GS Đặng Văn Ngữ - Người thầy chỉ muốn học trò xưng hô “anh-em”, 13 năm ở vậy "gà trống nuôi con"

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 20/11/2023 06:32 AM (GMT+7)

Là một nhà khoa học tài ba, người thầy đáng kính của bao thế hệ học trò, thế nhưng cuộc đời GS Đặng Văn Ngữ cũng trải qua nhiều bĩ cực, cho đến khi hy sinh vẫn còn bao dự định chưa thành.

Giáo sư, anh hùng liệt sĩ Đặng Văn Ngữ (1910 – 1967) không chỉ là một nhà trí thức yêu nước, một nhà khoa học, mà còn là người đặt nền móng cho ngành sốt rét, ký sinh trùng tại Việt Nam. Hơn thế nữa, giáo sư Đặng Văn Ngữ còn là người thầy vĩ đại của bao thế hệ học trò, để sau này chính họ là người kế tục sự nghiệp còn đang dang dở của thầy.

Nhân ngày Hiến chương nhà giáo Việt Nam 20/11, chúng tôi xin ghi lại những câu chuyện về người thầy Đặng Văn Ngữ, qua lời chia sẻ của PGS.TS.BS Phạm Văn Thân – nguyên Trưởng bộ môn Ký sinh trùng (trường Đại học Y Hà Nội), ông vừa là học trò và cũng đồng nghiệp của giáo sư Đặng Văn Ngữ.

Tượng giáo sư, anh hùng liệt sĩ, nhà giáo Đặng Văn Ngữ được đặt ở nơi trang trọng nhất tại Viện Sốt rét-Ký sinh trùng và Côn trùng Trung ương nơi ông sáng lập và là viện trưởng đầu tiên.

Tượng giáo sư, anh hùng liệt sĩ, nhà giáo Đặng Văn Ngữ được đặt ở nơi trang trọng nhất tại Viện Sốt rét-Ký sinh trùng và Côn trùng Trung ương nơi ông sáng lập và là viện trưởng đầu tiên. 

Muốn học trò gọi mình bằng "anh" để xóa nhòa khoảng cách

Giáo sư Đặng Văn Ngữ sinh ra tại Huế trong một gia đình nhà nho nghèo hiếu học. Sau khi đỗ tú tài, ông đã nhận được học bổng và học trường Y – Dược thuộc trường Đại học Đông Dương. Ông đỗ bác sĩ năm 1937 và là người Việt Nam đầu tiên được giữ lại làm trợ lý cho giáo sư Galliard - Chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng, kiêm Hiệu trưởng trường Y - Dược lúc đó. Sau đó ông được cử sang Nhật Bản học từ năm 1943 đến cuối năm 1948.

Khi từ Nhật Bản về nước, giáo sư Đặng Văn Ngữ có nhiều cơ hội được để làm việc ở những nơi có điều kiện tốt nhất, thậm chí là ở cả nước ngoài. Thế nhưng, vị giáo sư này đã từ bỏ tất cả để tham gia kháng chiến vào năm 1949. Thời gian sau đó, ông vừa làm khoa học, vừa giảng dạy cho sinh viên, đi đến vùng kháng chiến hay những nơi có dịch bệnh để giúp chiến sĩ, đồng bào điều trị bệnh.

GS Đặng Văn Ngữ - Người thầy chỉ muốn học trò xưng hô “anh-em”, 13 năm ở vậy amp;#34;gà trống nuôi conamp;#34; - 2GS Đặng Văn Ngữ cùng học trò, đồng nghiệp ở trong phòng thí nghiệm. Điều đặc biệt của người thầy này là muốn được học trò xưng hô anh-em cho thân mật. Ảnh tư liệu.

GS Đặng Văn Ngữ cùng học trò, đồng nghiệp ở trong phòng thí nghiệm. Điều đặc biệt của người thầy này là muốn được học trò xưng hô "anh-em" cho thân mật. Ảnh tư liệu. 

