Khách hàng vào sân bay dễ bị cạn kiệt ví chỉ vì 8 "mánh khóe" không phải ai cũng biết

Ngày 05/02/2020 13:00 PM (GMT+7)

Tại các khu vực nhà chờ của sân bay, luôn có những chiến lược để “dẫn dắt” khách hàng vào mê cung mua sắm và tốn cả đống tiền.

Theo số liệu của Hội đồng cảng hàng không quốc tế (ACI), 40,4% doanh thu của các sân bay trên toàn thế giới đến từ hệ thống bán lẻ các mặt hàng tại sân bay. Điều này không quá khó hiểu khi nhìn vào sơ đồ quy hoạch của các sân bay hiện tại. Rõ ràng họ đã có một chiến lược đúng đắn để “dẫn dắt” khách hàng rơi vào mê trận và phải chi tiêu tiền trong quá trình chờ đợi chuyến bay của mình cất cánh.

Dưới đây là những gì bạn nên biết về việc vì sao bạn sẽ bị “hút hồn” và tiêu tốn tiền ở sân bay:

1. Biển chỉ dẫn sân bay sẽ đưa bạn tới nơi... mà họ muốn

Việc điều hướng ở sân bay về cơ bản rất dễ dàng, dù bạn đến một sân bay xa lạ thì chỉ cần nhìn những tấm biển chỉ dẫn được lắp đặt ở khắp mọi nơi, đập vào tầm mắt là có thể tìm được hướng đi. Nhưng vấn đề ở chỗ, người thiết kế sân bay sẽ không ngay lập tức đưa bạn tới nơi mà bạn cần.

Khách hàng vào sân bay dễ bị cạn kiệt ví chỉ vì 8 amp;#34;mánh khóeamp;#34; không phải ai cũng biết - 1

Từ cửa kiểm soát an ninh, bạn sẽ phải đi qua một “ma trận” với ngập tràn các cửa hàng bày bán hai bên đường rồi mới tới khu vực ngồi đợi lên tàu bay

Ngay sau khi qua cửa kiểm tra an ninh, rất hiếm khi chúng ta sẽ nhìn thấy đường băng, cửa lên tày bay của mình ngay mà phải đi qua rất nhiều hành lang dài, nơi có các cửa hàng miễn thuế, các khu mua sắm. Sau khi mọi thủ tục đã hoàn tất, bạn thảnh thơi đi dạo và việc phải băng qua dãy cửa hàng sầm uất chắc chắn sẽ kích thích việc muốn chi tiêu, mua sắm của bạn. Đây cũng chính là mẹo của các nhà quản lý sân bay để kích cầu.

2. Các cửa hàng đa phần được bố trí bên tay phải

Đây là một trong những chiêu lợi dụng thói quen tự nhiên của con người. Phần lớn khách hàng đều có thói quen đi và ngắm nhìn những thứ bên tay phải của mình hơn là tay trái do đa phần mọi người thuận tay phải. Vì thế tại sân bay, các gian hàng sẽ được bố trí bên phải nhiều hơn để thu hút ánh nhìn của bạn.

Khách hàng vào sân bay dễ bị cạn kiệt ví chỉ vì 8 amp;#34;mánh khóeamp;#34; không phải ai cũng biết - 2

3. Tạo ra những điều thú vị, đặt khách hàng vào một tâm trạng tốt

Ai cũng hiểu việc một người đang căng thẳng sẽ không nghĩ tới chuyện đi mua sắm. Tại sân bay, rất nhiều người sẽ cảm thấy lo lắng về chuyến bay sắp tới của mình. Để làm giảm tâm trạng tiêu cực này, các sân bay sẽ làm “sáng bừng” tâm trạng của khách với những ô cửa sổ lớn, toàn cảnh, nhìn ra bầu trời với những đường băng và những chiếc máy bay cất cánh đầy thơ mộng.

Khách hàng vào sân bay dễ bị cạn kiệt ví chỉ vì 8 amp;#34;mánh khóeamp;#34; không phải ai cũng biết - 3

 Khách hàng được kích thích cảm xúc tích cực để thúc đẩy tâm lí muốn mua sắm nhiều hơn

Khu vực chờ có nhiều ánh sáng, các tác phẩm nghệ thuật để mang lại sự thoải mái, thư giãn, tâm trạng tích cực cho khách hàng. Thậm chí một số sân bay còn lắp đặt các khu vực tập yoga để tạo bầu không khí hoàn hảo giúp khách thư giãn. Đáng nói là ở chỗ ngay cạnh khu ngồi chờ của họ là những gian hàng miễn phí. Khi có tâm trạng tốt, rất có thể bạn sẽ “lượn lờ” vào một cửa hàng nào đó để mua vài món đồ.

4. Tạo cảm giác thư giãn, thoải mái như ở nhà

Khu vực chờ tại sân bay luôn được thiết kế với tiêu chí tạo sự thoải mái nhất, giống như ở nhà. Họ bố trí ghế ấm cúng với tấm lót bên dưới, bàn bên cạnh và cả… thảm để khiến bạn thấy chẳng khác gì một căn phòng ấm cúng.

Khách hàng vào sân bay dễ bị cạn kiệt ví chỉ vì 8 amp;#34;mánh khóeamp;#34; không phải ai cũng biết - 4

Sự thoải mái này khuyến khích chúng ta mua một tách cà phê, ăn một chiếc bánh sandwich hay mua một quyển sách để đọc trong lúc ngồi chờ máy bay. Trong trường hợp máy bay bị hoãn lâu, họ cũng hi vọng bầu không khí như ở nhà này sẽ làm giảm căng thẳng của khách hàng và khuyến khích việc chi tiêu nhiều hơn.

5. Đẩy nhanh việc làm thủ tục để khách hàng có nhiều thời gian mua sắm

Khoảng thời gian làm xong thủ tục kiểm tra an ninh, chờ lên máy bay càng nhiều đồng nghĩa với việc chúng ta có thể sẽ càng la cà mua sắm nhiều hơn. Đây là lí do vì sao hiện tại tất cả các sân bay đều cố gắng “tăng tốc” trong quá trình check in, kiểm soát hành lý, hộ chiếu, an ninh để hành khách sớm di chuyển vào khu vực chờ.

Khách hàng vào sân bay dễ bị cạn kiệt ví chỉ vì 8 amp;#34;mánh khóeamp;#34; không phải ai cũng biết - 5

Các máy làm thủ tục check in tự động được sắp xếp để thúc đẩy nhanh việc làm thủ tục, dành thời gian chờ đợi nhiều hơn để kích cầu mua sắm

Thậm chí họ lắp đặt hàng loạt các máy làm thủ tục tự động để hành khách tự hoàn thành sớm việc này. Sau khi mọi thứ đã xong xuôi, khách hàng di chuyển vào khu vực chờ, nơi có vô số các cửa hàng miễn thuế, các gian hàng bán đồ ăn, thức uống… Thời gian càng còn nhiều thì khách càng có nguy cơ phải tiêu tốn tiền hơn. Tại đây cũng có những máy bán lẻ tự động để ra tăng cơ hội khách hàng chi tiêu và tiết kiệm chi phí nhân viên của sân bay.

6. Màn hình thông báo giờ lắp ở mọi nơi để khách hàng biết vẫn còn… nhiều thời gian

Lo lắng lớn nhất của hành khách là về giờ giấc bay, vì thế để hành khách có thể yên tâm, tại khu vực chờ, các màn hình thông tin chuyến bay có mặt ở khắp mọi nơi, có cả loa thông báo để hành khách luôn cảm thấy yên tâm làm chủ được giờ giấc và tiếp tục mua sắm mà không lo lắng.

Khách hàng vào sân bay dễ bị cạn kiệt ví chỉ vì 8 amp;#34;mánh khóeamp;#34; không phải ai cũng biết - 6

7. Chiến lược thông minh tại các quầy hàng

Tại các gian hàng, sản phẩm được bày bán theo quy tắc nhãn hàng càng nổi tiếng thì càng xuất hiện ở vị trí dễ nhìn để thúc đẩy hoạt động mua bán. Đặc biệt, sân bay là khu vực bán nhiều mặt hàng đồ lưu niệm, sản vật, thủ công mỹ nghệ, mặt hàng truyền thống của địa phương. Nó đánh vào tâm lí muốn mua một cái gì đó đặc trưng của nơi đây để làm kỷ niệm và vì thế mặt hàng này bán rất chạy với giá thành khá cao.

8. Phải bỏ nước ngoài cửa an ninh nhưng bên trong nhà chờ lại bán nước với giá cao

Khách hàng vào sân bay dễ bị cạn kiệt ví chỉ vì 8 amp;#34;mánh khóeamp;#34; không phải ai cũng biết - 7

Với yêu cầu khắt khe của các hãng hàng không, điều này khách hàng buộc phải chấp nhận. Không chỉ là nước uống mà tất cả đồ ăn cũng phải để ở bên ngoài cửa kiểm soát an ninh. Tuy nhiên sau khi vào bên trong đợi giờ lên máy bay, khi mà có vô số các cửa hàng bán nước, đồ ăn, đồ uống thì giá thành của loại mặt hàng này lại khá đắt đỏ. Nhưng vì nhu cầu của bản thân, bạn tất yếu vẫn phải mua.

Rau xanh ở siêu thị khan hiếm, kệ hàng trống trơn, chợ dân sinh giá đắt gấp 2-3 lần
Rau củ quả sau Tết giá tăng mạnh, nhiều siêu thị tại Hà Nội khan hiếm hàng, các kệ rau trống trơn không còn gì để bán. 
Hà Anh (Dịch từ brightside)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tiêu dùng thông minh