Đại gia giàu nhất Sài Gòn xưa, là ông ngoại của Nam Phương Hoàng Hậu

HÀ ANH - Ngày 06/01/2021 16:27 PM (GMT+7)

“Nhất Sỹ” không chỉ sở hữu khối tài sản giàu có bậc nhất Nam Kỳ Lục Tỉnh mà còn nức tiếng Đông Dương.  Xung quanh cuộc đời và cả khối tài sản khổng lồ của ông có nhiều câu chuyện khiến hậu thế sau này cũng phải trầm trồ, kính nể.

Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, người Sài Gòn ai ai cũng biết đến câu “Nhất Sỹ, Nhì Phương, Tam Xường, Tứ Hỏa”. Câu nói này chỉ 4 vị đại gia giàu nhất đất Sài Gòn khi ấy. Trong đó, người đứng đầu “Nhất Sỹ” không chỉ sở hữu khối tài sản giàu có bậc nhất Nam Kỳ Lục Tỉnh mà còn nức tiếng Đông Dương.  Xung quanh cuộc đời và cả khối tài sản khổng lồ của ông có nhiều câu chuyện khiến hậu thế sau này cũng phải trầm trồ, kính nể.

Giàu có nhờ tư duy nhạy bén, tầm nhìn xa trông rộng

Ông Huyện Sỹ tên thật là Lê Nhứt Sỹ (1841 – 1900), sinh ra trong một gia đình theo đạo Công giáo ở Cầu Kho, Sài Gòn. Thuở nhỏ, ông có tên là Sỹ và tên thánh là Philipphê. Sau này, ông lấy tên là Lê Phát Đạt, nguyên nhân là do tên thật của ông trùng với tên một người thầy giáo từng dạy ông nên đã quyết định đổi khác đi. Dường như cái tên Phát Đạt này đã vận vào cuộc đời ông. Mặc dù xuất thân trong một gia đình bình dân, không quá giàu có, thế nhưng bằng sự cố gắng của mình và thời vận tạo cơ hội, ông vươn lên trở thành một trong những người giàu có bậc nhất Sài Gòn xưa.

Từ nhỏ, ông đã được các tu sĩ cho du học tại Malaysia. Với bản tính thông minh, những năm tháng này ông đã học được nhiều thứ ngôn ngữ khác nhau, bao gồm Latinh Pháp, chữ Hán và chữ quốc ngữ.

Đại gia giàu nhất Sài Gòn xưa, là ông ngoại của Nam Phương Hoàng Hậu - 1

Tượng bán thân Huyện Sỹ tại nhà thờ do chính ông bỏ tiền xây dựng. 

Sau khi về nước, với vốn ngôn ngữ đa dạng của mình, ông được chính phủ Pháp bổ nhiệm làm thông ngôn. Từ năm 1880, ông làm Ủy viên Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ, sau phong hàm lên cấp Huyện. Đây cũng là lý do mà người ta quen gọi ông là Huyện Sỹ.

Những biến động về chính trị đã vô tình trở thành “thời thế tạo anh hùng”. Sau khi Pháp cho quân đàn áp, đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa, tình hình loạn lạc, người dân bỏ chạy tứ phương. Cũng vì thế mà ruộng đất bỏ hoang nhiều dù Pháp đã ra sức thuyết phục nhưng dân chúng vẫn không quay về. Chính quyền Pháp vận động những người Việt đang làm việc phải mua đất để làm gương cho dân mua theo.

Lúc đó, ông Huyện Sỹ để dành được một khoản tiền khá lớn, nhân dịp này đã dồn tiền mua những thửa đất có vị trí tốt và thuê người gieo trồng, cày cấy. Năm ấy, thời vụ được mùa lúc thu hoạch được, mang lại nguồn thu lớn. Ông tiếp tục mở rộng việc mua đất làm nông nghiệp dù có phải đi vay tiền mua. Như lộc trời ban, ông cứ đầu tư vào đâu là thắng lớn, mấy năm liên tiếp sau đó đều bội thu mùa màng nên tài sản của ông không ngừng gia tăng. Không chỉ vậy, số ruộng đất ông có được cũng vô cùng lớn. Hầu như toàn bộ khu vực Tân An, Đức Hòa, Đức Huệ đều thuộc quyền sở hữu của ông.

Đi trước thời cuộc, đoán được xu hướng phát triển, ông mua hàng loạt khu đất rộng lớn sát thành phố vì cho rằng Sài Gòn chắc chắn sẽ mở rộng ra. Và đúng như ông tính toán, khi thành phố mở rộng, với số đất ông có, ông nghiễm nhiên trở thành đại gia bất động sản với đất cho thuê để làm nhà máy, nhà xưởng, xây nhà cho thuê… Người ta ước tính thời điểm ấy, ông Huyện Sỹ có khoảng hàng ngàn căn nhà.

Khối gia sản kếch xù

Nói về độ giàu có của ông Huyện Sỹ, người đời sau cũng phải trầm trồ, kính nể. Theo ghi nhận, toàn bộ vùng đất trù phú, màu mỡ và đẹp nhất thuộc Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia đều thuộc sở hữu của ông Huyện Sỹ. Tại Sài Gòn, gia đình ông sở hữu nhiều mảnh đất với vị thế đắc địa ngay giữa trung tâm. Trong đó, đáng kể nhất là khu đất rộng hơn héc ta mà gia đình ông dành để xây nhà thờ Huyện Sỹ. Chưa kể, ông còn có nhiều đất ở khu Gò Vấp, nơi sau này con trai ông dã dùng để xây nhà thờ Hạnh Thông Tây.

