Cụ bà sống lang thang cưu mang đàn chó, mèo: Chồng cũ gặp vẫn cho tiền ăn cơm

Hữu Huy - Ngày 26/06/2021 09:45 AM (GMT+7)

Cuối đời phải sống trong cảnh neo đơn không nơi nương tựa, nhưng cụ Diệp vẫn luôn lạc quan. Nhìn cách cụ tỉ mỉ chăm sóc đàn chó mèo, chúng tôi cảm thấy như cụ đang chăm sóc người thân trong gia đình.

“Đàn con cháu” đặc biệt của cụ bà lang thang

Một buổi chiều cuối tháng 6, chúng tôi có dịp gặp cụ bà Trần Thị Diệp (70 tuổi) trên đường An Dương Vương, quận 5, TP. HCM. Lúc này, cụ Diệp đang dùng khăn lau dọn chuồng cho đàn “con cháu” của mình.

Xưng là “ngoại”, gọi đàn chó, mèo là con, cụ Diệp đưa tay chỉ vào một chú mèo rồi nói: “Mi ơi, ra đây với ngoại”. Đáp lại, chú mèo dụi dụi mặt vào tay cụ Diệp như muốn làm nũng.

Cụ Diệp chia sẻ: “Tôi nuôi chó mèo nhiều đợt rồi. Lứa gần đây nhất là khoảng 1 năm mấy nay. Hiện nay tôi đang nuôi 10 con mèo và 2 con chó. Tất cả đều bị bỏ rơi ở chợ hoặc có trường hợp bị liệt 2 chân nên người ta vứt bỏ ở vệ đường hay gầm cầu. Như 3 con mèo nhỏ nhất này, tôi nhặt 1 con ở chợ Bà Hom, 1 con ở chợ Cây Da Sà, 1 con ở Chợ Lớn. Người ta bỏ lăn lóc tụi nó khi còn nhỏ, có con bị bỏ đói ốm nhom ốm nhách. Tôi nhặt về, cho nó ăn, tắm rửa sạch sẽ rồi mang đến thú y tiêm phòng với giá 70.000 đồng/con. Đôi khi nó bị bệnh, bỏ ăn, mình phải mang ra thú y để tiêm thuốc”.

Xe ve chai cùng đàn chó, mèo 12 con của cụ Diệp.

Xe ve chai cùng đàn chó, mèo 12 con của cụ Diệp.

Nhìn vào cái chuồng nhỏ vừa nuôi mèo, vừa nuôi chó, chúng tôi thắc mắc tại sao mèo và chó có thể sống chung? Bà cụ cười: “Con chó này nuôi mèo, hồi tụi mèo còn nhỏ, con chó cho bú sữa đó”.

Chỉ tay vào một con mèo đang nằm khuất trong góc, cụ Diệp nói thêm: “Con này bị mấy người trộm mèo lấy đinh bắn làm mù 1 bên mắt. Lúc tôi gặp thì nó bị thương nặng nên chỉ nằm một chỗ. Tôi phải đưa đi thú y lấy cây đinh ra, sau khi thuốc thang các thứ thì bây giờ đã khoẻ lại. Còn đám kia hồi đợt nuôi 6 đứa mà bị trộm hết 2 đứa. Tôi nuôi chó mèo để bầu bạn, chăm sóc chúng như con cháu, nên mỗi lần bị mất, tôi buồn mà không muốn ăn cơm mấy ngày”.

Cụ Diệp tươi cười giới thiệu từng thành viên trong đàn cháu của mình.

Cụ Diệp tươi cười giới thiệu từng thành viên trong "đàn cháu" của mình.

Suốt cuộc trò chuyện với chúng tôi, cụ bà đều tỉ mỉ nhúng khăn lau sạch khu chuồng. Nhìn cách cụ tỉ mỉ chăm sóc đàn chó, mèo con nào cũng sạch sẽ, tinh tươm, chúng tôi cảm thấy như cụ đang chăm sóc những người thân thiết trong gia đình.

