Hành trình tìm ngôi mộ cổ bí ẩn: Mộ yểm và những lời đồn đại

Ngày 22/08/2017 09:27 AM (GMT+7)

Không ít những lời đồn đại về các ngôi mộ yểm gây họa cho người sống. Thực hư thế nào?

Khi tôi đặt câu hỏi cho những người từng khai quật những ngôi mộ yểm, rằng họ có tin vào sự gây họa cho người sống của các ngôi mộ yểm hay không, họ đều thận trọng trả lời: Xét về yêu tố tâm linh, có những chuyện đến nay khoa học vẫn chưa lý giải được nên nhiều người cứ tin theo mà giữ gìn.

Khi khai quật mộ cổ, kể cả mộ yểm, mọi người đều phải “trấn” để những người tham gia được an lành, mạnh khỏe sau đó. Mỗi thầy một phương cách nhưng đều giữ bí mật và chỉ truyền thụ cho học trò thân thiết.

Họa sĩ Đỗ Đình Chiến, Giám đốc Công ty Trống Đồng chuyên khai quật mộ cổ, nói: “Khai quật mộ là việc cần phải làm, tôi không làm cũng có người khác làm thôi. Nếu bị người âm quở thì với số lượng rất lớn các ngôi mộ tôi đã khai quật, giờ này tôi đâu có ngồi đây trò chuyện với anh”.

Xét về yếu tố khoa học, có thể giải thích được nhiều câu chuyện tưởng chừng hoang đường bí ẩn, như ông Truật bị ngã là do tay vịn cầu thang bị gỡ mất ốc mà không biết. Hoàng tử Cảnh bị cho là chết do bệnh đậu mùa nên người ta đã đổ vào quan tài rất nhiều chất độc để tránh lây lan bệnh, dù trải qua hàng trăm năm nhưng chất độc vẫn còn tích tụ trong quan tài nên khi mở nắp thì bốc ra khiến ông Truật không phòng bị ngất ngay vì hít phải khí độc.

Theo lời ông Nguyễn Thiện Đức, mộ càng lâu càng tích tụ khí độc, chôn từ 70 năm trở lên khí âm rất nhiều, có trường hợp những người tham gia khai quật hoặc chứng kiến đứng thắp hương thì không sao.

Đấy không chỉ là yếu tố tâm linh, mà ba nén hương chính đã tạo ra dương khí, cân bằng lại với âm khí của mộ lâu năm. Duy nhất một người lúc đó không thắp hương mà chỉ đến cúi đầu, tối hôm đó về bị bệnh rất nặng, là do bị khí âm xâm nhập vào cơ thể.

Theo Phạm Trường Giang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề An ninh hình sự