/8, bệnh nhân có biểu hiện sốt nên tự chạy xe máy đến Trung tâm Y tế huyện Sơn Tịnh để xét nghiệm. Kết quả test nhanh và Realtime-PCR đều khẳng định công nhân này dương tính với SARS-CoV-2.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh ở khu công nghiệp VSIP, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh đã yêu cầu các huyện, thành phố, thị xã rà soát, chuẩn bị phương án sẵn sàng kích hoạt tất cả khu cách ly tập trung cho F1 đang cư trú tại địa phương.
Trường hợp số lượng F1 vượt quá sức chứa của khu cách lý tập trung, các địa phương kịp thời tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh để quyết định điều phối việc cách ly tập trung tại các địa phương khác. Thời gian hoàn thành chậm nhất là 13 giờ 30 phút, ngày 1/9.
Cũng trong sáng 1/9, Sở Y tế Quảng Ngãi cho biết vừa ghi nhận thêm 10 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca bệnh tính từ ngày 26/6 đến nay lên 671 ca. Trong đó, 100 ca liên quan đến ổ dịch Công ty Hoya Lens Việt Nam.
(Theo Tiền Phong)
Người bán hải sản mắc COVID-19, Bắc Ninh phong tỏa xã 30 nghìn dân cạnh KCN
Đêm qua (31/8), UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành quyết định thiết lập vùng cách ly y tế toàn bộ xã Đại Đồng, huyện Tiên Du.
Ảnh minh họa.
Cụ thể: Thiết lập vùng cách ly y tế đối với toàn bộ xã Đại Đồng, huyện Tiên Du. Đây là xã cạnh KCN VShip gồm 4 thôn, tổng số 4.082 hộ với 30.410 nhân khẩu nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
Thời gian áp dụng: 14 ngày, kể từ 21h00 ngày 31/8, tùy theo diễn biến tình hình dịch có thể điều chỉnh thời gian cho phù hợp.
Giao UBND huyện Tiên Du chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thiết lập ngay các chốt kiểm soát và thực hiện kiểm soát 24/24h toàn bộ xã Đại Đồng và thực hiện cách ly y tế theo đúng các quy định hiện hành.
Sở Y tế, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm phối hợp với UBND huyện Tiên Du tổ chức triển khai thực hiện việc thiết lập vùng cách ly bảo đảm đúng quy định pháp luật và công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Trước đó, khoảng 14h00 ngày 31/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh thông báo kết quả xét nghiệm tại khu cách ly của Trung tâm Y tế thị xã Từ Sơn có 1 trường hợp dương tính với COVID-19.
Trường hợp này thường trú tại khu phố Dương Lôi, phường Tân Hồng, thị xã Từ Sơn, làm nghề bán hàng hải sản tại chợ thôn Đại Thượng, xã Đại Đồng, huyện Tiên Du và thường xuyên lấy hàng tại chợ cá đêm phường Đồng Nguyên, thị xã Từ Sơn.
Ngay sau khi xuất hiện ca bệnh, huyện Tiên Du và thị xã Từ Sơn phối hợp với các ngành chức năng khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.
Đến 18h ngày 31/8 tại huyện Tiên Du đã truy vết được 42 F1; tiến hành khử khuẩn toàn bộ 2 thôn Đại Thượng, Đại Vi, xã Đại Đồng. Trong đêm 31/8 tiến hành xét nghiệm diện rộng cho khoảng 30 nghìn người sinh sống trên địa bàn.
Tại thị xã Từ Sơn, nơi ca bệnh sinh sống, đến 18h ngày 31/8, đã truy vết được 21 trường hợp F1; 125 trường hợp F2; tiến hành phong tỏa toàn bộ khu phố Dương Lôi, lập 13 chốt cứng, 1 chốt mềm để kiểm soát dịch.
(Theo Báo Giao Thông)
Ca nghi mắc COVID-19 có kết quả âm tính, Cao Bằng vẫn là tỉnh "xanh" duy nhất trên cả nước
Theo thông báo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Cao Bằng, trường hợp anh Lý Văn Hôn (sinh năm 1995), trú tại xóm Cổ Phương, xã Đức Hồng, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng là người nhà chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh đã có kết quả xét nghiệm bằng phương pháp Realtime-PCR khẳng định âm tính với SARS-CoV-2.
