Đặc điểm chung của các "hotgirl doanh nhân" siêu lừa bán hàng online, chị em cẩn thận mất trắng

HÀ ANH - Ngày 23/08/2021 06:57 AM (GMT+7)

Tuổi đời còn rất trẻ, cuộc sống ngập trong hàng hiệu, số dư tài khoản lên đến tiền tỷ… là những đặc điểm dễ nhận thấy ở những “nữ doanh nhân" trên mạng. Thế nhưng đằng sau lớp vỏ hào nhoáng đó là những sự thật không thể ngờ.

Hiện nay, khắp các mạng xã hội từ Facebook, Zalo, Instagram… hàng loạt “doanh nhân thành đạt” xuất hiện nhan nhản. Đặc điểm chung của những “doanh nhân online” này là đều có tuổi đời còn khá trẻ nhưng cuộc sống sang chảnh, giàu có ít ai bằng.

Chính vì tạo được “lý lịch”, profile siêu “khủng” nên những hot girl, hot mom, bà chủ... này càng dễ dàng lừa gạt khách hàng, đặc biệt là đối tượng chị em phụ nữ nhẹ dạ, cả tin. Thời gian gần đây, liên tiếp những phi vụ lừa đảo bị phanh phui, các hot girl tài chính, doanh nhân bán hàng online bị công an bắt giữ vì hành vi lừa đảo khiến dân tình ngã ngửa.

Có thể kể đến các trường hợp như hot girl hàng hiệu Trần Nguyễn Diệp Anh (SN 2003, trú TP. Sơn La, tỉnh Sơn La). Theo đó, Diệp Anh đã sử dụng nick Facebook “Tran Nguyen Diep Anh” thường xuyên đăng bán các mặt hàng túi xách, giày, đồng hồ... Với những chiếc túi xách, những đôi giày lên tới cả chục triệu đồng, lại được giảm giá hấp dẫn... trang Facebook của cô chủ hotgirl xinh đẹp chẳng mấy chốc thu hút các tín đồ hàng hiệu. Với mánh khóe tinh vi, hot girl hàng hiệu đã đưa được hàng chục khách hàng vào bẫy lừa, chiếm đoạt hơn 1,8 tỷ đồng.

Liên tiếp những vụ hotgirl kinh doanh bị công an bắt vì tội lừa đảo khiến dân tình ngã ngửa

Liên tiếp những vụ hotgirl kinh doanh bị công an bắt vì tội lừa đảo khiến dân tình "ngã ngửa"

Hay mới đây nhất, ngay cả những người bán hàng tưởng như có “thương hiệu” như Ngân Gốm bị công an điều tra, bắt giữ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản càng dấy lên một hồi chuông cảnh tỉnh đối với các khách hàng. Với những chiêu trò, mánh khóe tinh vi, các đối tượng này có thể lừa được lên tới hàng tỷ, thậm chí là vài chục tỷ đồng.

Từ những phi vụ này, có thể thấy, các đối tượng lừa đảo áp dụng chiêu bài tinh vi để tô vẽ vẻ ngoài của một doanh nhân thành đạt trên mạng. Dưới đây là các chiêu thức mà những đối tượng này thường áp dụng.

Số dư tài khoản hàng tỷ, khoe mẽ sự giàu có, sang chảnh

Với hình thức kinh doanh online, lòng tin của khách hàng đối với người bạn là một điều cực kỳ quan trọng để quyết định việc có lựa chọn bên bán đó hay không. Hiểu quá rõ điều này, ngay từ khâu đầu tiên, những “doanh nhân online” đã chú trọng phải tạo dựng được hình ảnh, thương hiệu tốt để… câu khách.

Chiêu thức để bịp bợm khách hàng chính là việc phải chứng minh bản thân mình thật giàu có, sang chảnh. Điều này đánh trúng tâm lý khách hàng vì cho rằng những người đã giàu có như vậy thì sẽ… không lừa đảo.

Đặc điểm chung của các amp;#34;hotgirl doanh nhânamp;#34; siêu lừa bán hàng online, chị em cẩn thận mất trắng - 2

Khoe cuộc sống sang chảnh là một trong những chiêu thức tạo dựng niềm tin của những doanh nhân trên mạng

Khoe cuộc sống sang chảnh là một trong những chiêu thức tạo dựng niềm tin của những "doanh nhân" trên mạng

Để làm được điều đó, hội các hot girl, hot boy, doanh nhân online này sẽ thường xuyên đăng tải các bức ảnh “sang chảnh” bên xế hộp, đập hộp hàng hiệu, trên người “phủ kín” đồ đắt tiền hay thường xuyên hưởng thụ ở các khách sạn, resort hạng sang.

Tiếp đến, để chứng minh khả năng kiếm tiền "siêu việt" của mình, họ sẽ đăng ảnh số dư tài khoản, giao dịch chuyển tiền, đặt tiền hàng của khách. Đáng nói, những con số này sẽ vào khoảng vài trăm triệu cho tới tiền tỷ… đủ để khiến mọi người phải đáng nể, ngưỡng mộ.

