Lạ kỳ hàng trăm tấn cá ùa vào nhà người đàn ông hiền lành tại An Giang, mỗi ngày ăn 13 tấn rau cải

NGỌC HÀ - Ngày 10/11/2022 14:35 PM (GMT+7)

Nhắc đến chuyện hàng trăm tấn cá đủ loại “đổ dồn” về căn nhà, chú Sáu hạnh phúc cho biết tất cả là tình cờ và cái duyên mà loại động vật này đến với gia đình, chứ không hề có sự sắp đặt hay tác động gì từ con người.

Ở An Giang, mạn giáp sông Tiền – sông Hậu có một ngôi nhà vô cùng kỳ lạ – hễ đến mùa nước nổi là ngập úng, hàng nghìn con cá lại trôi dạt vào “trú ẩn”. Và chủ nhân của ngôi nhà chính là chú Sáu – người đàn ông có gương mặt phúc hậu, dáng vẻ chân chất, tính cách thật thà.

“Ở đây ai cũng quen với cảnh cứ mùa nước nổi là gia đình ông Sáu lại sống chung với vài tấn cá tra, cá he, cá chim và cá trắm cỏ. Nghe thì lạ kỳ và hy hữu nhưng đó là sự thật 100%, không hề thêu dệt hay nói quá đâu. Nếu cô chú không tin thì cứ đến đó mà mục sở thị.

Khu sinh sống của gia đình chú Sáu.

Khu sinh sống của gia đình chú Sáu.

Thi thoảng cũng có đoàn người tò mò tìm đến xem lời đồn có phải thực hay ảo. Họ đến rồi ngỡ ngàng, không tin rằng tất cả đều thật”, anh Hùng (35 tuổi) – người dân sống cùng ấp với gia đình chú Sáu cho biết.

Sau đó anh Hùng dẫn chúng tôi đến nhà của chú Sáu. Ngôi nhà nằm ở bờ rìa sông lớn, xung quanh là nước mênh mông, xa xa là chiếc thuyền nan lớn – phương tiện mưu sinh của gia đình. Chú nói: “Trước kia, tôi làm ăn khấm khá lắm. Người ta thuê tôi chở cát bằng chính chiếc thuyền kia đó. Song dịch bùng phát, tôi phải ở nhà như bao người khác nên kinh tế dần cạn kiệt nhưng không sao cả bởi cuộc đời có lúc này lúc kia mà”.

Cứ đến mùa nước nổi, nhà chú Sáu lại ngập và có hàng trăm tấn cá kéo về tá túc.

Cứ đến mùa nước nổi, nhà chú Sáu lại ngập và có hàng trăm tấn cá kéo về tá túc.

Nhắc đến chuyện hàng trăm tấn cá đủ loại “đổ dồn” về căn nhà, chú Sáu hạnh phúc cho biết tất cả là tình cờ và cái duyên mà loại động vật này đến với gia đình, chứ không hề có sự sắp đặt hay tác động gì từ con người. “Cách đây hai năm, tôi thả cá ra sông dữ lắm! Tôi thấy ở đây nước sâu với ngay cạnh ngã ba sông Vàm Nao nên đồ rằng có nhiều cá. Vì thế tôi đã rải thức ăn xuống thì bất ngờ thấy cá he, cá chim về.

Cỡ 2-3 tháng, cá về nhà tôi nhiều quá nên mới tự nói mong bà Cậu với ông Ba độ cho con cá tra. Ngờ đâu một tháng sau chúng về nguyên một đàn hàng trăm tấn rồi đến cá trắm cỏ 15kg cũng ùa đến theo. Chúng nhiều đến mức mỗi ngày tôi phải cho ăn đến 13 tấn rau cải, chưa tính thức ăn thông thường”, chú Sáu nhớ lại.

Đàn cá gồm đủ các loại như cá he, cá tra, cá trắm cỏ,...

Đàn cá gồm đủ các loại như cá he, cá tra, cá trắm cỏ,...

Trước câu hỏi: “Đàn cá lớn sẽ ở trong nhà chú vào thời điểm nào?”, người đàn ông An Giang cho biết một năm có 12 tháng, chúng tá túc trong và quanh nhà của chú tới 3 tháng vào mùa nước nổi – tức từ tháng 8 đến tháng 11 dương lịch. Thời gian còn lại gia đình chú sẽ sống như bình thường.