Trước đó, hồi 12h00 ngày 31/8, kíp trực Phòng khám cấp cứu tại BVĐK tỉnh đã tiếp nhận bệnh nhân Lý Văn Tùng (sinh năm 1963) và anh Lý Văn Hôn (con bệnh nhân Tùng) do BVĐK huyện Trùng Khánh chuyển đến bằng xe cứu thương.
Sau khi mẫu xét nghiệm test nhanh kháng nguyên COVID-19 đối với anh Lý Văn Hôn (2 lần) đều cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng xiết chặt công tác phòng, chống dịch COVID-19 -Ảnh: TL
Khai thác thông tin dịch tễ, anh Hôn cho biết, bản thân làm công nhân tại Khu công nghiệp Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh đã về Cao Bằng từ ngày 1/8/2021, sau đó được cách ly tại nhà đã khai báo tế cơ sở và được lấy mẫu xét nghiệm bằng phương pháp Realtime-PCR cả 2 lần đều âm tính.
Ngày 30/8, anh Hôn đi xe từ nhà đến BVĐK huyện Trùng Khánh chăm sóc bố và theo xe cứu thương ra BVĐK tỉnh. Ngay sau khi có kết quả test nhanh COVID-19 dương tính, BVĐK tỉnh đã chuyển người bệnh và người chăm sóc vào Khu cách ly y tế của bệnh viện và tiến hành lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp Realtime-PCR.
Đến 18h ngày 31/8, thông báo của CDC tỉnh mẫu xét nghiệm của anh Hôn cho kết quả xét nghiệm âm tính.
Đối với bà Hoàng Kim L. (SN 1963) và con trai Đỗ Trung A. (SN 2002, đều trú trú tại phường Hợp Giang, thành phố Cao Bằng), khi đi khám bệnh tại BVĐK tỉnh có tiếp xúc gần với anh Lý Văn Hôn tại Khoa khám bệnh cũng đa được test nhanh, có kết quả âm tính.
Sau khi nhận kết quả từ CDC tỉnh khẳng định anh Hôn âm tính với SARS-CoV-2, một số cơ sở y tế tại địa phương đã dỡ bỏ phong tỏa, mọi hoạt động khám, điều trị bệnh nhân tại BVĐK huyện Trùng Khánh diễn ra bình thường.
(Theo Tiền Phong)
Thanh Hóa: Không xác minh, cách ly công dân đúng quy định, chủ tịch xã bị đình chỉ công tác
Theo thông tin từ UBND huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, ngày 30/8, Chủ tịch UBND đã ký quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Lê Ngọc Long, Chủ tịch UBND Xuân Hồng để kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm trong chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống dịch COVID -19 trên địa bàn.
Thời gian tạm đình chỉ công tác 15 ngày, kể từ ngày 30/8 đến hết ngày 13/9. Trong thời gian tạm đình chỉ công tác ông Lê Ngọc Long, giao ông Trịnh Vinh Hợp, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Hồng chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành hoạt động của UBND xã Xuân Hồng.
Trước đó, theo báo cáo về xử lý kỷ luật của Ban Thường vụ Huyện Thọ Xuân, lúc 10h45 ngày 27/8, công dân T. V. B. (SN 1987), trú tại thôn Bất Căng 2, xã Xuân Hồng, huyện Thọ Xuân đến Trạm y tế xã Xuân Hồng để khai báo y tế. Theo khai báo, công dân này có đến xã Tế Tân, huyện Nông Cống và trở về địa phương ngày 24/8.
Huyện Thọ Xuân quyết định đưa công dân đi cách ly tập trung ngay trong đêm.
Sau khi tiếp nhận thông tin khai báo của công dân, Trạm Y tế xã Xuân Hồng không xác minh cụ thể địa bàn khuyến cáo phòng dịch mà tham mưu đề xuất UBND xã Xuân Hồng áp dụng hình thức theo dõi y tế tại nhà. Chủ tịch UBND xã Xuân Hồng không chỉ đạo kiểm tra, xác minh kỹ thông tin công dân khai báo, nhất là địa điểm trở về mà ban hành thông báo biện pháp theo dõi y tế 7 ngày đối với công dân T. V. B.