Đại gia giàu nhất Sài Gòn xưa, là ông ngoại của Nam Phương Hoàng Hậu - 2

Nhà thờ Huyện Sỹ là nhà thờ Công giáo cổ trên 100 tuổi ở số 1, đường Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP.HCM

Hiện nay, những công trình lớn nhất, đồ sộ nhất – hiện thân của sự giàu có của gia đình ông Huyện Sỹ vẫn còn; trong đó không thể không kể đến nhà thờ Huyện Sỹ, công trình mà ông đã hiến đất và dành tới 1/7 tài sản để xây dựng.

Nhà thờ được xây dựng trong 3 năm, từ 1902 – 1905 nằm ở góc đường Frère Louis và Frère Guilleraut (nay là đường Nguyễn Trãi và đường Tôn Thất Tùng). Nhà thờ dài 40 m, chia làm 4 gian, rộng 18 m. Mặt tiền và các cột chính điện được ốp bằng đá granite Biên Hòa theo phong cách kiến trúc kiểu vòm nhọn Gothic. Sau này, thi hài của vợ chồng ông Huyện Sỹ cũng được đưa vào an táng trong một gian phòng phía sau cung thánh.

Ngoài ra còn có nhà thờ Chí Hòa và con trai ông là kỹ sư Lê Phát Thanh cũng bỏ tiền xây nhà thờ Hạnh Thông Tây, nằm tại quận Gò Vấp TP.HCM. Nhà thờ cũng vô cùng lớn, lộng lẫy.

Cháu ngoại là Nam Phương Hoàng Hậu, tặng cháu 1 triệu đồng tiền mặt (tương đương với 20.000 cây vàng thời bấy giờ) làm hồi môn

Mặc dù sở hữu khối tài sản “khổng lồ”, ấy thế nhưng cuộc sống của gia đình ông Huyện Sỹ lại rất thuận hòa, êm ấm, không có cảnh trác táng, ăn chơi như nhiều gia đình giàu có từng vấp phải. Trong nhà, để nhắc nhở con cháu, ông treo một câu đối: “Cần dữ kiệm, trị gia thượng sách. Nhẫn nhi hòa, xử thế lương đồ” (Tạm dịch: Trong gia đình phải chăm chỉ và tiết kiệm. Xử thế với người ngoài phải hòa hoãn và nhẫn nhịn). Chính vì tư duy và quan điểm sống này mà gia đạo đều yên ấm, con cái thành đạt, phương trưởng, nên người. Toàn bộ gia sản của ông được tập trung để phát triển nông nghiệp và truyền bá đạo Công giáo.

Con cháu của ông Huyện Sỹ đều học hành, thành đạt, cũng đều sở hữu đất đai rộng lớn. Trong đó, có thể kể đến trưởng nam của ông Huyện Sỹ là Lê Phát An. Lê Phát An được vua Bảo Đại phong tước An Định Vương. Đây là người duy nhất trong lịch sử Nam Kỳ không phải hoàng thân quốc thích nhưng được lên ngôi vị cao quý nhất của triều đình.

Đại gia giàu nhất Sài Gòn xưa, là ông ngoại của Nam Phương Hoàng Hậu - 3

Cháu gái của ông Huyện Sỹ - Nguyễn Hữu Thị Lan, người được gả cho Vua Bảo Đại và trở thành Nam Phương Hoàng Hậu, vị Hoàng Hậu cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam.

Đặc biệt nhất, phải kể đến cháu gái Nguyễn Hữu Thị Lan người được gả cho Vua Bảo Đại và trở thành Nam Phương Hoàng Hậu, vị Hoàng Hậu cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam. Nam Phương Hoàng Hậu không chỉ nổi tiếng với nhan sắc hơn người mà cả tài năng và đạo đức đều được hậu thế nể trọng.

Đại gia giàu nhất Sài Gòn xưa, là ông ngoại của Nam Phương Hoàng Hậu - 4

Đại gia giàu nhất Sài Gòn xưa, là ông ngoại của Nam Phương Hoàng Hậu - 5

Mộ phần ông, bà Huyện Sỹ được đặt trong nhà thờ có bức tượng ông, bà nằm bằng đá cẩm thạch.

Người ta nói rằng, ông Huyện Sỹ giàu có đến độ còn vượt mặt cả Vua Bảo Đại. Ngày cưới cháu gái, ông đã trao của hồi môn lên tới 1 triệu đồng tiền mặt, tương đương với 20.000 cây vàng thời bấy giờ. Thậm chí, Vị hoàng đế Bảo Đại sau này còn phải dùng tiền của nhà vợ nhiều hơn là tiền Hoàng Gia.

Có thể nói, cuộc đời của đại gia Huyện Sỹ thật sự đáng nể phục. Ông giàu có không chỉ nhờ may mắn mà còn bởi sự thông minh, mưu lược và cả đạo đức, lối sống.

Đại gia lừng lẫy có 20.000 nhà mặt phố tại SG và những giai thoại ly kỳ về cuộc đời
Chắc hẳn khi nghe con số về tổng khối tài sản với hơn 20.000 căn nhà mặt phố ngay tại Sài Gòn, ai ai cũng phải trầm trồ thán phục về một vị đại gia...
HÀ ANH
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h