Loại dâu tây "bạch tạng" trồng ở nước ta, luôn trong tình trạng “cháy hàng” dù giá bán lên đến triệu đồng/kg

LONG NGUYỄN - Ngày 10/03/2023 22:57 PM (GMT+7)

Đây là loại dâu tây vô cùng phổ biến ở Nhật Bản, nhưng đã được đem về trồng tại Việt Nam trong một vài năm trở lại đây. Tuy có giá bán vô cùng cao, thế nhưng loại quả này vẫn rất thu hút khách hàng, thậm chí còn cháy hàng.

Một vài năm trở lại đây, một loại dâu tây mới nổi trên thị trường đang được rất nhiều người đặc biệt chú ý. Loại dâu tây này có màu sắc độc đáo, quả to và vô cùng thơm ngon, mọng nước, vì thế mà người ta đặt cho nó tên gọi là Dâu tây Bạch Tuyết để phân biệt với các loại dâu tây khác tại thị trường Việt Nam.

Loại dâu tây amp;#34;bạch tạngamp;#34; trồng ở nước ta, luôn trong tình trạng “cháy hàng” dù giá bán lên đến triệu đồng/kg - 1

Sở dĩ lại có tên gọi này, đó là bởi loại dâu tây này khi còn non thì quả mọng vẫn có màu xanh, thế nhưng khi chín thì quả bỗng chuyển dần sang màu trắng hồng thay vì màu đỏ tươi như các loại dâu tây khác. Cộng thêm với vỏ ngoài lấm chấm các mắt đỏ khiến cho nó trông vô cùng bắt mắt và thu hút.

Loại dâu tây amp;#34;bạch tạngamp;#34; trồng ở nước ta, luôn trong tình trạng “cháy hàng” dù giá bán lên đến triệu đồng/kg - 2

Thực tế loại dâu tây Bạch Tuyết vốn có nguồn gốc từ Nam Mỹ chứ không phải Nhật Bản. Trước kia chúng gần như “tuyệt chủng”, thế nhưng vào năm 2010 đã được Hà Lan “hồi sinh” thành công, xuất khẩu tới nhiều quốc gia trên thế giới. Nhật Bản là nước mang loại dâu này về trồng rất nhiều, sau dần phổ biến tới các nước trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Loại dâu tây amp;#34;bạch tạngamp;#34; trồng ở nước ta, luôn trong tình trạng “cháy hàng” dù giá bán lên đến triệu đồng/kg - 3

Biết được nhu cầu của người tiêu dùng đối với loại dâu tây Bạch Tuyết, một số nhà vườn ở Việt Nam đã chủ động mua hạt giống, cây giống để mang về trồng trong nước nhằm có thể tạo ra loại quả hấp dẫn này. Hiện Đà Lạt đang là địa phương có số nhà vườn trồng dâu tây Bạch Tuyết nhiều nhất ở nước ta.

Loại dâu tây amp;#34;bạch tạngamp;#34; trồng ở nước ta, luôn trong tình trạng “cháy hàng” dù giá bán lên đến triệu đồng/kg - 4

Theo như một số chủ vườn ở Đà Lạt cho biết, dâu tây Bạch Tuyết được trồng trong nhà kính, ứng dụng công nghệ hiện đại, do đó đáp ứng hết mọi tiêu chuẩn về an toàn sinh học. Bên cạnh đó, quả dâu còn được trồng trên giá thể xơ dừa đã qua xử lý vi khuẩn, sau đó chúng được đặt trên giàn sắt cách mặt đất khoảng 1 mét.

Loại dâu tây amp;#34;bạch tạngamp;#34; trồng ở nước ta, luôn trong tình trạng “cháy hàng” dù giá bán lên đến triệu đồng/kg - 5

Đặc biệt hơn nữa, nguồn phân bón chính của giống cây dâu tây Bạch Tuyết không phải là những loại phân bón thông thường, mà là các loại phân bón, chế phẩm hữu cơ giúp cây dâu có thể thích ứng được với khí hậu mát mẻ của Đà Lạt. Nhờ đó, dâu tây Bạch Tuyết mới có mùi thơm vô cùng ngào ngạt, thịt quả có vị ngọt thanh dễ ăn chứ không bị chua như các loại dâu tây khác.

Loại dâu tây amp;#34;bạch tạngamp;#34; trồng ở nước ta, luôn trong tình trạng “cháy hàng” dù giá bán lên đến triệu đồng/kg - 6

Tùy thuộc vào kích cỡ mà giá bán lẻ dâu tây Bạch Tuyết cũng có sự khác biệt, dao động trong khoảng từ 500.000 đến 1.000.000 đồng/kg. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng sẵn hàng, mà khách hàng phải đặt trước rồi đợi từ 1-2 ngày mới có hàng để giao. Trung bình mỗi ngày các trang trại trồng dâu tây Bạch Tuyết ở Đà Lạt bán ra ngoài thị trường khoảng 5kg dâu tây.

Loại dâu tây amp;#34;bạch tạngamp;#34; trồng ở nước ta, luôn trong tình trạng “cháy hàng” dù giá bán lên đến triệu đồng/kg - 7

Mức giá này vẫn còn khá rẻ nếu so sánh với dâu tây Bạch Tuyết nhập từ Nhật Bản. Tại Nhật, loại quả này thuộc giống quả cao cấp và sang trọng bậc nhất, vì thế chúng được bán với giá từ 220.000 đến 250.000 đồng/quả, với trọng lượng mỗi quả tối đa chỉ 50g. Nhờ vào việc được trồng tại Đà Lạt mà giờ đây chúng ta có thể thưởng thức thứ quả tuyệt phẩm này với mức giá rẻ hơn rất nhiều.

Theo LONG NGUYỄN
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương