Khủng bố IS bén rễ tại Đông Nam Á như thế nào?

Ngày 24/12/2015 10:16 AM (GMT+7)

Trong bối cảnh IS đang mở rộng mạng lưới hơn bao giờ hết, Đông Nam Á có lí do để lo ngại những kẻ khủng bố máu lạnh này.

Khủng bố IS bén rễ tại Đông Nam Á như thế nào? - 1

Chủ nghĩa khủng bố bắt đầu được biết tới rộng khắp từ sự kiện al-Qaeda tấn công đánh sập 2 tòa nhà Trung tâm Thương mại Thế giới vào ngày 11.9.2001 ở Mỹ. Vụ việc kinh hoàng đó kéo theo sự leo thang quân sự Mỹ ở Trung Đông nhằm tiêu diệt tận gốc tổ chức al-Qaeda và bè lũ chân rết.

Thế nhưng, 14 năm sau, al-Qaeda vẫn nhởn nhơ ngoài vòng kiểm soát. Không những thế, một nhánh của al-Qaeda là tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đã tách ra và lớn mạnh hơn gấp nhiều lần, thu hút hàng trăm nghìn người trên thế giới ủng hộ và tham gia. 

Cuộc chiến toàn cầu

Khủng bố IS bén rễ tại Đông Nam Á như thế nào? - 2

“Al-Qaeda chỉ là nhóm học sinh mẫu giáo nếu so với IS”, Rohan Gunaratna, tác giả cuốn “Inside al-Qaeda” và giám đốc Trung tâm quốc tế về bạo lực chính trị và chủ nghĩa khủng bố ở Singapore, trả lời trên tờ Rappler. “IS là mối họa toàn cầu chưa từng có tiền lệ trong lịch sử. Chúng là một tổ chức khủng bố quy củ và có nguồn lực rất lớn. Chưa có nhóm nào có quy mô và phạm vi ảnh hưởng rộng khắp như IS”.

Riêng ở Đông Nam Á, chỉ trong thời gian ngắn, nhiều nguồn tin cho thấy IS đã hiện diện ở Thái Lan, Phillippines, Malaysia và đặc biệt là Indonesia - quốc gia đông dân nhất thế giới theo đạo Hồi với hơn 200 triệu tín đồ. Nếu Indonesia có một chân rết của IS hoạt động, chắc chắn các nước trong khu vực phải rất đề phòng.

Đông Nam Á là trung tâm tuyển quân quan trọng của IS

Giữa năm 2015, hơn 500 người Indonesia, gồm cả phụ nữ và trẻ em cũng như 50 người quốc tịch Malaysia đã tham gia vào lực lượng IS, theo tin tình báo của các quan chức trong khu vực. Hiện tại số phiến quân IS mang quốc tịch Indonesia và Malaysia đủ nhiều để thành lập một lực lượng của riêng mình, mang tên Katibah Nusantara (Lực lượng chiến đấu quần đảo Mã Lai)

 “IS tung đoạn video tuyên truyền và tuyển mộ có hình ảnh những trẻ em nói tiếng Mã Lai sử dụng vũ khí ở chính vùng đất mà IS kiểm soát”, Thủ tướng Lý Hiển Long Singapore phát biểu.

Khủng bố IS bén rễ tại Đông Nam Á như thế nào? - 3

IS cho biết chúng muốn xây dựng một vùng lãnh thổ ở Đông Nam Á. Dù cho nhiều người khẳng định ý tưởng này là điên rồ nhưng chúng đã bắt tay vào thực hiện. Mới Chủ Nhật tuần trước (20.12), cảnh sát Indonesia đã bắt giữ 6 nghi phạm là thành viên IS âm mưu đánh bom các địa điểm công cộng ở xứ sở vạn đảo. Thiết bị kích nổ, cờ IS cũng như “sách hướng dẫn thánh chiến” đã được thu giữ tại hiện trường.

Đầu tháng 12, tình báo Nga thông tin cho cảnh sát Thái Lan tăng cường an ninh ở những khu nghỉ dưỡng nổi tiếng ở Pattaya, Phuket vì được tin IS đã điều 10 tên đến Bangkok. Chúng chia ra làm 3 nhóm và dự định sẽ đánh bom tại quốc gia nổi tiếng về du lịch này.

Cuối tháng 11, một nguồn tin từ cảnh sát Malaysia cho hay 10 nghi can thành viên IS đã có mặt ở Kuala Lumpur, có thể sẽ đánh bom liều chết. Và cách đây một vài ngày, IS công bố một video cho thấy đã lập một trại huấn luyện bí mật ở trong rừng Philippines. 

Philippines, nơi tư tưởng IS lan tỏa

Khủng bố IS bén rễ tại Đông Nam Á như thế nào? - 4

Hệ tư tưởng được ví như một con virus, nằm sâu dưới da và dần chiếm quyền kiểm soát cơ thể. Kinh nghiệm từ dịch tễ học cho chúng ta thấy chiến lược hiện nay của IS: đánh chiếm dần dần từng khu vực tới khi làm chủ toàn hệ thống.

Cảnh sát Philippines và Mỹ từng khẳng định ở Philippines không tồn tại khủng bố IS vì chúng chỉ quan tâm tới những khu vực liên hệ trực tiếp tới Syria và Iraq. Tuy nhiên, năm 2011, tổ chức khủng bố al-Qaeda đã từng xuất hiện ở khu vực này sau khi một người Philippines nói thành thạo tiếng Ả Rập kêu gọi thực hiện thánh chiến tại đảo Mindanao. Sau lưng tên này là cờ màu đen đặc trưng của al-Qaeda. Gần đây, nhóm khủng bố Abu Sayyaf ở Philippines đã tuyên bố trung thành với IS và sử dụng các phương thức khủng bố kiểu IS, chặt đầu một con tin Malaysia.

Lá cờ chỉ là một biểu tượng để kích động lòng tin mù quáng của những người tin vào hệ tư tưởng mà IS reo rắc. Chúng sử dụng chính tôn giáo, tín ngưỡng như một công cụ để đạt được mục tiêu chính trị. Mục đích xây dựng Nhà nước Hồi giáo của chúng không hề thay đổi và chúng sẽ tìm mọi cách để mở rộng chân rết bên ngoài Syria và Iraq. 

IS rất thành thạo sử dụng mạng xã hội

IS đăng tải hơn 200.000 nội dung tuyên truyền lên mạng xã hội mỗi ngày và chúng đã thành công trong việc dụ dỗ, tẩy não nhiều thanh thiếu niên trên toàn thế giới.

“Mạng xã hội là một mặt trận quan trọng mà IS sử dụng để đăng tải những thông điệp quan trọng mà chúng muốn nhồi nhét vào thế hệ trẻ và những kẻ sùng tín”, phó ngoại trưởng Mỹ Blinken trả lời Rappler.

IS nhắm mục tiêu tạo ra một thế giới viễn tưởng tươi đẹp cho thế hệ trẻ. Chúng đã thu hút được cả những cô gái trẻ cả tin tham gia vào mạng lưới thánh chiến ở Syria. Mới đây, 2 cô gái người Áo 15 và 17 tuổi bỏ nhà tham gia mạng lưới khủng bố IS ở Syria đã bị chúng đánh chết vì dám cả gan bỏ trốn khỏi vùng đất mà chúng đang kiểm soát. 

Một trường hợp khác là Farhad Jabar, câu bé 15 tuổi người Australia, đã bị cảnh sát bắn chết vì theo IS và âm mưu khủng bố.

Theo Quang Minh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin hot