Trải qua hàng trăm năm, đến nay những dinh thự này vẫn bền vững theo thời gian với lối kiến trúc đẹp, hoành tráng.
Chú Hỏa - một trong 4 phú hào giàu có bậc nhất Sài Gòn xưa
Ở đất Sài Gòn xưa, người dân có câu nói: “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa” (bao gồm: Huyện Sỹ - Lê Phát Đạt; Tổng đốc Phương - Đỗ Hữu Phương; Bá hộ Xường - Lý Tường Quan và chú Hỏa - Hứa Bổn Hòa) để chỉ về những hào phú thời đó, là những người sở hữu khối tài sản "khủng" không ai sánh kịp.
Chân dung chú Hỏa - tấm ảnh hiếm hoi còn sót lại
Nhắc đến chú Hỏa là nhắc đến “Vua đất” khi ông sở hữu tới hơn 20.000 ngôi nhà mặt phố ngay giữa Sài Gòn. Với khả năng kinh doanh nhạy bén, chú Hỏa mua nhiều đất đai khi đó còn bỏ hoang ngay trung tâm Sài Gòn. Khi đó, thành phố đang có ý định xây dựng chợ Bến Thành, chú mua toàn bộ vùng đất mới san lấp quanh vị trí xây chợ. Trong phút chốc, chú trở thành ông chủ của 20.000 khu đất vàng.
Những năm cuối đời, đại gia Hứa Bổn Hòa muốn có một dinh thự cho con cháu ở nhưng chưa thực hiện được. Sau khi ông qua đời, gia đình đã xây ngôi nhà bế thế. Sau năm 1975, gia đình ông Hứa Bổn Hòa chuyển ra nước ngoài định cư, căn nhà được sử dụng làm Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM.
Cận cảnh căn nhà của gia đình đại gia Hứa Bổn Hòa - nay được sử dụng làm Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM (Nguồn: Người Lao Động)
Dinh thự của gia đình chú Hỏa có 99 cửa, nay là bảo tàng Mỹ thuật TPHCM.
Tòa nhà do con cháu ông Hứa Bổn Hòa xây dựng năm 1929 và hoàn thành sau 5 năm
Ngoài kiến trúc ấn tượng thì bên trong căn nhà còn có một thang máy cổ được làm ở châu Âu.
Tòa dinh thự được trang trí theo phong cách kiến trúc Đông – Tây kết hợp.
Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy
Trần Trinh Huy (1900 - 1974), là con ông Trần Trinh Trạch vời người vợ đầu, tức bà Phan Thị Muồi. Gia đình Công tử Bạc Liêu vốn giàu có, cha sở hữu hàng chục ngàn ha đất trồng lúa và ruộng muối hồi đầu thế kỷ 20.
Dinh thự của Công tử Bạc Liêu được xây dựng năm 1919, trải qua trăm năm đến nay vẫn bền vững theo thời gian. Ngôi nhà này do ông Trần Trinh Trạch, cha của Công tử Tử Bạc Liêu xây dựng, do kiến trúc sư Pháp thiết kế. Hiện nay, ngôi nhà tọa lạc ở số 13, đường Điện Biên Phủ, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.
Dinh thự của Công tử Bạc Liêu được xây bằng các vật liệu chuyển từ Pháp về, bên trong vẫn lưu giữ nhiều cổ vật giá trị.
Dù đã xây dựng từ lâu nhưng do thiết kế hiện đại, nên nhìn bên ngoài dinh thự "Công tử Bạc Liêu" vẫn vô cùng sang trọng
Đây chiếc ôtô được ông Trần Trinh Trạch mua năm 1930 tại Sài Gòn để đón con trai là Công tử Bạc Liêu đi du học Pháp trở về.
Khi mới xây dựng xong, đây là công trình bề thế bậc nhất ở Bạc Liêu, người dân vẫn còn gọi với tên khác là "Nhà Lớn".
Ngoài kiến trúc của công trình cũng như hiện vật còn lưu giữ ở đây thì giai thoại về độ ăn chơi, tiêu xài xa xỉ của ông Trần Trinh Huy (Công tử Bạc Liêu hay còn gọi là Hắc Công Tử) cũng là điều hút du khách.
Vật dụng, chén đĩa cổ vô cùng có giá trị trong dinh thự