Làm "hành động lạ" ngày Hà Nội giãn cách, nhiều người đã phải nhận cái kết "muối mặt"

Ngày 26/07/2021 15:27 PM (GMT+7)

Nhiều số trường hợp cố tình vi phạm Chỉ thị số 17 như hành vi tập thể dục, dắt chó đi dạo, thả diều... đã bị lực lượng chức năng yêu cầu viết cam kết không tái phạm và xử phạt.

TP.Hà Nội đang thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19, nhưng nhiều người dân vẫn bất chấp, cố tình vi phạm các quy định phòng dịch.

Người phụ nữ đá tung dép, múa côn ngay trước mặt CSGT ở chốt kiểm dịch

Mới đây, mạng xã hội chia sẻ đoạn clip ghi lại hành vi không đúng mực của một người phụ nữ tại chốt kiểm dịch ở Mê Linh (Hà Nội). Theo camera ghi lại, khi không được cho qua chốt kiểm dịch, người phụ nữ đã phi dép lên cao, đi chân đất và rút từ trong túi ra một khúc côn dài.

Làm amp;#34;hành động lạamp;#34; ngày Hà Nội giãn cách, nhiều người đã phải nhận cái kết amp;#34;muối mặtamp;#34; - 1
div classtext-centersection classinImgExpandSection mar-auto z-index-9999 pos-rel fixad660x90-inimage idbnBAER_175_15s_containerdiv idbnBAER_175_15s script typetext/javascript
                                
                                    if (typeof(bnBAER_175_15s.aNodes) ! undefined  bnBAER_175_15s.aNodes.length  0) {
                                        var parentNodeDiv  document.getElementById(bnBAER_175_15s_container).parentNode.classList.add(inImgExpand);
                                        banner_tostring(bnBAER_175_15s,bnBAER_175_15s);
                                    } else {
                                        document.getElementById(bnBAER_175_15s_container).style.display  none;
                                    }
                                
                            /script
                        /div
                    /sectionimg src/upload/3-2021/images/2021-07-26/1627287780-fbc69787b8228d275d8e218ba412107e.png width660 //div

Chị vừa múa côn vừa biểu diễn một số động tác võ thuật ngay trước mặt chiến sĩ công an. Hành động kỳ lạ này đã thu hút nhiều ánh mắt của người đi đường quanh đó.

Dù chưa biết mục đích hay nguyên nhân nào khiến chị làm vậy song cũng khiến cộng động mạng không khỏi ngao ngán.

Đạp xe từ Bạch Mai lên Thụy Khuê mua bánh giò, người đàn ông cãi cự: Quán gần nhà đóng hết rồi!

Chủ Nhật (25/7), Hà Nội đã bước sang ngày thứ 2 thực hiện giãn cách toàn thành phố theo chỉ thị 16. Bên cạnh ý thức tốt của hầu hết người dân thì đâu đó vẫn còn những trường hợp chống đối, gây cản trở công tác phòng chống dịch của đội ngũ cán bộ nhà nước. Điển hình như người đàn ông trong đoạn clip dưới đây.

Theo đó, đoạn clip 35 giây ghi lại cuộc trao đổi giữa người đàn ông và chiến sĩ cảnh sát tại chốt. Trong khi chiến sĩ công an liên tục tra hỏi thì người đàn ông có vẻ khá bối rối vì không nghĩ ra được lý do chống chế hợp lý:

"Nhà anh ở đâu ạ? Ở tận Bạch Mai mà anh lên tận Thụy Khuê mua bánh giò cái việc đấy là không thiết yếu rồi".

"Bạch Mai nhà anh không bán bánh giò à? Mà Bạch Mai cũng chẳng phải đi hướng này". Người đàn ông lúc này mới lên tiếng thanh minh: "Thì định đi lên trên này mua để đi về mà".

Nam cảnh sát cũng ngay lập tức đáp lời, nói người đàn ông cố tình đi vòng quanh bởi ngay đầu Thụy Khuê có quán bánh giò đang mở. Thế nhưng anh này vẫn tiếp tục trả treo: "Nhưng mà quán đó nghỉ mất rồi".

Kết thúc cuộc tra hỏi, nam cảnh sát đã mời người đàn ông về trụ sở phường làm việc. Hiện đoạn clip trên vẫn đang được cộng đồng mạng liên tục chia sẻ. Trong đó, rất nhiều người cũng bày tỏ sự phẫn nộ với ý thức của người đàn ông trong câu chuyện trên.

Đi thả diều trong ngày đầu Hà Nội thực hiện giãn cách, 2 thanh niên nhận cái kết "muối mặt"

Làm amp;#34;hành động lạamp;#34; ngày Hà Nội giãn cách, nhiều người đã phải nhận cái kết amp;#34;muối mặtamp;#34; - 3

Mới đây, trên mạng xã hội chia sẻ đoạn clip 2 nam thanh niên thả diều khiến dư luận bức xúc. Trong clip, 2 thanh niên này sau một hồi đứng thả ngoài đường thì đã bị công an mời về trụ sở làm việc.

Anh Kim Tuấn - người đăng đoạn clip cho biết sự việc xảy ra trên phố Mai Chí Thọ, Giang Biên, Long Biên (Hà Nội) vào chiều ngày 24/7 - ngày đầu Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 để phòng chống dịch COVID-19.

Trong khi ý thức chống dịch đang được chính phủ và người dân đặt lên hàng đầu thì 2 thanh niên vẫn ngang nhiên thả diều trên phố khiến nhiều dân mạng không khỏi ngán ngẩm.

"Cả thành phố giãn cách mà vẫn thơ thẩn đi thả diều được, đúng là không hiểu nổi". "Chỉ thị áp dụng từ 6h sáng mà chiều vẫn đi thả diều. Lần này thì hết lý do cãi cùn nữa rồi".