17h ngày 28/8, sau khi nghi ngờ thông tin khai báo của công dân T. V. B. không chính xác, công chức văn phòng UBND xã Xuân Hồng đã kiểm tra lại thông tin khai báo của công dân này thì xác định T. V. B. về từ xã Tế Nông, huyện Nông Cống (huyện Nông Cống xuất hiện ổ dịch COVID-19 trong cộng đồng, tính từ ngày 24/8 đến nay tại huyện này là 62 ca.)
Đến 17h ngày 28/8, UBND xã Xuân Hồng mới báo cáo Ban chỉ đạo huyện Thọ Xuân, 20h cùng ngày, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 huyện đã quyết định đưa công dân T. V. B. đi cách ly tập trung theo quy định.
TP. Thanh Hoá phát thông báo khẩn tìm người đến quán bánh rán
Sáng ngày 1/9, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP. Thanh Hóa thông báo khẩn về việc khẩn trương thực hiện khai báo y tế liên quan đến bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2.
Theo thông báo, những công dân đã đến ki ốt tại ngã tư đường Lê Phụng Hiểu giao nhau với đường Đào Duy Từ thuộc địa bàn phường Ba Đình (nơi bệnh nhân bán bánh rán, bên cạnh là hàng vó bò) kể từ ngày 10/8 đến nay, khẩn trương đến các cơ sở y tế gần nhất để khai báo y tế và được hướng dẫn về công tác phòng chống dịch bệnh, hoặc liên hệ trực tiếp số điện thoại đường dây nóng của Trung tâm y tế TP. Thanh Hóa 0889247247 để được hỗ trợ kịp thời.
TP. Thanh Hóa lập nhiều chốt phong tỏa tại 2 phường Ngọc Trạo và Ba Đình.
Ngay sau khi phát hiện ca dương tính, trong đêm 31/8, lực lượng chức năng đã tiến hành phong tỏa và lập chốt các tuyến đường thuộc địa bàn phường Ngọc Trạo và phường Ba Đình.
Cụ thể, phong tỏa và lập chốt các tuyến đường thuộc địa bàn phường Ngọc Trạo gồm: Chốt 1, Đường Nguyễn Huy Tự và Tân An; chốt 2, Ngã ba Tân An và Ngô Thị Nhậm; chốt 3, số nhà 70 Thôi Hữu; chốt 4, Ngã tư giao nhau giữa Tân An và Nguyễn Văn Trỗi; chốt 5, Ngã tư Thôi Hữu và Trịnh Khả; chốt 6, số nhà 94 Thôi Hữu – Tân An.
Phong tỏa và thành lập 4 chốt thuộc địa bàn phường Ba Đình gồm các nút giao: Lê Hoàn – Lê Phụng Hiểu; Đào Duy Từ - Lê Đình Chinh; Đào Duy Từ - Hàn Thuyên; Lê Phụng Hiểu – Nguyễn Văn Huyên. Lấy mẫu xét nghiệm tầm soát cho người dân thuộc các khu vực nêu trên.
Để kiểm soát dịch không lan rộng, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP. Thanh Hóa yêu cầu tất cả Nhân dân trên tuyến đường đã phong tỏa "ai ở đâu ở đó", không di chuyển, không đi ra khỏi nhà, không hoang mang, lo lắng. Nếu có nhu cầu mua bán các đồ dùng thiết yếu liên lạc với các điểm chốt để được trợ giúp.
Tại huyện Nga Sơn, trong 2 ngày 30 và 31/8, đã ghi nhận 11 ca mắc COVID-19 ngoài cộng đồng đều liên quan tới một đám tang tại tiểu khu Long Khang, thị trấn Nga Sơn. Trước đó, huyện áp dụng áp dụng Chỉ thị 15 sau khi phát hiện 3 ca mắc liên quan tới chùm ca bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn, tối muộn ngày 31/8, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội toàn huyện Nga Sơn trong 15 ngày theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, bắt đầu từ 0 giờ ngày 1/9.
(Theo Gia đình và Xã hội)