COVID-19 16/8: Lịch trình của hai tài xế dương tính SARS-CoV-2, đi qua nhiều tỉnh thành

K.T - Ngày 16/08/2021 12:10 PM (GMT+7)

Trong quá trình di chuyển ra ngoài Bắc, các tài xế xe tải đã đi qua trạm thu phí và tiếp xúc với cán bộ trạm, sau đó đi trả hàng tại Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội...

Lịch trình của hai tài xế dương tính SARS-CoV-2, đi qua nhiều tỉnh thành

Trên địa bàn tỉnh Thái Bình vừa ghi nhận 2 trường hợp mắc COVID-19 đều trú tại xã Quang Lịch (huyện Kiến Xương). Đây là những tài xế lái xe tải chở hàng thiết yếu từ khu vực miền Nam về và đều được cách ly tập trung. Sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, cả 2 bệnh nhân đã được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình cách ly, điều trị.

Qua điều tra dịch tễ của cơ quan chức năng, lịch trình di chuyển của 2 bệnh nhân này cụ thể như sau: Ngày 12/8, các tài xế lấy hàng thanh long từ tỉnh Long An, tỉnh Bình Thuận, sau đó qua tỉnh Khánh Hòa lấy sầu riêng rồi di chuyển ra ngoài Bắc.

Đến khoảng 7h sáng 13/8, 2 tài xế chạy xe về đến Trạm thu phí Liêm Tuyền (Hà Nam), tại đây được xét nghiệm test nhanh cho kết quả âm tính. Tiếp đó, bệnh nhân cho xe di chuyển trả hàng thanh long tại chợ Mía (Bắc Giang) và tại thị trấn Chờ, huyện Yên Phong (Bắc Ninh).

Trước khi có kết quả dương tính, 2 tài xế người Thái Bình có đi qua nhiều tỉnh, thành.

Trước khi có kết quả dương tính, 2 tài xế người Thái Bình có đi qua nhiều tỉnh, thành.

Đến chiều cùng ngày, tài xế trả hàng một số nhà tại chợ Thường Tín, ngã ba Cầu Diễn (Hà Nội) trả hàng tại một số nhà và sau đó di chuyển về Thái Bình Trong. Quá trình di chuyển, 2 bệnh nhân có tiếp xúc với cán bộ trạm thu phí Ninh Bình, cán bộ tại chốt kiểm soát cầu Thái Hà, tại chốt Thái Hà 2 lái xe đã khai báo đi Phủ Lý - Hà Nam về Kiến Xương - Thái Bình.

Vào khoảng 4h30 sáng 14/8, tài xế xe tải về đến bãi xe xã Đông Hòa – thành phố, không tiếp xúc với ai và chủ động lấy xe máy về Trạm Y tế Quang Lịch khai báo y tế, tiếp đó được chuyển đến cách ly tập trung tại huyện Kiến Xương.

Sau khi có thông tin về ca dương tính với SARS-CoV-2 trên địa bàn, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh phối hợp cùng Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch huyện Kiến Xương triển khai các biện pháp ứng phó, điều tra truy vết các trường hợp F1, F2 liên quan...

Qua truy vết, tại huyện Kiến Xương cơ quan chức năng xác định có 3 trường hợp F1 (là vợ, 2 con của 1 bệnh nhân cách đây 10 ngày bệnh nhân có về nhà và tiếp xúc), 6 F1 khác là cán bộ tại khu cách ly tập trung huyện Kiến Xương, cán bộ Trạm y tế xã, cùng 18 F2 tại xã Quang Lịch và khu cách ly tập trung.

(Theo Gia đình và Xã hội)

Đòi qua chốt để giao hàng không được đáp ứng, người đàn ông ở Hà Nội đấm vào mặt trưởng chốt kiểm soát dịch

Công an TP Hà Nội cho biết, từ 11h ngày 15/8 đến 11h ngày 16/8, lực lượng chức năng xử phạt 658 trường hợp vi phạm phòng chống dịch với số tiền 873.250.000 đồng.

Trong đó, 16 người bị xử phạt về hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng với số tiền 26 triệu đồng; 642 người bị xử phạt hơn 847 triệu đồng với các hành vi vi phạm khác liên quan phòng, chống dịch COVID-19 (không thực hiện biện pháp cách ly, tập trung đông người nơi công cộng, ra khỏi nhà khi không cần thiết, đeo khẩu trang không đúng quy cách...).

Đáng chú ý, khoảng 9h ngày 15/8, tại chốt kiểm soát thôn Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, Chương Mỹ, ông V.V.T. (SN 1979, trú tại Phú Nghĩa) điều khiển xe mô tô chở hàng mây tre đan đi qua chốt kiểm soát dịch bệnh.

Mặc dù tổ công tác yêu cầu kiểm tra giấy tờ nhưng ông T. không chấp hành mà đòi đi qua chốt đến điểm giao hàng (cách 100m) sau đó quay về sẽ xuất trình giấy tờ.

Sau khi không được chấp thuận, ông T. đã dùng tay đấm vào mặt ông Nguyễn Xuân Thi (trưởng chốt trực).

Công an xã Phú Nghĩa đã khống chế ông T. đưa về trụ sở làm việc và lập hồ sơ, bàn giao cho Công an huyện Chương Mỹ tiếp tục xác minh, xử lý.

Cùng thời điểm, khoảng 2h20 ngày 15/8, tại chốt kiểm soát dịch bệnh COVID-19 số 5, trong khi đang làm nhiệm vụ tại cầu Phù Đổng thuộc địa phận xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, lực lượng chức năng đã phát hiện xe ô tô tải BKS 99C-080.32 do N.V.M (SN 1995, trú tại thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) điều khiển hướng Bắc Ninh - Hà Nội, chở theo N.H.H (SN 1998), có dấu hiệu nghi vấn.