Điều đặc biệt đối với người thầy giáo Đặng Văn Ngữ đó là ông không muốn học trò gọi mình là "thầy-trò", hay giáo sư, mà muốn được xưng hô là “anh-em”. Giáo sư Ngữ quan niệm rằng, việc gọi "thầy-trò" có gì đó rất khoảng cách, bề trên, trịch thượng, trong khi xưng hô bằng “anh-em” mới gần gũi, dễ bảo ban nhau hơn. Và chỉ khi gần gũi như anh em, các học trò mới bộc lộ được cái dốt của mình, từ đó thầy mới biết để sửa chữa, rèn giũa giúp học trò tiến bộ hơn.

Dù xưng hô như vậy, nhưng không có nghĩa là suồng sã, trong công việc hay học tập giáo sư Đặng Văn Ngữ rất nghiêm khắc với học trò. “Tôi chưa được thầy khen, nhưng thầy cũng chưa chê bao giờ. Thế nhưng tôi từng chứng kiến, có những lúc học trò hay đồng nghiệp làm không đúng, thầy mắng thẳng mặt đến nỗi học viên khi đó chỉ mong có cái lỗ để độn thổ", PGS Phạm Văn Thân kể lại.

PGS.TS.BS Phạm Văn Thân - người vừa là học trò, vừa là đồng nghiệp của GS Đặng Văn Ngữ cho biết dù thương học viên nhưng thầy làm việc rất nguyên tắc, tỉ mỉ và khoa học.

PGS.TS.BS Phạm Văn Thân - người vừa là học trò, vừa là đồng nghiệp của GS Đặng Văn Ngữ cho biết dù thương học viên nhưng thầy làm việc rất nguyên tắc, tỉ mỉ và khoa học. 

Phong cách làm việc của thầy khiến học sinh không thể cẩu thả và lười biếng

Với tất cả những học trò, đồng nghiệp đã từng được học và tiếp xúc với giáo sư Đặng Văn Ngữ, sau này khi kể lại đều chung một nhận định rằng: “Phong cách làm việc của thầy là tỉ mỉ, chính xác, không ngại khó khăn. Dù cho đó là ở trong phòng thí nghiệm, hay đi về vùng sơ tán, ở với đồng bào”.

Dù là Chủ nhiệm bộ môn, có phòng làm việc riêng, nhưng mỗi khi đến nơi làm việc, giáo sư Đặng Văn Ngữ không bao giờ ngồi bàn văn phòng mà khoác ngay chiếc áo blouse, đi thẳng đến phòng labo để cùng các học trò, đồng nghiệp làm việc. Là người đi trước, nên giáo sư Đặng Văn Ngữ không chỉ dùng lời nói, sách vở để hướng dẫn mà phải là cầm tay chỉ việc, trực tiếp hướng dẫn học trò.

img srchttps://cdn.eva.vn/upload/4-2023/images/2023-11-18/chuyen-ve-vi-giao-su-dang-kinh-ga-trong-nuoi-con-va-muon-hoc-tro-xung-ho-anh-em-vi-ly-do-bat-ngo-gs-ngu9-1700306995-523-width780height246.jpg width660 /

GS Đặng Văn Ngữ - Người thầy chỉ muốn học trò xưng hô “anh-em”, 13 năm ở vậy amp;#34;gà trống nuôi conamp;#34; - 6

Những tư liệu, sổ công tác của GS Đặng Văn Ngữ nhưng năm 1966 trước khi vào chiến trường B. Ảnh tư liệu. 

Tôi còn nhớ có lần trong phòng thí nghiệm, khi học trò dùng kính hiển vi để soi phân, thầy Đặng Văn Ngữ đến vừa nói, vừa trực tiếp hướng dẫn. Thầy nói rằng, với người làm ký sinh trùng thì đầu tiên phải khám bằng mắt, nhìn phân xem đặc hay lỏng, có nhầy hay không, mùi tanh không… sau đó mới đưa kính hiển vi vào soi chi tiết. Qua đó để thấy được thầy làm việc rất nguyên tắc, cẩn thận đến từng chi tiết chứ không đốt cháy giai đoạn”, PGS Phạm Văn Thân kể lại.