Những bức ảnh khoe tiền tỷ trong tài khoản đều có thể được làm giả y như thật

Những bức ảnh khoe tiền tỷ trong tài khoản đều có thể được làm giả y như thật

Chưa hết, họ sẽ áp dụng các bài phản hồi của khách, chụp ảnh nội dung trao đổi, đánh giá của khách hàng… Tất nhiên, đó đều là những lời khen có cánh để những “con gà” chuẩn bị mua sẽ được tiếp thêm động lực.

Không dừng lại ở đó, để gia tăng niềm tin tuyệt đối, những “doanh nhân” này sẽ bỏ tiền mua dịch vụ tăng like, tăng lượng người theo dõi để độ uy tín cũng vì thế mà tăng cao. Ngoài ra, họ cũng sẽ “thức thời” bằng cách tập hợp các vụ nóng hổi trên mạng, hóng phốt share phốt rất nhanh để thu hút thành viên, khiến mọi người rào rào đổ về tài khoản của mình.

Những tài khoản này thường hay nói chuyện đạo lý, bàn về cách kiếm tiền, tự chủ trong cuộc sống

Những tài khoản này thường hay "nói chuyện đạo lý", bàn về cách kiếm tiền, tự chủ trong cuộc sống

Với ngoại hình long lanh, tận hưởng những thứ sang chảnh, nhiều tiền, đông lượt người theo dõi, các doanh nhân này dễ dàng tạo một lý lịch hoàn hảo để chính thức khiến khách hàng tin tưởng.

Bán hàng hiệu giá rất thấp, chỉ bằng 50% hay 1/10 giá thị trường

Giá cả chính là một trong những miếng mồi hấp dẫn để khiến khách hàng “sập bẫy”. Họ rao bán những món đồ tốt, xịn nhưng giá lại chỉ bằng… 50%, thậm chí bằng 1/10 so với giá thị trường khiến cho nhiều chị em mờ mắt. Lý giải cho việc bán giá rẻ, những đối tượng này thường nói rằng mình nhập số lượng lớn, có người quen thân xách tay… nên giá thành rẻ hơn. Ngoài ra, họ cũng áp dụng chính sách “giảm giá”, chỉ 5 hoặc 7 người có cơ hội mua giá này nên tất cả đều đổ xô vào với hi vọng mình may mắn sở hữu được món hàng hiệu giá trị với giá thành “rẻ như cho”.

Sản phẩm được bán với giá bằng nửa thị trường khiến dân tình lóa mắt

Sản phẩm được bán với giá bằng nửa thị trường khiến dân tình lóa mắt

Thấy lợi, dĩ nhiên nhiều chị em đã “dính đòn”. Tuy nhiên, sản phẩm được chào bán và hàng nhận được về hoàn toàn không phải là một. Đa phần, họ sẽ đăng ảnh thật, sản phẩm thật nhưng thứ mà khách hàng nhận về chỉ là hàng giả, hàng kém chất lượng. Tới lúc này, người mua mới bàng hoàng nhưng cũng rất khó để có thể bắt đền được người bán.

Thông tin sản phẩm mập mờ, không khẳng định đó là hàng chính hãng

Một trong những chiêu thức lập lờ đánh lận con đen chính là việc “đánh tráo khái niệm” mà các “doanh nhân online” này tung ra. Thay vì tiết lộ chính xác thông tin hàng hóa sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ, mọi thứ đều rất mơ hồ. Thậm chí ngay cả tên thương hiệu cũng không được viết chính xác, chỉ dùng na ná để dễ gây nhầm lẫn cho người dùng, nghĩ rằng đó là loại hàng có thương hiệu.

Đơn cử như trường hợp của Ngân gốm, thông tin về những món hàng mà Ngân rao bán được đưa ra hết sức mập mờ. Ví dụ như đồng hồ hàng hiệu Versace thì Ngân ghi là đồng hồ Versac hoặc chỉ đăng ảnh hàng thật, còn sau đó sẽ chuyển hàng fake cho khách.

Bằng cách này, ngay cả khi nhận được hàng, khách có khiếu nại cũng sẽ được trả lời một cách “tỉnh bơ” rằng họ không hề cam kết, khẳng định đó là hàng chính hãng. Tên sản phẩm mà họ rao bán cũng không phải là tên thương hiệu như mọi người nghĩ. Sự chủ quan, vô ý của người mua khi đọc các thương hiệu này đã vô tình tiếp tay cho hành vi lừa đảo của họ.

Nhập sỉ hàng hiệu hoặc mua hàng hiệu giá rẻ: Bắt đặt cọc trước nhưng không gửi hàng cho khách

Để lừa đảo, chiếm đoạt được tiền của người mua, các chủ kinh doanh này sẽ áp dụng biện pháp chuyển tiền trước. Nạn nhân mà họ nhắm đến là những người nhẹ dạ cả tin, những người có điều kiện về kinh tế, có nhu cầu mua những món hàng hiệu "xách tay" mà lại ham hàng giảm giá; những phụ nữ đang nuôi con nhỏ, hiện ở nhà không có việc làm, có nhu cầu bán hàng online nhập sỉ hàng hiệu để kiếm thêm thu nhập. Tâm lý của khách hàng là mua được sản phẩm tốt với giá hời, số lượng lại có hạn nên rất yên tâm chuyển tiền.