Qua kiểm tra, M. xuất trình được giấy đi đường, giấy xét nghiệm âm tính với COVID-19, giấy đăng ký, giấy chứng nhận kiểm định của phương tiện. Kiểm tra hàng hóa trên xe, tổ công tác phát hiện 57 bình kim loại có chiều dài từ 60 đến 80cm, đường kính 18cm; lái xe khai nhận số bình trên có chứa khí N2O (khí cười); trong đó, 38 bình chứa khí, 19 bình không chứa khí.

Tổ công tác bàn giao người, phương tiện và tang vật trên về Công an xã Cổ Bi để tiếp tục xác minh, làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật.

Trước đó, khoảng 17h30 ngày 14/8, tại chốt kiểm soát thôn Đầu Làng, xã Bình Phú, Thạch Thất phát hiện xe ô tô tải BKS 29C-895.30 chở tấm kính cỡ lớn đang chuyển sang 1 xe tải khác BKS 29H-101.82. Tổ công tác yêu cầu kiểm tra giấy tờ xe 29C-895.30 nhưng lái xe không chấp hành, thậm chí là chống đối, dùng điện thoại quay clip phát trực tiếp lên mạng xã hội; lực lượng chức năng đã khống chế đưa về trụ sở công an xã làm việc.

Tại đây, người đàn ông khai tên Tr.V.X. (SN 1981, trú tại phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm) xuất trình giấy xét nghiệm âm tính với SAR-CoV2; 1 giấy phép "luồng xanh" nhưng không đúng tuyến.

Đến 19h cùng ngày, B.X.T. (SN 2001, cháu của X.) cùng Tr.V Đ. (SN 2003, con trai của X.) đi xe ô tô BKS 29C-206.00 đến cổng UBND xã Bình Phú dùng điện thoại quay clip phát trực tiếp lên mạng xã hội.

Phát hiện giấy nhận diện "luồng xanh" dán trên xe không đúng tuyến, lực lượng chức năng kiểm tra giấy tờ, tuy nhiên 2 thanh niên không chấp hành, cố thủ trong xe.

Đến 22h cùng ngày, lực lượng chức năng lập biên bản cưỡng chế phương tiện, bàn giao vụ việc cho Công an huyện Thạch Thất tiếp tục xác minh, xử lý theo thẩm quyền.

(Theo Gia đình và Xã hội)

TP.HCM: Số ca F0 mới xuất hiện trong cộng đồng tăng cao

Chiều 16-8, UBND TP.HCM đã tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai kế hoạch thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 từ nay đến 15-9 theo Nghị quyết số 86 của Chính phủ.

Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong thông tin về tình hình dịch những ngày gần đây có điểm đáng chú ý là xu hướng các ca F0 mới xuất hiện trong cộng đồng tăng cao.

“Mấy hôm nay, tỉ lệ F0 trong cộng đồng tăng lên. Trước đây tỉ lệ F0 tại các khu phong tỏa chiếm 80%, nhưng trong 3.342 ca mới ngày hôm nay thì F0 trong cộng đồng chiếm 53%, trong khu phong tỏa chỉ còn 41%” – ông Phong nói và cho rằng chính vì vậy cần sự nỗ lực của các quận huyện trong việc tiêm vaccine phòng dịch COVID-19 cho người dân. 

Kế hoạch kiểm soát được tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn TP.HCM trước ngày 15-9 được chia ba giai đoạn.

Giai đoạn từ 15-8 đến 22-8, kéo giảm tỷ lệ bệnh nhân tử vong do COVID-19, không để xảy ra trường hợp người bệnh COVID-19 (F0) chuyển nặng mà không được tiếp nhận, điều trị. Xác định chiến lược chuyển đổi “vùng đỏ”, “vùng cam”, “vùng vàng”; mở rộng “vùng xanh” tại các quận huyện và TP Thủ Đức.

Giai đoạn từ 23-8 đến 31-8, mở rộng “vùng xanh”, phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh đối với bảy quận huyện gồm: Cần Giờ, Củ Chi, Nhà Bè, Phú Nhuận, 5, 7 và 11.

Giai đoạn từ 1-9 đến 15-9, duy trì và kiếm soát lây nhiễm trong cộng đồng. Số lượng nhập viện điều trị mỗi ngày không vượt quá số xuất viện mỗi ngày, số nhập viện dưới 2.000 người mỗi ngày (tương đương dưới 200 trường hợp/triệu dân). Đảm bảo hơn 70% người dân trên 18 tuổi được tiêm mũi 1 và 15% người dân được tiêm mũi 2.

(Theo Pháp luật TP.HCM)

Hà Nội lập 6 tổ liên ngành kiểm soát chặt người ra đường tại 12 quận

Chiều 16/8, Phòng CSGT (Công an TP.Hà Nội) cho biết, từ 15h hôm nay đơn vị sẽ triển khai 6 tổ công tác kiểm soát người và phương tiện đi lại tại 12 quận trên địa bàn TP.

12 quận gồm: quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây Hồ, Long Biên, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm, Nam Từ  Liêm, Thanh Xuân, Hà Đông.

Mỗi tổ gồm 15 người được tuyển chọn từ Phòng CSGT, Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Phòng Cảnh sát hình sự và Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy sẽ cắm chốt trên những tuyến phố trung tâm.

Hà Nội lập 6 tổ liên ngành kiểm soát chặt người ra đường tại 12 quận.

Hà Nội lập 6 tổ liên ngành kiểm soát chặt người ra đường tại 12 quận.

