Lê Uy Mục (1488 –1509) là vị hoàng đế thứ tám của nhà Lê sơ trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Ông được xem là một vị bạo chúa tàn bạo và hoang dâm.
Vừa lên ngôi đã sát hại bà nội vì “thù vặt”
Lê Uy Mục có tên húy là Lê Tuấn – con trai thứ 2 của vua Lê Hiến Tông và Chiêu nhân Hoàng thái hậu Nguyễn Thị Cận. Ông vốn không phải con cả nhưng được chọn làm người kế vị, song Hoàng thái hậu Trường Lạc (mẹ của vua Lê Hiến Tông) kịch liệt phản đối. Bà cho rằng, việc hoàng tử Tuấn – con của kẻ nữ tì, xuất thân hèn kém không được giáo dục tử tế, lên ngôi thiên tử là không thế chấp nhận. Bà cũng khẳng khái nói hoàng tử Tuấn là kẻ không có tư chất của bậc vương giả.
Hoàng thái hậu Trường Lạc nói vậy do Chiêu nhân Hoàng thái hậu Nguyễn Thị Cận mồ côi cha từ nhỏ, nhà nghèo khó nên tự bán mình cho một biên quan nhỏ. Khi người này phạm tội, bà bị triều đình bắt vào làm nô tỳ trong Cấm thành. Khi ấy bà Trường Lạc đang ở cung riêng nên bà Nguyễn Thị Cận vào đó hầu hạ. Vua Hiến Tông (đang là thái tử) vào thăm mẹ, thấy người hầu đã đem lòng yêu mến rồi lấy làm thiếp. Sau đó, bà Nguyễn Thị Cận hạ sinh hoàng tử Tuấn và qua đời. Hoàng tử Tuấn được Kính Phi – ái phi của vua Hiến Tông nhận làm con nuôi.
Chân dung vua Lê Uy Mục.
Lê Uy Mục biết chuyện mình bị bà nội kịch liệt phản đối đã giữ mối thâm thù trong lòng. Vì thế, khi lên ngôi hoàng đế (tháng 1/1505), ông đã sai quân đến cung bắt bà nội đem giết rồi cho nghỉ thiết triều 7 ngày. Ông còn giết chết rất nhiều hoàng thân quốc thích, các quan lại triều thẩn.
Chưa dừng ở đó, vị vua tàn ác này còn cho giết hết những người Chiêm bị bắt làm gia nô trong các điền trang của thế gia, công thần. Bởi vậy một phó sử thần Trung Quốc đã làm thơ gọi ông là vua quỷ: "An Nam tứ bách vận vưu trường. Thiên ý như hà giáng quỷ vương?" (Tạm dịch: Vận An Nam còn dài bốn trăm năm. Ý trời sao lại sinh ra vua quỷ?).
Có sở thích tình dục man rợ và cái chết không ai ngờ
Không chỉ là vua quỷ, Lê Uy Mục còn được biết đến với thu vui tình dục hết sức quái gở và man rợ. Theo sử sách, ngày nào nhà ông cũng mở yến tiệc để vui vẻ cùng các cung nhân, rượu chè, hành lạc thâu đêm suốt sáng nhưng thường xuống tay giết hại người tình của mình ngay sau khi ân ái. Các phi tần mỹ nữ vô cùng khiếp sợ nhưng chỉ biết chắp tay cầu trời lạy phật cho mình tránh được họa lớn.
Do Lê Uy Mục suốt ngày ăn chơi, hưởng lạc và giết người nên hoạn quan càng được đà lấn tới, ra sức lộng hành, vơ vét tiền của khiến xã hội rối ren, nhân dân oán hận. Điều đó đã tạo nên một làn sóng bất bình trong nhân dân cũng như hàng ngũ quan lại triều đình.
Bấy giờ, đại thần tông thất là Nghi quận công Lê Năng Can vì bất đắc chí, có bài thơ gửi cho Nguyễn Văn Lang – thân thích của Trường Lạc Hoàng thái hậu, sau đó bảo cử binh giết bọn ác đảng.
Văn Lang là người thông thao lược, giỏi binh pháp, khéo xem xét thiên thời, sức khoẻ có thể bắt được hổ. Vì thế Văn Lang đã đem bọn Chế Mạn làm nô lệ người Chiêm cùng Vũ Bá, Vũ Tiếp và người ba phủ nổi nghĩa quân ở thành Tây Đô, đem quân giữ ở cửa biển Thần Phù.
Không chỉ là vua quỷ, Lê Uy Mục còn được biết đến với thu vui tình dục hết sức quái gở và man rợ.
Cũng thời điểm đó, vua giết hại người tông thất. Giản Tu công Lê Oanh còn bị giam ở ngục mới đem của cải đút lót người canh giữ, thoát được ra, chưa kịp báo cho mẹ, anh em và vợ thì phải một mình trốn vào Tây Đô. Đến cửa biển Thần Phù, được Văn Lang ra đón, lập làm minh chủ rồi cùng Văn Lang rèn đúc giáo dài và cùng các đại thần khởi binh.