Không chỉ trong phòng thí nghiệm, khi đi sơ tán ở các tỉnh miền núi, dù là bậc tri thức lớn, chủ nhiệm bộ môn, viện trưởng nhưng thầy sẵn sàng chui vào chuồng trâu, chuồng bò để bắt muỗi hay ra bờ suối bắt bọ gậy để nghiên cứu, tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Tôi còn nhớ mãi một lần ở vùng sơ tán, khi thấy nông dân đi cày cấy có tổn thương nghi do sán tấn công nhưng chưa xác định loại gì. Khi đó thầy đã xắn quần, lội ruộng để quyết tìm ra tác nhân gây bệnh. Cuối cùng thầy đã phát hiện nguyên nhân là do sán máng vịt gây nên, khi biết nguyên nhân việc điều trị dễ dàng hơn rất nhiều”, ông Thân nhớ lại kỷ niệm về thầy.

PGS Phạm Văn Thân cho biết dù là nhà khoa học lớn nhưng GS Đặng Văn Ngữ rất gần dân, sẵn sàng xuống chuồng trâu bắt muỗi, lội ruộng để tìm nguyên nhân gây bệnh.

PGS Phạm Văn Thân cho biết dù là nhà khoa học lớn nhưng GS Đặng Văn Ngữ rất gần dân, sẵn sàng xuống chuồng trâu bắt muỗi, lội ruộng để tìm nguyên nhân gây bệnh. 

Đau thương mất mát tột cùng và bao dự định còn dang dở

Giáo sư Đặng Văn Ngữ không chỉ được các học trò, đồng nghiệp kính nể vì những nghiên cứu, đóng góp cho nền y học nước nhà, mà lối sống của ông cũng khiến nhiều người phải khâm phục. Vợ giáo sư Đặng Văn Ngữ là bà Tôn Nữ Thị Cung, sau khi lấy nhau và sinh được 3 người con thì ông Ngữ sang Nhật Bản du học. Khi đó, bà Cung cùng các con về Huế sống cùng gia đình nhà chồng.

Gia đình GS Đặng Văn Ngữ khi các con vẫn còn nhỏ. Ảnh tư liệu.

Gia đình GS Đặng Văn Ngữ khi các con vẫn còn nhỏ. Ảnh tư liệu. 

Khi giáo sư Ngữ về nước, tham gia kháng chiến, bà Cung bồng bế 3 con đi bộ từ Huế ra Việt Bắc để cả gia đình được đoàn tụ. Tại đây, chính bà Cung đã trở thành đồng nghiệp đắc lực của chồng trong phòng thí nghiệm để điều chế Penicillin. Chính việc điều chế thành công Penicillin đã giúp nhiều chiến sĩ được cứu sống, giúp cho cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi.

Thời gian gia đình đoàn tụ không được bao lâu, đến năm 1954, trong một lần dọn dẹp phòng thí nghiệm để chuyển đi theo theo lệnh cấp trên, bà Tôn Nữ Thị Cung đã đột ngột ngất xỉu, hôn mê trong nhiều ngày. Khi biết tin, GS Đặng Văn Ngữ vội vàng trở về, cùng các đồng nghiệp tìm mọi cách cứu chữa nhưng giáo sư đã không thể cứu được vợ mình.

Sau khi vợ mất, GS Đặng Văn Ngữ ở vậy, thờ vợ và nuôi 3 con khôn lớn trưởng thành. Ảnh: Gia đình GS Đặng Văn Ngữ tại Ngòi Quãng - Chiêm Hóa- Tuyên Quang năm 1951.

Sau khi vợ mất, GS Đặng Văn Ngữ ở vậy, thờ vợ và nuôi 3 con khôn lớn trưởng thành. Ảnh: Gia đình GS Đặng Văn Ngữ tại Ngòi Quãng - Chiêm Hóa- Tuyên Quang năm 1951. 

Sau khi vợ mất, giáo sư Đặng Văn Ngữ ở vậy nuôi 3 con trưởng thành, dù được nhiều người giới thiệu, tiếp cận, hậm chí gia đình bên vợ của giáo sư cũng giục đi thêm bước nữa để có người “nâng khăn, sửa túi” nhưng giáo sư luôn từ chối, với lý do: “Làm sao tìm được một người thứ hai như Cung?”. Suốt những năm sau đó, giáo sư Đặng Văn Ngữ đã ở vậy “thờ vợ, nuôi con”, thậm chí có những hình ảnh các học trò của giáo sư chỉ vô tình bắt gặp nhưng luôn ghi trong trí nhớ họ.