Theo Phòng CSGT, mục đích của tổ công tác là giám sát việc sử dụng giấy đi đường của cơ quan, doanh nghiệp cấp có đúng đối tượng. Xử lý nghiêm những trường hợp ra đường không đúng quy định. Thời gian hoạt động tương ứng với thời gian giãn cách xã hội trên địa bàn thành phố.

Tổ công tác số 1 sẽ phụ trách địa bàn quận Long Biên, Hoàn Kiếm, tổ số 2 phụ trách quận Tây Hồ, Ba Đình, tổ số 3 phụ trách quận Đống Đa, Cầu Giấy, tổ số 6 phụ trách quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, tổ số 7 phụ trách quận Thanh Xuân, Hà Đông và tổ công tác số 15 phụ trách địa bàn quận Hai Bà Trưng, Hoàng Mai.

Các tổ công tác vừa tổ chức cắm chốt, vừa tuần tra lưu động tại các thời điểm có đông người dân lưu thông, tại những điểm nóng về giao thông, các đầu mối giao thông quan trọng để kiểm soát chặt người ra đường không rõ lý do.

(Theo Dân Việt)

TP.HCM đề nghị tất cả cổng cấp cứu tại các bệnh viện luôn phải mở 24/7: Cấp cứu người bệnh dù mắc COVID-19 hay không

Ngày 16/8, Sở Y tế TP. HCM ký ban hành công văn hỏa tốc gửi đến tất cả các bệnh viện và Trung tâm cấp cứu 115 về việc tiếp nhận bệnh nhân đến khám và cấp cứu tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố. Theo nội dung công văn, rút kinh nghiệm từ địa phương tuyến tỉnh đã xảy ra tình trạng người không mắc COVID-19 bị từ chối cấp cứu vì các cơ sở y tế này đã chuyển đổi công năng thành bệnh viện điều trị COVID-19, Sở Y tế TP. HCM yêu cầu tất cả các bệnh viện trên địa bàn Thành phố luôn đảm bảo sẵn sàng tiếp nhận người bệnh cấp cứu cho dù là người mắc COVID-19 hay không.

Sở Y tế yêu cầu các đơn vị cấp cứu, Trung tâm cấp cứu 115, bệnh viện công lập và ngoài công lập, Bệnh viện thu dung điều trị COVID-19 và các trung tâm y tế tại quận, huyện và TP Thủ Đức phải thực hiện nghiêm việc tiếp nhận người bệnh đến khám, cấp cứu. Bên cạnh đó, đề nghị tất cả cổng cấp cứu tại các bệnh viện luôn phải mở 24/7, đảm bảo trực cấp cứu theo đúng quy định của ngành…

Không được yêu cầu người bệnh phải xuất trình kết quả xét nghiệm SARS-COV-2 âm tính hay dương tính mới tiếp nhận. Với các bệnh viện chuyển đổi công năng một phần theo mô hình bệnh viện tách đôi phải có buồng cấp cứu sàng lọc COVID-19, nếu xác định là người mắc COVID-19 thì chuyển sang khu cách ly, điều trị COVID-19 của bệnh viện, trường hợp không mắc COVID-19 thì chuyển sang khu điều trị dành cho những người không mắc COVID-19.

Với các bệnh viện chuyển đổi công năng hoàn toàn thành bệnh viện điều trị COVID-19, trường hợp người bệnh tự đến hoặc do xe cấp cứu chuyển đến không phải là người mắc COVID-19, bệnh viện phải bố trí một buồng cấp cứu sàng lọc riêng biệt dành cho người bệnh thuộc đối tượng này, nhằm đảm bảo sẵn sàng tiếp nhận cấp cứu người bệnh, không từ chối bất kỳ ai khi đến cấp cứu tại bệnh viện, đảm bảo hoạt động 24/7.

Trường hợp người bệnh tự đến hoặc do xe cấp cứu chuyển đến đã được xác định là người mắc COVID-19: bệnh viện phải tiếp nhận và cấp cứu người bệnh. Sau cấp cứu, tình hình người bệnh đã ổn định nếu xác định trường hợp chuyển viện không đúng tuyến theo quy định thì có thể liên hệ để chuyển xuống các bệnh viện tầng dưới, khi cần có thể liên hệ Tổ điều phối chuyển viện của Sở Y tế để được trợ giúp. Đối với các phòng khám đa khoa, tiếp tục duy trì buồng khám và cấp cứu sàng lọc. Sau khi sơ cứu thì chuyển đến các bệnh viện điều trị phù hợp.

Quận Hoàn Kiếm nói gì về việc phường cấp "giấy ra vào" cho người dân khu vực cách ly?

Văn phòng UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) vừa phát đi thông báo về việc phường Chương Dương đã cấp, sử dụng giấy đi đường chưa đúng quy định trong thời gian giãn cách xã hội.

Một chốt kiểm soát dịch ở phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm.

Một chốt kiểm soát dịch ở phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm.

Theo UBND quận Hoàn Kiếm, thời gian vừa qua, một số cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đã thực hiện việc cấp giấy đi đường cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chưa có sự thống nhất.

Đặc biệt, trước nhu cầu của người dân, sáng 16-8, Sở Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 phường Chương Dương đã cấp "giấy ra vào" cho người dân chưa đúng quy định, hướng dẫn của TP và quận Hoàn Kiếm.

Qua rà soát, tiếp thu ý kiến của người dân và các cơ quan báo chí, UBND quận Hoàn Kiếm đã lập tức chỉ đạo Sở Chỉ huy phòng, chống dịch của phường Chương Dương dừng việc cấp "giấy ra vào". Đồng thời, tiếp tục tuyên truyền người dẫn và hướng dẫn lực lượng làm nhiệm vụ đúng quy định đã ban hành.

