Thấy con gái khó chịu và ù tai, người mẹ đã đưa đi khám nhưng các bác sĩ chỉ bảo rằng đó là ráy tai thông thường. Nào ngờ, thứ này đã ở trong tai cô bé suốt 9 năm.
Mới đây, một bé gái giấu tên, 11 tuổi, đến từ Anh đã được phát hiện một mẩu vật thể khổng lồ gây cản trở thính lực của bé từ năm 2 tuổi.
Theo lời kể của người mẹ, bé đã có những biểu hiện ù tai và khó chịu từ năm lên 2 tuổi. Tuy nhiên, lần nào tới viện kiểm tra, các bác sĩ cũng chỉ kết luận đây là biểu hiện bình thường của việc tích tụ chất cerumen giúp bảo vệ tai.
Mãi cho đến năm 11 tuổi, khi có dấu hiệu của chứng viêm Amidan nặng, mẹ cô bé mới cho tái khám ở Bệnh viện NHS Trust thuộc trường đại học Brighton & Sussex. Tại đây, các bác sĩ đã gắp ra một vật thể khổng lồ tới 5mm, được cho là đã ở trong tai cô bé tới 9 năm. Rất may mắn là mẩu ráy tai này không để lại di chứng gì nguy hiểm tới thính lực của bé sau này.
Vậy thể có kích thước tới 5mm nằm trong tai bé gái suốt 9 năm.
Trao đổi với các bác sĩ, mẹ cô bé nhớ lại, vào năm 2 tuổi, bé đã có lần đặt 1 viên hạt nhỏ vào trong tai. Dù vậy, do chủ quan, người mẹ đã nghĩ viên hạt sẽ rơi ra ngoài.
Theo Tiến sĩ Thomas Geyton, chính vì viên hạt kia và quá trình trao đổi chất cerumen trong tai đã gây ra hiện tượng “nút ráy tai”, hiện tượng này có thể gây ra tổn thương vĩnh viễn và ảnh hướng tới khả năng nghe cũng như nói chuyện của trẻ nhỏ.
Từ trường hợp trên, Viện Y tế và Chăm sóc Quốc gia đã khuyến cáo, cha mẹ tuyệt đối không nên dùng tăm bông để ngoáy tai cho trẻ. Việc làm này vô tình đẩy ráy tai vào sâu bên trong hơn. Ngoài ra cũng không nên dùng que lấy ráy tai bằng sắt, chìa khóa hay nắp bút hoặc que tăm để ngoáy tai cho trẻ.
Các chuyên gia khuyến cáo, nếu trẻ có ráy tai cứng, cha mẹ nên nhỏ vài giọt nước muối sinh lý để ráy tai mềm hơn sau đó khi nghiêng tai xuống thì dòng nước chảy ra sẽ lôi ráy tai đi theo.