“Ở đây có lẽ gia đình tôi là độc lạ nhất, chung sống với hàng trăm tấn cá. Tôi nói không tin thì cô chú cứ đi quanh đây mà xem, có nhiều nhà ở sát cạnh mép sông nhưng chỉ nhà tôi là có cá vào. Tôi chẳng biết vì sao nữa, có lẽ đó là duyên số của mình với loài cá mà thôi.

Một số người đặt điều, nói tôi rào sẵn lưới rồi thả cá vào để thu hút khách gần xa ghé tới. Quả thật nhìn quanh đây thì biết, tất cả đều thông thống, làm gì có cái rào nào chứ. Tất cả tôi nói đều là sự thật 100%, có trời phật chứng giám”, người đàn ông miền Trung nói.

Chú Sáu - người đàn ông miền Tây có gương mặt phúc hậu, dáng vẻ chân chất và tính cách thật thà.

Chú Sáu - người đàn ông miền Tây có gương mặt phúc hậu, dáng vẻ chân chất và tính cách thật thà.

Qua quan sát, xung quanh nhà của chú Sáu không có tường rào bao quanh, tất cả đều mênh mông trong biển nước. Ở dưới là hàng trăm con cá đang quẫy, chờ “chủ nhân” cho ăn. Thậm chí có con còn liên tục há miệng ra như thể kêu đói. Lúc này, chú Sáu vội cầm lấy chậu cám vứt từng nắm xuống cho chúng ăn. “Hồi đầu chúng về đây ít thì chỉ độ vài tấn rau và thức ăn mỗi ngày thôi! Giờ nhiều quá đếm chẳng xuể số thức ăn đã ném xuống”, chú nói.

Nhắc đến chuyện kinh phí để nuôi đàn cá, chú Sáu cho hay, rau củ quả đều xin từ bà con trong vùng, còn thức ăn thì chú bỏ tiền ra mua. Chú cảm thấy bản thân có cái duyên với cá nên sẵn sàng bỏ tiền túi để nuôi dưỡng chúng. Chú cũng chưa bao giờ nghĩ đến ý định sẽ bắt chúng để ăn, bán lấy tiền.

Nhắc đến chuyện kinh phí để nuôi đàn cá, chú Sáu cho hay, rau củ quả đều xin từ bà con trong vùng, còn thức ăn thì chú bỏ tiền ra mua.

Nhắc đến chuyện kinh phí để nuôi đàn cá, chú Sáu cho hay, rau củ quả đều xin từ bà con trong vùng, còn thức ăn thì chú bỏ tiền ra mua.

“Cuộc sống của gia đình tôi ổn mà! Vì thế tôi không thể đánh bắt chúng “phục vụ” cho cá nhân mình được. Người ta cũng đồn rằng cứ đến mùa vụ là tôi lén lút thu hoạch nhưng không hề. Mọi người ở trong vùng này có thể làm chứng cho tôi. Suốt 2 năm nay chúng đều đến vào mùa nước nổi rồi ra đi vào tháng 12 dương lịch. Nếu tôi đánh bắt, chúng sẽ chẳng quay lại nữa đâu. Cá cũng có cái khôn của nó lắm”, người đàn ông đầu đã hai thứ tóc bộc bạch.

Vừa dứt lời, chú Sáu trăn trở: “Điều tôi lo lắng và băn khoăn nhất chính là đám trộm cắp luôn rình rập để chích điện chúng. Tôi có thể canh chừng 1-2 tháng nhưng không thể quản mãi được”.

Mẹ đơn thân Tiền Giang cao vỏn vẹn nhỉnh 1 mét bị chồng phản bội, chịu bao đau đớn nuôi con trai 3 tuổi
Suốt một thời gian, chị Kim Tiền gặm nhấm nỗi đau bị chồng phản bội. Một ngày chị quyết định phải làm lại cuộc đời, phải thật mạnh mẽ để làm chỗ dựa cho con trai, phải nuôi nấng con trở thành một đứa trẻ tốt, không để con thiếu thốn thứ gì.

Tin tức 24h

NGỌC HÀ
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h