Trước đó, để đảm bảo công tác phòng, chống dịch trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, UBND TP Hà Nội đã có nhiều công văn quy định việc người dân, cán bộ, công chức… khi ra đường cần mang theo giấy đi đường, Căn cước công dân/Chứng minh thư nhân dân.

Ngày 13-8, lãnh đạo quận Hoàn Kiếm đã ra quyết định tiếp tục cách ly y tế phường Chương Dương đến ngày 28-8 để xét nghiệm diện rộng cho người dân do xuất hiện ca mắc Covid-19 mới. Trước đó, khu vực dân cư gồm khoảng 23.000 người nói trên đã được cách ly y tế từ ngày 31-7 do phát hiện nhiều ca mắc Covid-19.

Vào viện chăm sóc chồng, người phụ nữ ở Quảng Nam được phát hiện mắc Covid-19

Đó là bà N.T.H (45 tuổi, ngụ thôn 1, thị trấn Tân Bình, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam). Trước đó, chồng bà H. bị tai nạn giao thông, được chuyển vào BV Đa khoa Quảng Nam điều trị.

Bà H. vào chăm sóc chồng, qua test nhanh có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Nam đã lấy mẫu xét nghiệm PCR, khẳng định trường hợp này mắc Covid-19. Hiện vẫn chưa rõ nguồn lây nhiễm của ca bệnh này. Riêng người chồng có kết quả âm tính.

Ông Nguyễn Như Công, Chủ tịch UBND huyện Hiệp Đức, cho biết sau khi có thông tin về ca bệnh trên, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 huyện Hiệp Đức đã tiến hành phun độc khử trùng, phong tỏa khu vực nhà bệnh nhân. Huyện Hiệp Đức tiến hành truy vết, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp liên quan đến bà H. 

Huyện Hiệp Đức cũng đã quyết định áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 của Chính phủ đối với thị trấn Tân Bình, áp dụng theo Chỉ thị 19 đối với toàn huyện Hiệp Đức.

(Theo Người Lao Động)

Bạc Liêu: Người dân từ các địa phương có dịch tự phát vào tỉnh sẽ bị phạt

Ngày 16/8, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vừa chỉ đạo các đơn vị, địa phương quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian kéo dài giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Chính phủ để đưa tỉnh chuyển sang trạng thái “bình thường mới” trong thời gian ngắn nhất có thể.

Chốt kiểm soát người dân ra vào chượ phường 1 (TP Bạc Liêu). Ảnh: Gia Minh

Chốt kiểm soát người dân ra vào chượ phường 1 (TP Bạc Liêu). Ảnh: Gia Minh

Theo đó, địa phương sẽ tăng cường quản lý thật chặt “vòng ngoài”, các lực lượng tại các chốt kiểm soát giao thông liên tỉnh phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ tất cả mọi người (kể cả người đi bộ) và các phương tiện qua chốt, đảm bảo an toàn (tối thiểu phải có giấy xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 còn hiệu lực không quá 72 giờ và không có yếu tố nguy cơ về dịch tễ) mới cho qua chốt để vào tỉnh.

Đối với người đến từ các tỉnh, thành như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, TP Cần Thơ và huyện Vĩnh Châu, huyện Thạnh Trị thuộc tỉnh Sóc Trăng đều phải được tổ chức xét nghiệm (test nhanh kháng nguyên) trước khi vào tỉnh, kể cả lái xe và người đi theo xe vận tải hàng hóa (chi phí xét nghiệm do người được xét nghiệm tự chi trả).

Buộc cách ly tập trung 21 ngày (đối tượng tự thanh toán các chi phí có liên quan trong thời gian cách ly) và xử phạt vi phạm hành chính đối với tất cả các trường hợp người dân tự phát đi từ các địa phương có dịch vào tỉnh khi chưa được sự cho phép của chính quyền.

Siết chặt kiểm soát “vòng trong” đảm bảo tinh thần người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình, “ai ở đâu thì ở đó”, nhằm thực hiện triệt để việc giãn cách, cách ly theo quy định.

Cụ thể, Bạc Liêu sẽ tăng cường thiết lập các chốt chặn trong nội tỉnh, nhất là các chốt chặn liên xã, liên huyện và các tổ tuần tra lưu động, hạn chế tối đa người dân qua lại giữa các địa bàn cấp xã nếu không chứng minh được nhu cầu cấp thiết.

Nếu phát hiện các trường hợp vi phạm hoặc lạm dụng yếu tố công vụ để ra đường không chính đáng thì phải kiên quyết xử lý nghiêm và phải báo về cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động biết để tiếp tục xử lý theo quy định. Đồng thời, xem xét xử lý trách nhiệm của người đứng đầu nếu để cấp dưới, cấp phó của mình vi phạm.

Người ra đường vào ban đêm (từ 18h hôm trước đến 5h hôm sau) phải được kiểm tra, xử lý nghiêm theo quy định; trừ trường hợp vì yêu cầu công vụ, thực hiện các dịch vụ công ích.

Riêng lực lượng cán bộ lãnh đạo chỉ huy các cơ quan, đơn vị các cấp và các lực lượng vũ trang, lực lượng ngành y tế phải đảm bảo 100% quân số.

Tận dụng thời gian “vàng” thực hiện giãn cách xã hội này để tăng cường việc xét nghiệm tầm soát, sàng lọc Covid-19, đảm bảo khoanh vùng, truy vết nhanh chóng, kịp thời với phương châm “nhanh hơn, quyết liệt hơn, hiệu quả hơn”.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cũng yêu cầu các địa phương đẩy mạnh việc tiêm vaccine tại tất cả các điểm tiêm theo kế hoạch; nhanh chóng tiêm hết số lượng vaccine được phân bổ.

