Loại quả xưa chín không thèm hái bất ngờ thành đặc sản lạ 120.000đồng/kg, chị em "săn lùng" ráo riết

H.A - Ngày 06/12/2021 16:39 PM (GMT+7)

Quả đỏ hay trái đỏ là cách người dân Gia Lai, Phú Yên gọi tên loại quả này, vì lạ mắt và ngon lành nên trở thành thứ quả hái ra tiền cho người dân địa phương.

Cây đỏ (trái đỏ) có tên khoa học là Baccaurea, thuộc họ Phyllanthaceae. Trái đỏ - chính xác là dâu da với nhiều tên gọi khác nhau theo vùng miền như dâu tiên, dâu đất, dâu da lông… nhưng đặc biệt ở chỗ loại quả này mọc từ ngọn xuống gốc bám vào thân, cho quả có vỏ màu đỏ, còn cây dâu da thông thường mọc quả thành chùm từ cành, vỏ màu vàng. 

Loại quả xưa chín không thèm hái bất ngờ thành đặc sản lạ 120.000đồng/kg, chị em amp;#34;săn lùngamp;#34; ráo riết - 1

Cây đỏ hay còn gọi là cây dâu da đỏ có trái mọc từ ngọn xuống gốc bám vào thân, cho quả có vỏ màu đỏ

Cây đỏ hay còn gọi là cây dâu da đỏ có trái mọc từ ngọn xuống gốc bám vào thân, cho quả có vỏ màu đỏ

Loại cây này xuất hiện nhiều trên cao nguyên Vân Hòa (Phú Yên) và một nơi ở tỉnh Gia Lai vào mỗi độ thu về. Những chùm quả trải đều từ gốc đến ngọn, với vị chua, ngọt đan xen. Trong quả có một phần hạt, ăn mềm và mọng nước. 

Cây đỏ cao khoảng 5-7 mét, vốn là loại cây rừng mọc dại tự nhiên. Khi khai hoang, cây đỏ được bà con mang về vườn nhà trồng xen trong các vườn mít, vườn thơm… Bây giờ, cây đỏ mọc thành vườn và có nhiều cây đã hàng chục năm tuổi, thậm chí có cây đã hơn 100 năm tuổi.  Do hợp khí hậu mát mẻ quanh năm, ở mức độ cao 400m so với nước biển nên ở Phú Yên và Gia Lai, giống cây đỏ phát triển mạnh mẽ. 

Từ tháng Chạp năm trước, trên các thân cây nổi lên từng ụ rồi từ đó nhô ra các chùm trái nhỏ màu xam xám, rồi lớn dần, đỏ dần. Đến cuối tháng Bảy âm lịch, trái đỏ đã bắt đầu chín dần, chỉ từ trước và sau Tết Trung thu mới chín rộ. Quá trình ra hoa kết trái lên tới 10 tháng nhưng lại chỉ cách nhau chưa tới 2 tháng là mùa vụ mới bắt đầu. Vào mùa, trái chín đỏ từng chùm xum xuê, nặng trĩu, trải dài từ ngọn đến tận gốc. Có những cây to hai, ba người ôm, trái chín đỏ vây quanh. 

Loại quả xưa chín không thèm hái bất ngờ thành đặc sản lạ 120.000đồng/kg, chị em amp;#34;săn lùngamp;#34; ráo riết - 3

Loại quả xưa chín không thèm hái bất ngờ thành đặc sản lạ 120.000đồng/kg, chị em amp;#34;săn lùngamp;#34; ráo riết - 4

Quả đỏ trông lạ mắt, ăn có vị ngọt, thơm ngon

Quả đỏ trông lạ mắt, ăn có vị ngọt, thơm ngon

Do có tuyển chọn nên những cây đỏ có vị chua bị chủ vườn đào thải, chỉ để lại những cây trái ngọt. Người dân địa phương thu hoạch quả đỏ từ trên cao xuống thấp, bởi quả đỏ ở trên cao thường chín trước và ngọt hơn. Trung bình, một cây đỏ có thể cho năng suất lên đến 100-200kg/cây một mùa. 

