Người phụ nữ miền Tây cho biết ngôi nhà cổ này mang một số phận “không hề đơn giản” theo năm tháng.
Miền Tây có rất nhiều ngôi nhà cổ đẹp đẽ thu hút du khách trong và ngoài nước đến… chiêm ngưỡng. Và trong số đó, chúng ta không thể không nhắc đến căn nhà cổ Bình Thuỷ (quận Bình Thuỷ, TP.Cần Thơ) – được mệnh danh đẹp nhất vùng sông nước này. Đặc biệt nơi đây còn gắn liền với nhiều chuyện thú vị xoay quanh cuộc đời của chủ nhân.
Nhà cổ Bình Thủy tọa lạc trên đường Bùi Hữu Nghĩa, được xây dựng từ năm 1870 trên tổng diện tích khoảng 6.000m2 theo hướng Đông Tây với nền nhà cao hơn 1m so với sân vườn. Nó là một trong số ít những căn nhà cổ còn nguyên vẹn cho đến ngày nay, có giá trị lớn trong việc hỗ trợ công tác nghiên cứu, tìm hiểu nền văn hóa, phong tục tập quán của người dân đồng bằng sông Cửu Long thời kì giao thoa giữa hai thế kỷ.
Nhà cổ Bình Thủy tọa lạc trên đường Bùi Hữu Nghĩa, được xây dựng từ năm 1870 trên tổng diện tích khoảng 6.000m2 theo hướng Đông Tây với nền nhà cao hơn 1m so với sân vườn.
Chủ nhân ngôi nhà là ông Dương Chấn Kỷ – một thương gia trí thức giàu có, đồng thời cũng là điền chủ có óc mỹ thuật. Ông vốn là người thích tìm tòi cái mới, lạ của trào lưu Tây phương đang thịnh hành, đặc biệt trong lĩnh vực kiến trúc. Do đó sau khi hoàn thiện, ông đã cho tu sửa lại và dựng theo phong cách kiến trúc Pháp vào năm 1904.
Ngôi nhà cổ mang vẻ bề ngoại thiết kế kiểu Tây nhưng cấu trúc nội thất lại đậm chất phương Đông, thuần Việt Nam. Đặc biệt, đồ dùng trang trí trong nhà như bàn ghế, hoành phi câu đối, đồ thờ… đều do bàn tay của nghệ nhân trong nước chế tác. Ngoài ra căn nhà còn có bộ trà Tùng Đình, Ngũ Liễu, chén có niên đại cách đây hàng trăm năm. Điều đó đã phần nào chứng tỏ căn nhà cổ có giá trị lớn giữa xã hội hại biệt thự, nhà lầu mọc lên như nấm.
Chủ nhân ngôi nhà là ông Dương Chấn Kỷ – một thương gia trí thức giàu có, đồng thời cũng là điền chủ có óc mỹ thuật.
Hiện tại ngôi nhà được bà Liên – con dâu đời thứ 6 của dòng họ Dương trông coi. Bà từng cho biết ngôi nhà được xử lý chống mối, giữa mát theo phương pháp cổ truyền bằng cách rải đều muối hột xuống nền nhà. “Ngày ông tổ của dòng họ Dương xây dựng căn nhà này không dùng xi măng mà toàn dùng keo ô dước gắn gạch cộng với cột kèo kết nối bằng mộng. Vì thế đến giờ toàn bộ ngôi nhà không hề có một chiếc đinh hay sắt nào cả”, bà Liên nói.
Theo lời bà Liên kể, ngôi nhà cổ này mang một số phận “không hề đơn giản” theo năm tháng. Thời kỳ Nam bộ bị thực dân Pháp chiếm động, toàn bộ gia đình họ Dương phải tản cư và thực hiện “Tiêu thổ kháng chiến” nhưng chủ mang được đồ đi. Lúc ấy, sĩ quan Pháp đã trú ngụ tại đó suốt ba năm trời, ngôi nhà cũng trở thành một trong những trụ sở chỉ huy của chúng.
“Tôi nghe các cụ kể rằng, khi bị quân ta tấn công, giặc Pháp hoảng sợ quá nên không kịp đặt mìn phá nát ngôi nhà. Đó là may mắn nhưng sang thời kỳ giống giặc Mỹ, ngôi nhà tiếp tục được người giàu “nhòm ngó” bằng cách gạ bán lại cổ vật trong nhà. Họ nói rằng giờ mà đi chạy giặc lại phải đem đi sẽ mất thời gian. Song bố chồng tôi kiên quyết không bán”, người phụ nữ nói.
Toàn bộ khuôn viên của ngôi nhà cổ.
Đầu năm 1970, có người đã tìm đến ngôi nhà cổ Bình Thuỷ hỏi mua bộ bình ngọc men xanh cao với giá 25 cây vàng – số tiền cực khủng tại thời điểm ấy. Tiếp đó, vua muối Bặc Liêu cũng đòi mua đôi nhà voi với giá bao nhiêu cũng được. Nhưng gia đình không bán dù cuộc sống rất khó khăn.
Năm 2009, ngôi nhà cổ đã được Nhà nước công nhận là “Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia”. Từ đó nơi đây đã trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn hàng triệu du khách ghé tới mỗi năm.
Năm 2009, ngôi nhà cổ đã được Nhà nước công nhận là “Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia”.
Không chỉ vậy, ngôi nhà cô Bình Thủy còn gây “tiếng vang” lớn ở nước ngoài từ những năm 1990 khi được nhà làm phim người Pháp, đạo diễn Jean Jacques Annaud chọn cảnh quay phim “Người tình” (Lamant). Và khi bộ phim phát sóng, ngôi nhà đã được giới nghệ thuật và khán giả Pháp đánh giá là không gian phù hợp nhất của bộ phim.
Bà Liên tiết lộ, sau phim “Người tình”, ngôi nhà của dòng họ Dương tiếp tục được giới nghệ sĩ điện ảnh tìm đến, xin làm bối cảnh cho một số phim như “Người đẹp Tây Đô”, “Công tử Bạc Liêu”, “Chân trời nơi ấy”, “Cây tre trăm đốt”, “Nợ đời”, “Con nhà nghèo”…