(Theo Báo Giao Thông)

Bình Định xuất hiện nhiều chùm ca Covid-19 chưa rõ nguồn lây trong khu dân cư

Sáng 16-8, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Bình Định đã thông tin về 14 ca Covid-19 mới trên địa bàn. Trong đó, thị xã An Nhơn 4 ca, huyện Hoài Ân 4 ca, huyện Phù Cát 5 ca và huyện Phù Mỹ 1 ca.

Đáng chú ý, trong số 4 ca tại thị xã An Nhơn, 3 ca chưa rõ nguồn lây là các thành viên trong một gia đình ở phường Nhơn Hưng, gồm nữ bệnh nhân 274101 (SN 1987), nam bệnh nhân 274102 (SN 2003) và nam bệnh nhân 274103 (SN 2005).

Theo kết quả điều tra dịch tễ, trong 14 ngày gần đây, cả 3 bệnh nhân trên chỉ ở địa phương. Ngày 14-8, 3 bệnh nhân này được làm xét nghiệm tầm soát bằng test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2, kết quả dương tính nên được đưa đi cách ly tạm thời tại Trung tâm Y tế thị xã An Nhơn để lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm RT-PCR ngày 15-8, 3 mẹ con đều dương tính SARS-CoV-2.

Cũng tại phường Nhơn Hưng, ngày 15-8, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Bình Định đã thông tin về một chùm ca Covid-19 gồm 6 người trong 2 gia đình sống cạnh nhau.

Cụ thể, ngày 14-8, nam bệnh nhân 265799 (SN 1974, ngụ địa phương) tự đi làm xét nghiệm test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2, kết quả dương tính. Nhận được tin này, ngành y tế địa phương lập tức tiến hành lấy mẫu xét nghiệm bệnh nhân 265799 và những người liên quan.

Kết quả xét nghiệm RT-PCR cùng ngày cho thấy cả 3 người trong gia đình bệnh nhân 265799 (bao gồm cả bệnh nhân 265799) và 3 người trong gia đình hàng xóm sát vách nhà bệnh nhân này đều dương tính SARS-CoV-2.

Tính đến chiều 16-8, Bình Định đã ghi nhận 476 ca mắc Covid-19, trong đó có 215 ca đã được điều trị khỏi và 4 ca tử vong.

(Theo Người Lao Động)

Cách ly xã hội TP Vinh (Nghệ An) theo Chỉ thị 16 từ 0h ngày 17/8

Ngày 16/8, Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Nghệ An họp khẩn với  TP Vinh bàn các giải pháp phòng chống dịch COVID-19 khi trên địa bàn xuất hiện các ca mắc ở chợ đầu mối TP Vinh hết sức phức tạp.

Chợ đầu mối TP Vinh - chợ buon bán rau củ quả lớn nhất tỉnh Nghệ An.

Chợ đầu mối TP Vinh - chợ buon bán rau củ quả lớn nhất tỉnh Nghệ An.

Theo các cơ quan chức năng, đây là chợ buôn bán rau củ quả lớn nhất tỉnh với hàng trăm tiểu thương buôn bán. Việc buôn bán, giao thương không chỉ trong nội bộ TP Vinh mà có cả các huyện lân cận, các ca nhiễm liên quan đến ổ dịch này có lịch trình hết sức phức tạp. Quan ngại hơn hiện đang còn những trường hợp F0 trong cộng đồng.

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Văn Định – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Nghệ An cũng cho biết, ổ dịch chợ đầu mối TP Vinh hiện đã có 9 ca nhiễm và huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) xuất hiện chùm ca 5 trường hợp. Trong chùm 5 ca ở huyện Nghi Xuân có 2 trường hợp từng sang TP Vinh (01 trường hợp buôn bán chợ đầu mối và chợ Quang Trung).

Qua điều tra, từ ngày 31/7-14/8, toàn tỉnh có hơn 2.500 người liên quan đến ổ dịch chợ đầu mối TP Vinh. Các cơ quan chức năng đã lấy mẫu xét nghiệm cho gần 2000 người…

Ông Dương Đình Chỉnh – Giám đốc Sở Y tế Nghệ An đề nghị, TP Vinh cần thực hiện ngay cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 để phòng chống dịch COVID-19 một cách tối ưu; nghiên cứu áp dụng các vùng cách ly y tế phù hợp; tiếp tục đẩy mạnh điều tra, truy vết; cách ly ngay các trường hợp F1; lấy mẫu xét nghiệm 1 cách khoa học…

Ngoài ra, TP Vinh cần quản lý tốt các khu cách ly y tế tập trung, tránh lây nhiễm chéo. Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát; chú trọng công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

Kết luận cuộc họp, ông Bùi Đình Long - Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An nhấn mạnh, dịch đang hết sức phức tạp. Trên địa bàn đã có 6 phường và 5 chợ liên quan đến ca bệnh ở ổ dịch chợ đầu mối. Quan ngại nhất là còn có ca bệnh trong cộng đồng chưa khống chế được.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh quyết định Thành phố Vinh cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 để phòng chống dịch COVID-19, bắt đầu từ 0h ngày 17/8. Việc thực hiện cách ly xã hội nhằm khống chế, truy vết tối đa, phát hiện sớm các trường hợp F0 trong cộng đồng.

TP Vinh thiết lập các chốt kiểm soát, hạn chế tối đa người ra vào, hạn chế việc di chuyển không cần thiết của người dân. Ở các vùng cách ly y tế cần cách ly, phong tỏa theo nguyên tắc "nhà cách ly với nhà; người cách ly với người".

