Đi lễ chùa đầu năm: Không rõ bản chất dễ mắc sai lầm

Ngày 21/02/2018 00:04 AM (GMT+7)

Theo các chuyên gia, không phải ai đi chùa cũng biết lễ đúng cách. Nếu như không hiểu rõ bản chất của việc đến chùa thì rất dễ mắc sai lầm.

Đi lễ chùa đầu năm là hoạt động không thể thiếu của mỗi người dân dịp Tết đến, xuân về. Phong tục này đã trở thành một nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống của người Việt.

Thế nhưng, có nhiều người hay đến chùa nhưng lại không hiểu rõ bản chất chùa là nơi để tâm hồn thanh tịnh, hướng đến cái thiện chứ không phải nơi cầu tài, cầu lộc… khiến nét đẹp này bị lệch lạc đi thậm chí là mắc sai lầm.

Theo Nhà nghiên cứu văn hoá, PGS.TS Nguyễn Thanh Tú, nhà chùa là nơi tĩnh tâm, không phải là nơi cầu tài, cầu lộc như mọi người vẫn nghĩ. Người xưa vẫn nói “ăn hương ăn hoa”, hàm ý rằng, lễ chùa, thắp nhang, khấn Phật chỉ là những hành động mang tính biểu tượng.

Thắp một nén nhang với tất cả lòng thành thì gọi đó là “tâm nhang/tâm hương”. Đến chùa, nếu có lòng thì chỉ cần thắp nén hương, còn không chỉ cần vãng cảnh chùa là được. Còn mang lễ đến, nhiều vàng mã, nhét tiền vào tay phật… nghĩa là hối lộ phật, như vậy là không đúng.

Đi lễ chùa đầu năm: Không rõ bản chất dễ mắc sai lầm - 1

Theo các chuyên gia, lễ Phật quan trọng là ở lòng thành chứ không phải ở lễ vật hay tiền bạc. Ảnh minh hoạ

Lễ Phật thì trọng ở lòng thành. Tâm hướng thiện là điều quan trọng nhất, lễ có hay không cũng không quan trọng.

Ngày đầu năm, hoặc đúng hơn là thời khắc giao thừa nhiều người đến chùa sau khi thắp hương còn ra hái lộc nhưng không phải hái tượng trưng một vài cái lá, mà lại bẻ cành to, như vậy cũng là sai lầm, không đúng với tinh thần của đạo Phật.

Đồng tình với quan điểm trên, Tiến sĩ Nguyễn Văn Vịnh, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Giáo dục – Liên hiệp hội KHKT Việt Nam (VNUSTA) cũng nhấn mạnh rằng chùa là nơi thanh tịnh, mục tiêu cao cả nhất của phật giáo là giải thoát con người khỏi những đau khổ, phiền não do các yếu tố “Tham – Sân – Si". Đến chùa là để tìm trạng thái thanh tịnh và giải thoát chứ không phải là nơi cầu lộc, xin tiền.

“Tiền là thứ làm cho con người ta rắc rối nhất và gây ra nhiều hoạn nạn cho con người nhất. Vì bị pha trộn các tôn giáo nên nhiều người hiểu sai, nghĩ rằng chùa là nơi đến để cầu tài, cầu lộc. Còn về bản chất, Phật tổ đã đưa ra nghi thức tối giản đến mức chỉ cần đọc hồng danh của phật là được, Phật tại tâm và sự thiện tín trong con người mới chính là điều quan trọng nhất”, Tiến sĩ Vịnh nhấn mạnh.

Vì sao nên mua muối đầu năm, mua vôi cuối năm?
Vào ngày đầu năm mới, nhiều người thường mua một bát muối đầy, ý nghĩa của việc làm này không phải ai cũng biết.
Minh Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tết nguyên đán