Hoàng đế cuối cùng của Việt Nam và thân thế bí ẩn gây tranh cãi đến tận bây giờ

K.T - Ngày 28/11/2020 06:00 AM (GMT+7)

Nhắc đến Bảo Đại, người đời sau liền nhớ ngay đến hình ảnh vị hoàng đế cuối cùng của lịch sử Việt Nam với những giai thoại tình trường đào hoa.

Bảo Đại (1913-1997) tên thật Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy là hoàng đế thứ 13 và cuối cùng của triệu đại nhà Nguyễn. Ông cũng là vị vua cuối cùng của chế độ quân chủ trong lịch sử Việt Nam.

Có khá nhiều giai thoại xoay quanh Bảo Đại, trong đó không thiếu tình tiết đơm đặt, thêu dệt cho thêm phần hấp dẫn. Thậm chí cho đến ngày nay, cuộc đời của ông vẫn bị bao phủ bởi những giai thoại mà phần nhiều là bảy thực ba hư.

Thân thế gây nhiều tranh cãi

Bảo Đại là con trai duy nhất của vua Khải Định và bà Từ Cung Thái hậu. Và chuyện về thân thế của ông cho đến nay vẫn còn nhiều dấu chấm hỏi lớn gây nên nhiều tranh cãi. Bởi theo các ghi chép lịch sử, ông không phải con ruột của vua Khải Định; vua Khải Định bị cho là vô sinh và không thích gần đàn bà. Nhưng tất cả chỉ là giả thuyết và không có một bằng chứng xác thực nào. Người đời chỉ biết một sự thật: Vua Khải Định chỉ có duy nhất một người con là Vĩnh Thụy và đã tấn phong Đông Cung Hoàng thái tử cho Vĩnh Thụy trước khi băng hà.

Hoàng đế cuối cùng của Việt Nam và thân thế bí ẩn gây tranh cãi đến tận bây giờ - 1

Vua Bảo Đại ngày nhỏ.

Năm 1922, Vĩnh Thụy bắt đầu du học tại Pháp. Sau đó 3 năm, khi vua Khải Định qua đời, ông đã trở về nước rồi chính thức nối ngôi vị, lấy hiệu là Bảo Đại. Năm 1926, vua Bảo Đại quay trở lại Pháp tiếp tục học tập, còn việc triều chính giao cho các đại thần.

Ở Pháp, vua Bảo Đại được một bậc túc nho dạy học thêm chữ Hán và khuôn phép phương Đông nhưng các thầy giáo Pháp đã nhanh chóng cách ly ông. Sau này về nước cầm quyền, ông thú nhận rằng bản thân gần như hoàn toàn không biết gì về lịch sử triều đại đã dẫn đến việc quyền hành bị nước ngoài thâu tóm như thế nào.

Ngoài ra, có một viên chức cao cấp người Pháp chịu trách nhiệm trông nom dạy dỗ vua. Hàng ngày, cứ vào buổi trưa đi học về, ông đến gia đình ông Charles - cựu Khâm sứ Pháp tại Huế và ở đó không được đi đâu cho đến chiều tối. 10 năm sau, ông về nước trị vì đất nước cho đến năm 1945.

Hoàng đế cuối cùng của Việt Nam và thân thế bí ẩn gây tranh cãi đến tận bây giờ - 2

Chân dung vị vua cuối cùng của Việt Nam.

Quyết định thoái vị và trở thành "công dân Vĩnh Thụy"

Trong thời gian nắm ngai vàng, vị vua "từ trời Tây" trở về đã ban hành nhiều chính sách mới. Ông bãi bỏ một số tập tục mà các vua triều Nguyễn trước đã đề ra như: thần dân không phải quỳ lạy mà có thể ngước nhìn vua khi lễ giá tới; mỗi khi vào chầu, các quan Tây không phải chắp tay xá lạy mà chỉ bắt tay vua, các quan ta cũng không phải quỳ lạy... Ông cũng cho thành lập Viện Dân Biểu để dân có thể trình bày nguyện vọng lên nhà vua.

Cách mạng tháng Tám thành công,vua Bảo Đại quyết định thoái vị và trở thành “công dân Vĩnh Thụy”. Trong bản Tuyên ngôn Thoái vị, ông nói: “Trẫm muốn được làm dân một nước tự do, hơn làm vua một nước nô lệ“. Sau đó, ông được mời làm cố vấn cho Chính phủ Lâm thời mới thành lập.