Trước đó, cách đây hơn 2 tháng (ngày 19/6), TP Vinh cũng thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Công an tỉnh lập các chốt tại các cửa ngõ TP. Vinh để kiểm soát chặt chẽ người ra vào.

(Theo Gia đình và Xã hội)

TP HCM: Người dân quận 12 khi cần bình oxy, hãy gọi 0859.439.189

Ngày 16-8, Quận đoàn quận 12- TP HCM cho biết Quận đoàn đang triển khai Mô hình "ATM Oxy" hỗ trợ cung cấp bình oxy, máy tạo oxy.

Mô hình này nhằm hỗ trợ các ca F0 không triệu chứng và F1 đang thực hiện cách ly tại nhà, qua đó kịp thời cung cấp oxy cho các bệnh nhân đang trong tình trạng cấp thiết khi cách ly tại nhà hay chờ vào bệnh viện.

Bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn quận 12 được phục vụ bình oxy miễn phí.

Bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn quận 12 được phục vụ bình oxy miễn phí.

Trạm "ATM Oxy" được đặt tại trụ sở Nhà Thiếu nhi quận 12 (đường HT11, phường Hiệp Thành, quận 12) và tại Đội hình SOS Hướng Nam (chân cầu vượt Ngã Tư Ga), hoạt động 24/24 giờ tất cả các ngày trong tuần.

Gia đình bệnh nhân hoặc người bệnh mắc Covid-19 cần máy oxy, bình oxy, liên hệ ngay số hotline: 0859.439.189 (gặp anh Tuấn Anh).

Anh Lê Thành Đạt, Phó Bí thư Quận đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên quận 12 cho biết khi triển khai mô hình này, Quận đoàn hy vọng sẽ cứu giúp kịp thời các trường hợp người bệnh trở nặng. Đến hôm nay, qua 3 ngày triển khai đã phục vụ cho hơn 130 trường hợp bệnh nhân.

Đặc biệt, trong quá trình vận hành mô hình, Quận đoàn đã phối hợp với đội ngũ các y, bác sĩ có chuyên môn về hồi sức cấp cứu, đội ngũ phòng cháy chữa cháy và các tình nguyện viên để thực hiện tốt các khâu như vận hành, lưu trữ, bảo quản, di chuyển, lắp đặt, hỗ trợ cho người dân một cách hiệu quả nhất, tránh được những trường hợp đáng tiếc xảy ra, góp phần giảm số lượng ca nặng và tử vong trên địa bàn quận 12.

Thời gian tới, Quận đoàn sẽ khảo sát, vận động thành lập thêm các trạm "ATM Oxy" để tăng cường công suất nạp bình, mang oxy đến với người dân một cách nhanh chóng.

(Theo Người Lao Động)

Để người đang cách ly về thắp hương mẹ, một chủ tịch xã bị phê bình

Ngày 16/8, thông tin từ UBND huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) cho biết, vừa có văn bản về việc phê bình Chủ tịch UBND xã Đông Yên trong việc quản lý công dân tại khu cách ly phòng chống dịch COVID-19.

Khu cách ly Trường Mầm non xã Đông Yên (Ảnh BTH)

Khu cách ly Trường Mầm non xã Đông Yên (Ảnh BTH)

Được biết, trước đó, 1 người dân xã Đông Yên từ Bình Thuận về địa phương được cách ly tập trung tại Trường Mầm non xã Đông Yên. Trong thời gian cách ly, mẹ người này mất, 3 ngày sau đó công dân đang bị cách ly đã xin ý kiến ban chỉ đạo có nguyện vọng về nhà thắp hương cho mẹ.

Được sự đồng ý của Trưởng ban chỉ đạo, gia đình công dân đã đem xe máy đến và công dân tự đi về nhà để thắp hương cho mẹ. Khi về nhà, công dân này vẫn thực hiện "5K" theo quy định. Sau 15 phút, công dân này quay trở về trường mầm non tiếp tục cách ly.

Sau khi nắm được thông tin trên, Chủ tịch UBND huyện Đông Sơn phê bình nghiêm khắc đối với Chủ tịch UBND xã Đông Yên vì chưa thực hiện nghiêm quy định trong công tác chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19, còn nể nang để cho công dân chưa chấp hành tốt quy định khi đang trong thời gian thực hiện cách ly. Huyện Đông Sơn yêu cầu Chủ tịch UBND xã Đông Yên nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc trong thực thi nhiệm vụ phòng chống dịch Covid-19.

(Theo Báo Giao Thông)

Tự uống thuốc không hết sốt, tiểu thương đi khám mới phát hiện mắc COVID-19

Sáng 16-8, xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ bắt đầu bước vào ngày đầu tiên thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ trong thời hạn 7 ngày theo quyết định của UBND tỉnh Bình Định.

Hai ngày trước đó, UBND huyện Phù Mỹ cũng đã ban hành văn bản về việc tạm thời giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đối với với xã Mỹ Hiệp từ 0 giờ ngày 14 đến 24 giờ ngày 15-8. Ngoài ra, UBND huyện Phù Mỹ cũng đã ra thông báo khẩn tìm người liên quan đến các điểm nguy cơ COVID-19 trạm y tế địa phương để được hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.

Theo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch huyện Phù Mỹ, sở dĩ địa phương phải áp dụng các biện pháp cấp bách để phòng chống dịch như đã nói trên là do xã Mỹ Hiệp vừa xuất hiện ca COVID-19 chưa rõ nguồn lây, là nữ tiểu thương chợ Bình Long.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân Phù Mỹ.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân Phù Mỹ.

Cụ thể, nữ tiểu thương trên là bệnh nhân 256686 (ngụ xã Mỹ Hiệp), chỉ ở địa phương trong 14 ngày gần đây. Ngày 11-8, nữ tiểu thương này bị sốt cao kèm các triệu chứng chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi nhưng không đi khám mà tự mua thuốc uống, điều trị tại nhà.