“Tôi sống không nhà cửa, chiếc xe đẩy vừa là công vụ mưu sinh chứa ve chai, phế liệu và vật dụng sinh hoạt. Lúc trước tôi nuôi chó mèo, chỉ có buộc dây vào cổ và đeo lục lạc vì sợ bị trộm mất. Sau này, mấy cháu thanh niên nhỏ tuổi thấy thương nên tự làm cái chuồng nhỏ rồi mang đến tặng tôi. Từ khi có cái cái chuồng chắc chắn cùng chiếc khóa, tôi không còn buộc dây và đeo lục lạc nữa, “tụi nhỏ” cũng sống thoải mái hơn. Mấy em, mấy cháu ở hội yêu thương động vật còn hỗ trợ thức ăn dạng hạt cho chó, mèo. Tụi nhỏ ở với tôi đến lớn, nếu các cháu ở hội nuôi thú cưng có đến xin thì tôi sẽ cho đi để mấy đứa có điều kiện sống tốt hơn”, cụ Diệp tâm sự.

Đàn mèo được cụ Diệp chăm sóc tỉ mỉ sạch sẽ, ngày Sài Gòn a classTextlinkBaiviet hrefhttps://eva.vn/suc-khoe/nang-nong-toi-tren-40-do-c-ai-de-say-nang-soc-nhiet-nhat-3-gio-nay-trong-ngay-du-tre-khoe-cung-dung-ra-nang-c131a593432.htmlnắng nóng/a, cụ còn mua đá về để giảm nhiệt cho các cháu của mình.

Đàn mèo được cụ Diệp chăm sóc tỉ mỉ sạch sẽ, ngày Sài Gòn nắng nóng, cụ còn mua đá về để giảm nhiệt cho các "cháu" của mình.

Cuộc đời trắc trở, về già neo đơn

Chia sẻ câu chuyện về cuộc đời mình, cụ Diệp cho biết, mình sinh ra ở Trà Vinh, nhưng từ khi còn thời chiến tranh (trước 1975), gia đình cụ đã chuyển lên Sài Gòn sinh sống. Từ lúc cả nhà dắt díu nhau lên mảnh đất Sài thành hoa lệ, cụ đều sống trong cảnh không nhà, nay đây mai đó.

Hòa bình lập lại, sau năm 1975, cụ Diệp đi “kinh tế mới” ở Đồng Nai và quen biết chồng mình đó. Duyên phận đến, hai người kết hôn và về TP. HCM mưu sinh.

“Gia đình chồng tôi có một căn nhà ở quận 11, nhưng vì gia đình rất đông con cháu nên hai vợ chồng phải ra ngoài sống. Ngày đó ông ấy đạp xích lô, tôi thì bán ốc, đêm về thì ngủ ở gầm cầu, mái hiên. Tôi sinh được 5 đứa con nhưng vì cảnh nghèo khó, ít học, tụi nhỏ không được dạy dỗ nên đứa thì tù tội, đứa thì tai nạn chết, đứa thì tự vẫn… Hiện tại tôi chỉ còn mỗi đứa con đang cảnh tù tội”, cụ bà nhìn xa xăm kể lại cuộc đời mình.

Cụ Diệp xúc động khi chia sẻ về câu chuyện cuộc đời mình.

Cụ Diệp xúc động khi chia sẻ về câu chuyện cuộc đời mình.

Cuộc sống khổ cực, nghèo khó, năm 2001, vợ chồng cụ Diệp quyết định ly hôn khi có nhiều mâu thuẫn không thể giải quyết. Đến nay, ở tuổi 70 dù tuổi cao, sức yếu nhưng cụ vẫn mưu sinh với nghề thu lượm ve chai cùng đàn chó, mèo trên khắp các ngả đường của thành phố.

Ngày ngày, sau hành trình mưu sinh, cụ Diệp hay dừng chân ở khu vực đường An Dương Vương đôi khi là ở khu vực Bệnh viện 7A (quận 5), đôi lúc là đường Lý Thái Tổ (quận 10), mục đích là để nghỉ ngơi và cũng là tìm chỗ yên tĩnh cho “tụi nhỏ” ngủ.

“Đi tắm thì vào nhà vệ sinh công cộng. Tụi nhỏ cũng vậy, tôi lấy nước trong nhà vệ sinh để tắm, 2 ngày 1 lần nên rất sạch sẽ. Ban đêm, chúng tôi về khu vực đường Trần Tuấn Khải, gần nhà tang lễ An Bình quận 5 để nghỉ ngơi. Chỉ cần kê tấm bạt, trải tấm chiếu dưới mái hiên là có thể ngủ. Khổ nhất là những ngày mưa to gió lớn với những lúc bệnh đau. Vì vậy mà tôi luôn cầu trời cho mình sức khỏe”, cụ Diệp chia sẻ.