Hoàng đế cuối cùng của Việt Nam và thân thế bí ẩn gây tranh cãi đến tận bây giờ - 3

Vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu.

Năm 1946, Vĩnh Thụy tham gia phái đoàn chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang Trùng Khánh thăm Trung Quốc, nhưng ông không trở về nước mà về Côn Minh rồi Hương Cảng. Tháng 4/1949, ông lại được đưa về nước tham chính.

Tháng 10/1956, Bảo Đại sang Pháp sống lưu vong. Để quên đi quãng đời hoạt động chính trị cay đắng, ông tự giam mình 10 năm ròng (1956-1966) trong một ngôi nhà vùng Alsace, miền Đông nước Pháp, lấy săn bắn và suy ngẫm làm thú vui giết thời gian.

Năm 1996, Bảo Đại không được khỏe, thị lực mắt kém dần. Năm 1997, ông bị ốm và được đưa vào điều trị tại một bệnh viện quân y nổi tiếng của thủ đô Paris. 5 giờ sáng ngày 31/7/1997, vị Hoàng đế cuối cùng của Việt Nam đã qua đời trên đất Pháp, thọ 85 tuổi.

Những giai thoại về tình trường đào hoa

Bảo Đại được mệnh danh là một vị vua phong lưu đa tình với rất nhiều giai thoại về tình trường đào hoa. Ông từng có một chuyện tình rất đẹp với bà Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan - cháu gái của ông Huyện Sỹ, một gia đình danh giá giàu có nhất xứ Nam Kì. Bà Thị Lan nổi tiếng xinh đẹp, được mệnh danh “hoa hậu Đông Dương” thời bấy giờ.

Triều Nguyễn rất kỵ việc sắc phong hoàng hậu sớm. Trước thời vua Bảo Đại đã có nhiều phi tần dù được vua sủng ái hết mực nhưng đến khi qua đời mới được sắc phong làm hoàng hậu. Nhưng trong ngày trọng đại của cuộc đời, ông đã tuyên bố sắc phong bà Thị Lan làm Nam Phương Hoàng hậu, đồng thời bãi bỏ cả hậu và cam kết "một vợ một chồng" với hoàng hậu. Tuy nhiên sau này ông lại chính là người "thất hứa", nạp thêm 2 thứ phi và có rất nhiều nhân tình.

Hoàng đế cuối cùng của Việt Nam và thân thế bí ẩn gây tranh cãi đến tận bây giờ - 4

Nam Phương Hoàng hậu và 5 người con.

Theo đó, khi ra Hà Nội, Bảo Đại đã sống chung với bà Bùi Mộng Điệp và sinh được ba người con: Hoàng nữ Phương Thảo, hoàng nam Bảo Hoàng, hoàng nam Bảo Sơn. Sau năm 1949, ông trở lại chức Quốc trưởng thì bà Mộng Điệp được coi là thứ phi.

Năm 1946, ông lại chung sống với một vũ nữ nổi danh về sắc đẹp ở Hà Nội là Lý Lệ Hà và chỉ ở với nhau trong thời gian ngắn rồi hai người chia tay. Sau đó, ông ở Hong Kong rồi cặp với một cô gái Trung Hoa lai phương Tây tên là Jenny Woong, tức Hoàng Tiểu Lan, có một con gái được đặt tên là Phương An.

Năm 1949, khi Bảo Đại trở về Việt Nam với chức Quốc trưởng, ông sống với một cô gái Huế tên là Lê Thị Phi Ánh và đã có hai con: Bảo Ân và Phương Minh. Năm 1954, Bảo Đại lưu vong trên đất Pháp và vô cùng buồn chán vì cảnh mất ngôi vua hai lần. Để tìm thú vui, ông sống với một cô gái Âu tên là Vicky và có một người con tên là Phương Từ. Ít lâu sau, ông chuyển qua ở với một cô gái tên là Clément ở Cigalle.

"Nghe nói, ngoài mấy bà vợ mà nhiều người biết rõ tên tuổi và có con cái với Bảo Đại, ông còn mấy nhân tình là các mệnh phụ người Việt lưu lạc ở xứ người", tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang viết trong Bảo Đại - hoàng đế cuối cùng.

Hoàng đế đầu tiên của Việt Nam và số phận bi ai khiến người đời xót xa
Nói về cuộc đời và sự nghiệp của Lý Nam Đế, sử gia Ngô Sĩ Liên nhận định: "Tiền Lý Nam Đế dấy binh trừ bạo, đáng là thuận đạo trời, thế mà cuối cùng...
K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thâm cung bí sử