Ngày 12-8, khi bệnh tình không khỏi, nữ tiểu thương này đến Trung tâm Y tế huyện Phù Mỹ khám bệnh, được nhập viện điều trị nội trú. Ngày 13-8, nữ tiểu thương được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả xét nghiệm RT-PCR ngày 13-8 dương tính SARS-CoV-2.

Ngay sau khi phát hiện ca Covid- 19 trên, huyện Phù Mỹ đã khẩn trương truy vết, qua đó đã xác định được 38 F1 và 39 người liên quan ca bệnh này. Ngoài ra, Trung tâm Y tế huyện Phù Mỹ cũng tổ chức test nhanh tầm soát SARS-CoV-2 cho toàn bộ 11.187 người dân của xã Mỹ Hiệp.

Tính đến nay, huyện Phù Mỹ có 20 ca COVID-19. Ngoài ca COVID-19 là nữ tiểu thương chưa rõ nguồn lây, 19 ca còn lại đều là người từ TP HCM, tỉnh Bình Dương về và tài xế xe tải đường dài.

(Theo Người Lao Động)

Hà Tĩnh: 5 người trong 1 nhà nhiễm COVID-19, lập tức cách ly 3 tổ dân phố

Sáng 16/8, thông tin từ UBND huyện Nghi Xuân cho biết, trên địa bàn vừa xuất hiện 5 ca dương tính với COVID-19 trong cộng đồng.

ại Nghi Xuân (Hà Tĩnh) phát hiện 5 ca dương tính với COVID-19 trong cộng đồng (Ảnh minh họa)

ại Nghi Xuân (Hà Tĩnh) phát hiện 5 ca dương tính với COVID-19 trong cộng đồng (Ảnh minh họa)

Cụ thể, bệnh nhân T.T.H (nữ, SN 1981, trú TDP4 - thị trấn Xuân An), làm nghề buôn bán cá (có sang chợ đầu mối Vinh, ở Nghệ An nhập hàng).

Chiều ngày 15/8, qua 2 lần test nhanh cho kết quả dương tính, đến đêm 15/8, xét nghiệm PCR khẳng định cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Bệnh nhân N.T.H (SN1952 - mẹ chồng bệnh nhân T.T.H); bệnh nhân H.T.T (SN 2003 - con gái bệnh nhân T.T.H); bệnh nhân H.Đ.N (SN 2007 - con trai bệnh nhân T.T.H); bệnh nhân H.D.A (SN 2020 – con gái bệnh nhân T.T.H).

Sau khi phát hiện các ca bệnh, nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch, UBND huyện Nghi Xuân đã quyết định cách ly y tế vùng có dịch COVID-19 trên địa bàn thị trấn Xuân An (thực hiện theo Chỉ thị 16).

Theo đó, phạm vi cách ly gồm các tổ dân phố 3,4,5 với 291 hộ, 1.033 nhân khẩu. Trong đó, 3 cụm dân cư số 1,2,3 thuộc TDP 3 có 111 hộ, 387 khẩu; 3 cụm dân cư số 1, 2, 4 thuộc TDP 4 với 121 hộ, 458 khẩu; Khu vực trường THPT Nguyễn Công Trứ và 2 cụm dân cư số 1,2 thuộc TDP 5 có 59 hộ, 188 khẩu.

Thời gian cách ly được thực hiện từ 0h ngày 16/8/2021 cho đến khi có quyết định tiếp theo.

(Theo Báo Giao Thông)

13 người định đi bộ từ Phú Yên về Quảng Ngãi được hỗ trợ đưa về bằng ô tô

Sáng 16-8, trao đổi với PLO, ông Nguyễn Hữu Từ, Chủ tịch UBND huyện Đồng Xuân (Phú Yên), thông tin 13 người dân ở xã Sơn Trung, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi đã được hai ô tô đưa về quê.

Hai ô tô này của hai nhóm thiện nguyện Đom Đóm Phú Yên và Đội SOS Chữ Thập đỏ Phú Yên.

Xe của Đội SOS Chữ Thập đỏ Phú Yên đưa những người Quang Ngãi làm thuê về quê. Ảnh: NT

Xe của Đội SOS Chữ Thập đỏ Phú Yên đưa những người Quang Ngãi làm thuê về quê. Ảnh: NT

Theo ông Nguyễn Hữu Từ, trước khi lên xe về quê, những người trên đã được kiểm tra sức khỏe, test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 đều âm tính.

Ông Võ Cao Phi, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Phú Yên, cho hay cơ quan chức năng tỉnh Phú Yên đã liên lạc cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ngãi để chuyển giao 13 người trên.

Dự kiến hai ô tô chở 13 người này đến địa điểm giáp ranh hai giữa tỉnh Bình Định- Quảng Ngãi sẽ có lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi tiếp nhận.

Ông Nguyễn Hữu Từ cho biết tối 15-8, lực lượng chức năng địa phương phát hiện 13 người dân Quảng Ngãi, trong đó có ba nữ, đang trú mưa trong một căn chòi bỏ hoang bên cạnh cầu Trà Ô trên quốc lộ 19C đoạn thuộc xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân.

Ngay sau khi nhận thông tin, Chủ tịch UBND huyện Đồng Xuân chỉ đạo lực lượng chức năng đến đưa 13 người trên về bố trí ăn, nghỉ tại trụ sở UBND xã Xuân Long.

Theo kết quả xác minh bước đầu, 13 người trên đến làm thuê trồng, khai thác rừng tại xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân cho một thầu công mấy tháng nay.