Dắt chó đi dạo lúc giãn cách theo Chỉ thị 16, cô gái trẻ bị phạt 2 triệu đồng

Chị H. bị phạt 2 triệu đồng khi dắt chó đi dạo

Chị H. bị phạt 2 triệu đồng khi dắt chó đi dạo

Chiều 24/7, Công an phường Hàng Trống (quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội) đã xử phạt chị L.H.H. (trú tại phường này) số tiền 2 triệu đồng về hành vi "Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia phòng chống dịch và người có nguy cơ mắc dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế".

Sáng cùng ngày, trong lúc tuần tra kiểm soát việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, Công an phường Hàng Trống phát hiện chị H. dắt chó đi dạo trên phố Hàng Trống.

Tại đây, chị H. trình bày với công an rằng, thời điểm đó, cô đưa chó ra ngoài đi vệ sinh. Bên cạnh đó, bản thân cô không biết sáng nay bắt đầu giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

Một cán bộ Công an phường Hàng Trống cho biết từ đêm qua đến sáng nay, công an phường liên tục tuần tra, dùng loa phát thanh thông báo, nhắc nhở cho người dân biết yêu cầu của thành phố. Trong thời gian tới, công an phường sẽ tăng cường tuần tra để xử lý các trường hợp cố tình vi phạm.

Hà Nội công bố mức xử phạt 16 hành vi vi phạm phòng, chống dịch COVID-19

Sở Tư pháp Hà Nội vừa công bố mức xử phạt đối với 16 hành vi vi phạm quy định phòng, chống dịch COVID-19, trong đó, mức phạt tiền cao nhất là 200 triệu đồng và có thể bị xử lý hình sự với mức phạt tù tối đa 20 năm.

Cụ thể, các mức xử phạt như sau:

1. Người không đeo khẩu trang nơi công cộng, không giữ khoảng cách theo quy định khi tiếp xúc, ra ngoài không cần thiết bị phạt tiền tối đa 3 triệu đồng.

2. Người vứt khẩu trang đã sử dụng không đúng nơi quy định tại nơi công cộng bị phạt tiền tối đa đến 1 triệu đồng; nếu vứt ra vỉa hè, đường phố bị phạt tiền tối đa 2 triệu đồng.

3. Người nào che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh COVID-19 của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh COVID-19 thì bị phạt tiền tối đa 20 triệu đồng.

4. Người nào không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá trình thực hiện giám sát dịch bệnh COVID-19 thì bị phạt tiền tối đa 3 triệu đồng.

5. Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch thì bị phạt tiền tối đa 20 triệu đồng đối với cá nhân, 40 triệu đồng đối với tổ chức.

6. Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng để phòng, chống dịch COVID-19, bị phạt tiền tối đa 20 triệu đồng đối với cá nhân, 40 triệu đồng đối với tổ chức.

7. Người không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch bệnh COVID-19, bị phạt tiền tối đa 30 triệu đồng.

8. Người nào trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế để phòng, chống dịch COVID-19 có thể bị phạt tiền tối đa 20 triệu đồng hoặc bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015 trong trường hợp gây truyền dịch bệnh cho người khác (Mức phạt tù tối đa 12 năm và còn có thể bị phạt tiền tối đa 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm).

9. Người nào trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly mà làm gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thì bị xử lý theo Điều 295 Bộ luật Hình sự năm 2015. (Mức phạt tù tối đa 12 năm và còn có thể bị phạt tiền tối đa 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm).

10. Người nào không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối gây lây truyền dịch bệnh COVID-19 cho người khác bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Mức phạt tù tối đa 12 năm và còn có thể bị phạt tiền tối đa 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm).

11. Người nào đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh COVID-19 có thể bị phạt tiền tối đa 15 triệu đồng hoặc bị xử lý theo Điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015. (Mức phạt tù tối đa 7 năm và còn có thể bị phạt tiền tối đa 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm).

12. Người có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thì bị xử lý theo Điều 330 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Mức phạt tù tối đa 7 năm)

13. Chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ (như quán bar, vũ trường, karaoke, dịch vụ mát-xa, cơ sở thẩm mỹ...) thực hiện hoạt động kinh doanh khi đã có quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh để phòng, chống dịch bệnh COVID-19, gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý theo Điều 295 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Mức phạt tù tối đa 12 năm và còn có thể bị phạt tiền tối đa 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm).

14. Người có hành vi lợi dụng sự khan hiếm hoặc tạo sự khan hiếm giả tạo trong tình hình dịch bệnh COVID-19 để mua vét hàng hóa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố là mặt hàng bình ổn giá hoặc hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thì bị xử lý về tội đầu cơ theo quy định tại Điều 196 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Mức phạt tù tối đa 15 năm và còn có thể bị phạt tiền tối đa 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm).

15. Người có hành vi lợi dụng dịch bệnh COVID-19 đưa ra thông tin không đúng sự thật về công dụng của thuốc, vật tư y tế về phòng, chống dịch bệnh nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác thì bị xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015.

16. Người có trách nhiệm trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 nhưng không triển khai hoặc triển khai không kịp thời, không đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định gây hậu quả nghiêm trọng thì bị xử lý về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại Điều 360 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Mức phạt tù tối đa 12 năm và còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm).

COVID-19 26/7: Cán bộ phường khai báo y tế gian dối, làm lây nhiễm SARS-CoV-2 cho nhiều người
Dù là F1 của bệnh nhân Covid-19 nhưng cán bộ Mặt trận Tổ quốc phường Tây Sơn, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai khai báo chỉ là F2 rồi làm lây lan SARS-Cov-2...

Dịch COVID-19

Theo K.N
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h