Tại đây, Giản Tu Công sai Lương Đắc Bằng viết Hịch dụ đại thần và các quan, đại ý nói: "Bạo chúa Lê Tuấn, phận con thứ hèn kém, làm nhơ bẩn nghiệp lớn, lần lữa mới gần 5 năm mà tội ác đã đủ muôn khoé. Giết hại người cốt nhục, dìm hãm các thần liêu. Bọn ngoại thích được tin dùng mà phường đuôi chó ngang ngược làm bậy, người cứng cỏi bị ruồng bỏ mà kẻ đầu cá ẩn nấp nẻo xa.
Quan tước đã hết rồi vẫn thưởng tràn không ngớt, dân chúng đã cùng khốn còn vơ vét chẳng thôi. Vét thuế khoá từng cân lạng, tiêu tiền của như đất bùn, bạo ngược ngang với Tần Chính. Đãi bề tôi như chó ngựa, coi dân chúng tựa cỏ rác, ngạo mạn quá cả Nguỵ Oanh.
Huống chi lại xây cung thất to, làm vườn hoa rộng. Xua dân đi trồng cây, giẫm theo vết xe đổ chất gò Hoa Cương đời Tống; lấp biển xây cung điện, nối gót thói u mê xây cung A Phòng nhà Tần. Công trình thổ mộc xây lên rồi thay đổi, thay đổi rồi xây lên, dân Hải Dương, Kinh Bắc mệt mỏi, lao đao; tông thất xa hoa, kiêu căng lại ngang ngược, ngang ngược lại kiêu căng, cõi tứ tuyên phiên trấn xôn xao, rối loạn. Cư dân nhức óc, cả nước đau lòng".
Khi Giản Tu công từ Tây Đô đem các dinh thuỷ, bộ cùng tiến phát, tiến vào sát thành, mọi người đều chạy trốn. Ngày 28/8/1509, vua chạy tới phường Nhật Chiêu, một vệ sĩ cũ đuổi theo bắt được, nộp cho Giản Tu công giam ở cửa Lệ Cảnh.
Tháng 12/1509, vua Lê Uy Mục bị ép uống thuốc độc tự tử. Giản Tu công vì việc trước đây vua giết hại cha mẹ, anh chị em mình rất thảm khốc, mới căm giận chưa nguôi, sai người dùng súng lớn, để xác vua vào miệng súng,cho nổ tan hết hài cốt, chỉ lấy ít tro tàn về chôn tại An Lăng ở quê mẹ. Sau này Lê Chiêu Tông lên ngôi mới đặt tên thụy cho ông là Uy Mục đế.
công thần trước đây bị đuổi, trong đó có Nguyễn Văn Lang là người cùng họ với Trường Lạc thái hoàng thái hậu.
Một số hoàng thân cùng cánh với phe này bị bắt giam, trong đó có các con của Kiến vương Lê Tân. Trong số các con của Kiến vương Lê Tân bị bắt giam, Giản Tu Lê Công Oanh (vua Lê Tương Dực sau này) nhờ đút lót nhiều tiền vàng cho lính canh ngục nên đã trốn được ra ngoài, cùng Nguyễn Minh Lang và nhiều người khác nổi dậy chống lại Uy Mục đế.
Tháng 11/1509, Giản Tu Công giả xưng là Cẩm Giang Vương Lê Sùng ở Tây Đô (Thanh Hóa) đưa quân về Đông Kinh (Hà Nội). Vua Uy Mục bèn bắt giết Lê Sùng và mẹ của Lê Oanh. Lê Oanh vào chiếm kinh thành bắt được Lê Uy Mục, ra lệnh cho ông ta phải uống thuốc độc tự tử. (Ngày 10/1/1510). Lê Oanh hận Lê Uy Mục tàn sát gia đình mình nên đã sai người dùng súng lớn, bắn tan xác vị hôn quân để trả thù cho những người vô tội đã bị ông ta lạm sát.
Tuy không bị thảm sát dưới tay của người chồng tàn độc, hoang dâm vô độ, có sở thích tình dục quái dị như những phi tần, mỹ nữ xấu số trong cung nhưng hoàng hậu Trần Thị Tùng, hoàng hậu đầu tiên của nhà Hậu Lê cũng không tránh khỏi một kết cục bi thảm khi quan nổi dậy tiến về kinh đô, lật đổ ngai vàng của Lê Uy Mục. Vị hoàng hậu nổi tiếng với sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành này trên đường bỏ trốn đã lánh đến xã Hồng Mai (tên Nôm là Kẻ Mơ), huyện Thanh Trì (nay là thôn Hoàng Mai, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, Hà Nội) ẩn náu. Nhưng sau, biết không thể trốn thoát, bà vào chùa, thắt cổ tự tử chết khi chưa đầy 20 tuổi.