Do dịch COVID-19 bùng phát, công việc bị ngưng trệ, chủ thầu không thuê nữa, những người này không còn tiền để ăn uống, sinh hoạt nên họ quyết định đi bộ về quê Quảng Ngãi.

“Chúng tôi đã yêu cầu cơ quan chức năng xác minh, làm rõ ai đã thuê những lao động làm việc, họ đến từ khi nào, vì sao để họ đi bộ về quê…” - ông Từ nói.

(Theo Pháp luật TP.HCM)

Đà Nẵng bắt đầu thực hiện ai ở đâu thì ở đó, ra ngoài không lý do sẽ bị xử nghiêm

Bắt đầu từ 8 giờ ngày 16-8, TP Đà Nẵng bắt đầu thực hiện dừng tất cả các hoạt động, yêu cầu người dân tuyệt đối không ra khỏi nhà với phương châm "ai ở đâu thì ở đó". Sáng cùng ngày, Công an TP Đà Nẵng đã tổ chức triển khai các lực lượng để thực hiện các biện pháp chống dịch này. 

Thiếu tướng Vũ Xuân Viên, Giám đốc Công an Đà Nẵng, cho biết đã chỉ đạo toàn lực lượng Công an TP triển khai hơn 200 tổ tuần tra lưu động giám sát việc chấp hành việc thực hiện "ai ở đâu ở đó" của người dân. Mỗi đơn vị công an phường thành lập ít nhất 2 tổ tuần tra; mỗi công an các quận - huyện thành lập 10 tổ tuần tra và Công an TP Đà Nẵng sẽ thành lập thêm 20 tổ.

Công an TP Đà Nẵng triển khai các các lực lượng tuần tra để giám sát việc thực hiện ai ở đâu thì ở đó

Công an TP Đà Nẵng triển khai các các lực lượng tuần tra để giám sát việc thực hiện "ai ở đâu thì ở đó"

img src/upload/3-2021/images/2021-08-16/1629085826-0ed155a25471f7936d3854f4dd16cd17.jpg width660 /

COVID-19 16/8: Lịch trình của hai tài xế dương tính SARS-CoV-2, đi qua nhiều tỉnh thành - 13

Từ 8 giờ cùng ngày, các tổ tuần ra, chốt kiểm soát trên địa bàn sẽ xử lý nghiêm mọi hành vi ra đường không lý do chính đáng

Đường Võ Văn Kiệt

Đường Võ Văn Kiệt

Toàn TP Đà Nẵng có hơn 200 tổ tuần tra do lực lượng công an đảm nhiệm. Mỗi tổ gồm 3 cán bộ, chiến sĩ công an cùng các lực lượng phối hợp khác như dân quân, dân phòng, bảo vệ dân phố… kép kín và trải rộng khắp toàn thành phố.

Hoạt động của các tổ tuần tra được thực hiện liên tục trong 7 ngày thực hiện giãn cách cùng với hơn 300 các chốt kiểm soát đã lập trước đó. Ngoài ra, các tổ tuần tra được giao nhiệm vụ cũng được yêu cầu chuẩn bị các mẫu biên bản xử lý, xử lý nghiêm người vi phạm.

Đường Lê Duẩn - Đà Nẵng không một bóng người trước giờ TP đóng cửa

Đường Lê Duẩn - Đà Nẵng không một bóng người trước giờ TP đóng cửa

Kể từ 8 giờ cùng ngày, tất cả các loại giấy đi đường đã được cấp trước đây và các mẫu Giấy nhận diện phương tiện do Sở GTVT TP Đà Nẵng cấp trước ngày 16-8 không còn giá trị sử dụng.

Công an Đà Nẵng đã thực hiện in và cấp phát thẻ công vụ, thẻ nhận diện cho các đối tượng được phép ra ngoài theo quy định của UBND TP trong thời gian này. Tất cả các Thẻ công vụ, Giấy nhận diện phương tiện, Giấy đi đường đều có QR Code thể hiện lộ trình rõ ràng, khu giờ và khu vực được phép hoạt động để thuận tiện trong công tác kiểm tra, xử lý, tránh tình trạng lợi dụng đi lại không đúng mục đích.

Các chợ dân sinh cũng tạm dừng hoạt động trong 7 ngày

Các chợ dân sinh cũng tạm dừng hoạt động trong 7 ngày

Khu dân cư Bàu Hạc, quận Thanh Khê, các khu vực được lắp chốt cứng để lối ra duy nhất

Khu dân cư Bàu Hạc, quận Thanh Khê, các khu vực được lắp chốt cứng để lối ra duy nhất

Đường phố trung tâm TP Đà Nẵng trước giờ phong tỏa

Đường phố trung tâm TP Đà Nẵng trước giờ phong tỏa

Hầm chui cầu sông Hàn

Hầm chui cầu sông Hàn

Đường Lê Duẩn hướng về cầu sông Hànimg src/upload/3-2021/images/2021-08-16/1629085827-89bbb6b1f9aea15ecb4f3a933215aa4b.jpg width660 /

Đường Lê Duẩn hướng về cầu sông HànCOVID-19 16/8: Lịch trình của hai tài xế dương tính SARS-CoV-2, đi qua nhiều tỉnh thành - 21

Công an TP Đà Nẵng duy trì 300 chốt kiểm soát đồng thời lập hơn 200 tổ tuần tra

(Theo Người Lao Động)

                  Dự báo tới 15/9, dịch COVID-19 ở TP.HCM sẽ như thế nào?
Để phấn đấu kiểm soát dịch bệnh trước ngày 15/9, TP.HCM đã xây dựng kế hoạch chi tiết với 2 giai đoạn cho một tháng sắp tới.

Tin tức 24h

K.T (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dịch COVID-19