Nhiều năm trước đây, cây đỏ chỉ đơn giản là một loại cây rừng gắn liền với đời sống người dân miền núi, không có nhiều giá trị kinh tế. Người dân chủ yếu trồng lấy bóng mát và hái trái “ăn chơi”, nếu bán ở các chợ xã, chợ huyện bán chỉ có giá 10.000 - 30.000 đồng/kg tùy mùa vụ. 

Thế nhưng, từ năm 2017 - 2018, loại quả này nổi lên như một đặc sản núi rừng khi khách du lịch sử dụng MXH để chia sẻ hình ảnh của những cây đỏ sai trĩu quả, đỏ mọng đầy sức sống. Từ đó, các vườn cây đỏ được khách du lịch trong và ngoài tỉnh, thậm chí khách nước ngoài cũng tìm đến. Dần dà, những hộ dân có vườn đỏ bắt đầu nghĩ đến việc tận dụng lợi thế của vườn cây này để khai thác du lịch. 

Loại quả xưa chín không thèm hái bất ngờ thành đặc sản lạ 120.000đồng/kg, chị em amp;#34;săn lùngamp;#34; ráo riết - 6

Rượu trái đỏ cũng là một đặc sản của người dân nơi đây

Rượu trái đỏ cũng là một đặc sản của người dân nơi đây

Ông Phương, chủ một khu du lịch sinh thái tại Văn Hòa, Phú Yên có một vườn cây đỏ đã 40 năm tuổi. Nhiều năm trở lại đây, gia đình ông Phương nghĩ ra cách chăm sóc cho trái đỏ trong vườn vừa to, vừa đỏ mọng, đồng thời cải tạo trang trại thành khu du lịch sinh thái. Cứ vào mùa, vườn nhà ông Phương lại đón khách du lịch tới tham quan từng đoàn nườm nượp.

“Tôi mong muốn khách đến với vườn đỏ không chỉ để chụp một vài tấm ảnh khoe chơi, mà còn được trải nghiệm không gian của một vùng núi trong lành và thưởng thức những món ăn đặc sản dân dã, chân chất của xứ cao nguyên Vân Hòa”, ông Phương tâm sự. Phát triển du lịch, người dân ở đây còn có thêm nhiều việc làm như dịch vụ ăn uống, lưu trú, trông xe, hướng dẫn viên du lịch… Vườn đỏ trở thành những khu vườn “hái ra tiền” của nhiều người dân ở cao nguyên Văn Hòa.

Cây lạ thu hút khách du lịch đến thăm quan và mua trái đỏ về làm quà.

Cây lạ thu hút khách du lịch đến thăm quan và mua trái đỏ về làm quà.

Nhờ nổi tiếng, giá của trái đỏ cũng đắt hơn hẳn, có thể lên tới 120.000 đồng/kg khi tới tay người dùng và có thể dễ dàng tìm thấy trên các sàn thương mại điện tử hoặc các cửa hàng đặc sản Phú Yên, Gia Lai… 

Trái đỏ còn có thể ủ vào chậu đất để chúng thành rượu có màu đỏ mận khá đẹp mắt, uống có vị chua nhẹ, hơi nồng, uống với đá lạnh. Rượu đỏ khó tìm hơn, nhưng tại các khu du lịch sinh thái ở Phú Yên, các chủ vườn đều bán loại rượu này để khách du lịch mang về làm quà biếu, tặng.

Loại quả đặc sản xưa chín rụng vứt đi, giờ bán 100.000đồng/kg người có tiền muốn mua cũng khó
Trái cám bên ngoài có lớp vỏ sần sùi, nhiều mủ, sau đó là một lớp "xốp xốp" y hệt cùi bưởi. Bóc xong phần cùi sẽ hiện ra phần vẩy y hệt vẩy cá, nhân...

Đặc sản 4 phương

H.A
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Giá cả thực phẩm