Do bán giá thấp, lại nhập hàng số lượng lớn nên việc chủ kinh doanh đòi hỏi khách phải thanh toán, đặt cọc trước là điều dễ hiểu. Khách hàng hoàn toàn không mảy may nghi ngờ gì, yên tâm chuyển tiền và cứ thế chờ đợi… trong vô vọng.

Nữ hoàng Ngân gốm bị bắt, người tiêu dùng mới ngỡ ngàng tìm hiểu lại hàng loạt hotgirl bán hàng online chuyên khoe tiền tỷ

"Nữ hoàng" Ngân gốm bị bắt, người tiêu dùng mới ngỡ ngàng tìm hiểu lại hàng loạt hotgirl bán hàng online chuyên khoe tiền tỷ

Tài khoản D.T. - một nạn nhân của Ngân Gốm chia sẻ với báo chí rằng: "Lướt Facebook, tôi thấy bài đăng quảng cáo thanh lý bộ ghế massage với giá chỉ 8 triệu đồng. Vì tò mò và cũng đang có nhu cầu nên tôi đã truy cập vào xem. Sau khi trao đổi thông tin, người này yêu cầu tôi chuyển khoản trước để giao hàng nhanh trong ngày. Vì thấy fanpage có lượng tương tác lớn, nên tôi không nghi ngờ gì mà thanh toán trước toàn bộ đơn hàng”.

Khi những người mua hàng chuyển tiền, đối tượng lập tức chặn số liên lạc, chặn Zalo, Facebook

Cuối cùng, sau khi đã nhận được tiền trong tài khoản, những "doanh nhân" bán hàng trên mạng sẽ chỉ còn làm một thao tác cuối cùng chính là chặn mọi hình thức liên lạc với người mua. 

Đa phần người mua hàng online qua mạng đều ở xa, việc đi tìm kẻ lừa đảo để bắt đền cũng không phải là chuyện đơn giản. Với những người bị lừa số tiền nhỏ, chuyện đi tìm người bán kéo theo rất nhiều những chi phí tốn kém khác nên đành ngậm ngùi cho qua. Khi đó, những gì mà họ có thể làm lên mạng bóc phốt với hi vọng không ai bị lừa. Chỉ khi những người bị lừa số tiền lớn, quyết tâm đi trình báo thì những phi vụ lừa đảo này mới được phanh phui và giải quyết triệt để.

Không thể phủ nhận, hình thức mua hàng qua mạng xã hội là một giải pháp tiện lợi,  phù hợp xu thế xã hội hiện đại, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay. Tuy nhiên, các cá nhân sử dụng mạng xã hội cần tỉnh táo, cảnh giác để tránh trở thành nạn nhân của các hành vi lừa đảo mua hàng qua mạng.

Dưới đây là những lưu ý những điều khi đặt hàng qua mạng, chị em tham khảo để tránh gặp phải những chuyện dở khóc dở cười

- Khi mua hàng, hãy chat riêng, yêu cầu shop gửi ảnh thật của sản phẩm, yêu cầu cụ thể từng góc chụp, cận chất liệu… thay vì tin vào những tấm  hình long lanh, hào nhoáng được quảng cáo. Nếu shop từ chối không thể cung cấp những điều này, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi mua.

- Để tránh bị lừa chuyển khoản khi mua rồi chủ shop mất hút, hãy kiểm tra kĩ thông tin địa chỉ của shop đó, có đáng tin cậy hay không, chụp màn hình giao dịch, tin nhắn trao đổi với shop đó, chụp ảnh trang cá nhân của chủ shop hoặc chủ cửa hàng (nếu có), để làm bằng cứ trong trường hợp cần thiết.

- Trước khi quyết định mua một mặt hàng nào đó, hãy tham khảo giá ở nhiều cửa hàng khác nhau để có được sự so sánh, tránh bị lừa, bị hấp dẫn bởi chiêu “giảm giá sốc”

- Khi đặt mua hàng, không nên để lộ thông tin cá nhân ở bình luận công khai, hãy chát riêng với chủ shop để đặt hàng

- Khi nhận hàng, cần kiểm tra thật kỹ thông tin trên bưu kiện: Thông tin người gửi, loại sản phẩm… xem có đúng với hàng mà mình đặt hay không. Nếu không đúng, hãy từ chối nhận.

Lần đầu chuyển hết lên bán hàng online, tiểu thương Sài Gòn thấy khó gấp 10 lần bán kiểu cũ
Những ngày giãn cách phòng dịch, có rất nhiều trang, hội nhóm mua bán online được thành lập để người dân trao đổi hàng hóa. Bỡ ngỡ vì lần đầu giao dịch trên chợ mạng, nhiều người bán sợ ôm hàng mà không có khách hỏi, trong khi đó, có người mua lại sợ bị b

Bán hàng online

HÀ ANH
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Sáng nay (22/11), giá vàng tiếp tục tăng mạnh nửa triệu đồng/lượng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 86 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn trên...

Tin bài cùng chủ đề Bán hàng online