Tôi nuôi chó mèo để bầu bạn, chăm sóc chúng như con cháu, nên mỗi lần bị mất, tôi buồn mà không muốn ăn cơm mấy ngày”, cụ Diệp tâm sự.

"Tôi nuôi chó mèo để bầu bạn, chăm sóc chúng như con cháu, nên mỗi lần bị mất, tôi buồn mà không muốn ăn cơm mấy ngày”, cụ Diệp tâm sự.

Chồng cũ gặp lại vẫn cho tiền ăn cơm 

Tuổi xế chiều phải sống trong cảnh neo đơn không nơi nương tựa, nhưng cụ Diệp vẫn luôn lạc quan và có cái nhìn tích cực về cuộc sống. Cụ chia sẻ, trước đây đã nhiều lần có những suy nghĩ tiêu cực và thậm chí muốn chấm dứt cuộc sống quá khổ đau, nhưng vì ngẫm lại thấy mình vẫn may mắn hơn rất nhiều người nên cụ quyết dứt bỏ những suy nghĩ tiêu cực đó.

“Buồn nhất là những đêm mưa rỉ rả, tôi nằm ở mái hiên, trong người thì bệnh tật không ai chăm sóc. Buồn tủi mà uất ức, tôi rơi nước mắt rồi thầm trách sao ông trời không cho mình chết đi cho đỡ khổ. Nhưng rồi hôm sau, tôi thấy những người tàn tật, khiếm khuyết vẫn mưu sinh, vẫn vượt qua số phận nghiệt ngã, tôi tự hỏi là tạo sao mình không thể sống tốt? Vậy là tôi dẹp hết suy nghĩ tiêu cực đi để mà lạc quan sống tiếp”, cụ Diệp mỉm cười nhớ lại.

Ở tuổi 70, cụ Diệp ngày ngày vẫn mưu sinh bằng nghề thu nhặt ve chai và mua bán quần áo cũ.

Ở tuổi 70, cụ Diệp ngày ngày vẫn mưu sinh bằng nghề thu nhặt ve chai và mua bán quần áo cũ.

Nói về cuộc hôn nhân dang dở của mình, cụ Diệp cho biết giữa mình và chồng cũ vẫn coi nhau là bạn. Bởi lẽ cả 2 hiện tại đều sống trong cảnh lang thang, không nhà cửa nên ít nhiều cũng đồng cảm với nhau.

Cụ Diệp chia sẻ: “Ông ấy là tài xế xích lô ở khu chợ An Đông quận 5. Thỉnh thoảng có gặp nhau ngoài đường, ông ấy đôi lúc dúi vào tay tôi ít tiền đủ để mua phần cơm. Những lúc đó, tôi và ông ấy nhìn nhau chỉ biết cười”.

Nhìn cảnh cụ Diệp tuổi cao, mưu sinh khó khăn giữa mùa dịch bệnh lại dắt díu theo đàn chó mèo, ai nhìn thấy cũng thương. Có người cho bà ít mì gói, người lại cho ít gạo, bánh mì, người bếu phần cơm, người thì cho thức ăn chó, mèo, người lại gửi cụ vài chục nghìn đồng mua đồ ăn cho chúng.

Cụ Diệp tâm sự: “Tôi thu nhặt ve chai rồi thu mua bán lại quần áo cũ, có ngày lãi được vài chục nghìn, có ngày vì hơn 100 nghìn đồng. Mấy nay dịch bệnh thì thu nhập giảm nhiều. Nhưng nhờ cộng đồng thương tình nên chưa lúc nào tôi và “đàn cháu” bị đói”.

Trò chuyện với chúng tôi lúc lâu, cụ Diệp lại tiếp tục hành trình mưu sinh của mình. Chiếc xe ve chai cũ kỹ lặng lẽ lăn bánh. Trên xe, đàn chó, mèo dường như đang dõi theo từng bước chân của cụ bà giữa chốn phố xá thị thành náo nhiệt…

Chàng trai miền Tây vừa về quê tránh dịch lại lội lên Sài Gòn: Chuyến xe chở đầy rau quả
“Mình ở dưới quê mà lòng nôn nao lắm, thấy người dân Gò Vấp phải thực hiện giãn cách nặng hơn các quận huyện khác cũng rất lo. Vì công việc và nơi ở của mình cũng ở đây, nên ở đâu thì thương đó, phải chạy lên tìm cách giúp đỡ bà con bằng sức của mình…”, T

Chuyện Sài Gòn

Hữu Huy
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h