Gia Cát Lượng muốn nhét 7 hạt gạo vào miệng sau khi chết, lý do khiến hậu thế nể phục

Khánh Hằng - Ngày 26/09/2021 13:30 PM (GMT+7)

Là một nhà chính trị lỗi lạc và có tài chiêm tinh, Gia Cát Lượng đã sắp đặt và bố trí cả cái chết của chính mình.

Gia Cát Lượng, tự là Khổng Minh, là tể tướng của Thục Hán trong thời Tam quốc của lịch sử Trung Quốc. Ông còn là công thần khai quốc, nhà chính trị, nhà ngoại giao, chỉ huy quân sự, nhà giáo dục và nhà phát minh kỹ thuật nổi tiếng. Gia Cát Lượng đã giúp Lưu Bị gây dựng nên nhà Thục Hán, được cho là một trong những chiến lược gia vĩ đại và xuất sắc nhất trong thời đại của ông, được so sánh với một chiến lược gia tài ba khác của Trung Quốc là Tôn Tử.

Trong tiểu thuyết "Tam quốc diễn nghĩa" nổi tiếng, Gia Cát Lượng được miêu tả là một vị thừa tướng tài đức song toàn với tài năng "xuất quỷ nhập thần", đoán mưu lập kế như thần, trên thông thiên văn dưới tường địa lý, là biểu tượng của lòng trung nghĩa và trí tuệ anh minh. Gia Cát Lượng cũng rất giỏi chiêm tinh, có thể lường trước những điều mà không phải ai cũng thấy được.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nhưng dù giỏi giang đến đâu thì Gia Cát Lượng cũng là một con người, không thể tránh khỏi quy luật "sinh lão bệnh tử". Cuối tháng 8 năm Kiến Hưng thứ 12 (tức năm 234), Gia Cát Lượng bệnh nặng mất ngay trong chiến dịch Bắc Phạt lần thứ 6, thọ 54 tuổi. 

Có một chi tiết rất đặc biệt về sự ra đi của Gia Cát Lượng, đó là trước khi qua đời, ông đã dặn cấp dưới rằng mình muốn bỏ vào miệng 7 hạt gạo. Hành động tưởng chừng khó hiểu này đã khiến hậu thế phải nể phục ông vì tài năng hơn người ngay cả khi đã ra đi.

Đầu tiên, ý nguyện của Gia Cát Lượng là muốn tuân theo những nghi thức dân gian cổ xưa. Người Trung Quốc quan niệm "vật chết như vật sống", họ tin rằng người đã khuất cũng cần được đối xử như người còn sống. Trong cuốn sách "Hậu Hán thư lễ nghi chí" ghi lại: "Đăng hà (người chết bay lên trời) mang theo gạo và ngọc như một món quà". Đây là một trong những nghi thức cổ xưa, được gọi là "phạn hàm", trong đó người chết sẽ được nhét vào miệng những đồ như hạt gạo, ngũ cốc, hạt ngọc hay đồng xu..., với mong muốn người đã khuất có đủ thức ăn và tiền tiêu ở thế giới bên kia.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Có một số thắc mắc về việc Gia Cát Lượng là tể tướng của nước Thục, quyền cao chức trọng, tại sao không nhét ngọc vào miệng mà lại nhét hạt gạo, vì gạo vốn chỉ dùng cho những người dân thường. Một số lý giải rằng bởi Gia Cát Lượng không phải vua của một nước chư hầu nên không được nhét ngọc vào miệng, cũng có người cho rằng Gia Cát Lượng cố tình muốn nhét gạo vào miệng bởi ông muốn được như dân, gần gũi với nhân dân.

Tuy nhiên, lý giải được nhiều người đồng tình nhất về việc Gia Cát Lượng muốn bỏ 7 hạt gạo vào miệng sau khi chết, đó là sự suy tính, sắp đặt và bố trí của ông cho cả cái chết của chính mình.

Ai cũng biết rằng Gia Cát Lượng rất giỏi chiêm tinh và dự đoán. Ông hiểu rằng 7 ngày là chu kỳ của tuần trăng và chòm sao Bắc Đẩu là dấu hiệu chiêm tinh quan trọng nhất trên bầu trời. Gia Cát Lượng cố tình sai cấp dưới nhét 7 hạt gạo vào miệng mình sau khi chết là để giữ lại linh hồn, đảm bảo rằng vì sao tượng trưng cho bản thân mình trên bầu trời sẽ không rơi xuống sau khi ông qua đời, khiến tướng lĩnh quân địch khi đó là Tư Mã Ý tưởng rằng ông vẫn còn sống, sẽ rút quân về doanh trại cố thủ, nhờ đó quân nước Thục mới an toàn rút về. Nhờ vậy, Gia Cát Lượng đã thắng ngay cả khi không còn sống nữa.

Sàn gạch Tử Cấm Thành rạn nứt, hậu thế đào xuống phát hiện bí mật không ngờ
Là một công trình lịch sử quan trọng, ngay cả lớp gạch lát sàn của Tử Cấm Thành cũng ẩn chứa những bí mật khiến người đời phải kinh ngạc.

Thâm cung bí sử

Khánh Hằng
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thâm cung bí sử