Tôi còn nhớ hôm ở vùng sơ tán, con gái út của giáo sư là Đặng Nguyệt Quý đi du học bên Nga về nghỉ hè lên thăm cha. Do điều kiện vùng sơ tán khó khăn, con gái được bố trí ở cùng giáo sư và hình ảnh cô con gái tuổi đôi mươi gối đầu lên tay bố ngủ ngon lành khiến chúng tôi thật sự xúc động. Rồi những ngày sau đó là hình ảnh người bố thay mẹ ân cần chăm sóc con gái, khiến chúng tôi hiểu được: Vì sao giáo sư không đi thêm bước nữa? Bởi giáo sư quá yêu vợ, thương con. Bao nhiêu tình yêu thương, giáo sư dành hết cho các con mình”, PGS Phạm Văn Thân kể lại.

Lá thư GS Đặng Văn Ngữ gửi con hiện vẫn đang được lưu giữ cẩn thận. Ảnh tư liệu.

Lá thư GS Đặng Văn Ngữ gửi con hiện vẫn đang được lưu giữ cẩn thận. Ảnh tư liệu. 

Năm 1967, nhiều chiến sĩ ở chiến trường miền Nam của ta mắc bệnh sốt rét, dù khi đó đã hơn 50 tuổi nhưng giáo sư Đặng Văn Ngữ với cương vị là người đứng đầu Viện Sốt rét đã xung phong đi B (chiến trường Bình Trị Thiên). Ông hy vọng chuyến đi này sẽ giúp điều trị được bệnh sốt rét cho các chiến sĩ và là tiền đề để sản xuất ra vắc xin phòng chống sốt rét. Dù ông cũng như tất cả mọi người trong đoàn đều biết vào đó có thể sẽ hy sinh nhưng vì đồng bào, vì chiến sĩ, vì công cuộc giải phóng đất nước ông cương quyết đi vào chiến trường, mặc những lời can ngăn.

Trước khi thầy tôi đi B, thầy có lên vùng sơ tán để giao ban với bộ môn, khi ra về thầy bắt tay chào mọi người, nhưng không khí hôm đó khác lắm. Thầy chào một lần nhưng không về luôn như mọi khi, lại quay lại bắt tay mọi người lần nữa. Có lẽ thầy muốn gửi thông điệp, có thể đây sẽ là lần gặp gỡ cuối cùng”, PGS Phạm Văn Thân nhớ lại.

GS Đặng Văn Ngữ hy sinh khi lời hứa và bao dự định ấp ủ chưa thành. Ảnh tư liệu.

GS Đặng Văn Ngữ hy sinh khi lời hứa và bao dự định ấp ủ chưa thành. Ảnh tư liệu. 

Được biết, trước khi đi B, giáo sư Đặng Văn Ngữ đã lên viếng mộ vợ ở Việt Bắc và hứa với vợ chuyến đi này ông sẽ về thăm quê hương (Huế) thân thương, thăm mẹ già và những người thân sau bao năm xa cách. Thế nhưng, không thể ngờ rằng, đây là lại chuyến đi cuối cùng của giáo sư Đặng Văn Ngữ. Ông đã hy sinh ngày 1/4/1967 trong một trận bom B52 rải thảm ở khu căn cứ thuộc phía tây Thừa Thiên – Huế. Trận bom ác liệt ấy không chỉ khiến ông không thực hiện được lời hứa với người vợ hiền, khiến cho dự định sản xuất vắc xin sốt rét phải dang dở mà còn làm mất đi một người thầy, một nhà khoa học lỗi lạc của nước nhà.

Ngày Nhà giáo cận kề và cơn đau đầu của các phụ huynh: Tặng quà hay phong bì, hay… cả hai?
Ngày Nhà giáo Việt Nam đang đến gần và đây cũng là một nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh khi phải lựa chọn quà tặng tri ân các thầy cô của con mình.

chuyện tiêu tiền

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nhân vật