Loại quả xưa có đầy không ai biết đến, giờ thành đặc sản làm thành gia vị độc lạ đầu bếp nhà hàng "săn lùng", 120.000 đồng/kg

H.A - Ngày 10/06/2023 23:29 PM (GMT+7)

Loại quả này tạo ra vị mặn như muối, là thứ gia vị lạ được các đầu bếp nhà hàng sử dụng cho các món ăn đặc sản. 

Cây muối rừng còn có tên gọi khác là cây sơn muối, diêm phu mộc. Điểm đặc biệt của cây muối rừng là dịch mà nó tiết ra có chứa muối. Trước kia ở một số vùng nông thôn Trung Quốc, nhiều gia đình không đủ tiền mua muối đã nhanh trí dùng cây muối rừng để thay thế. Chỉ cần bóp nhẹ sơn muối là “muối mặn” sẽ tiết ra, sau đó có thể sử dụng để chế biến như gia vị thông thường.

Loại quả xưa có đầy không ai biết đến, giờ thành đặc sản làm thành gia vị độc lạ đầu bếp nhà hàng amp;#34;săn lùngamp;#34;, 120.000 đồng/kg - 1

Cây muối rừng thường ra hoa từ tháng 6-7 và ra quả từ tháng 10 đến tháng 11. Chúng mọc nhiều ở khu vực miền Bắc và miền Trung nước ta. Ngoài Việt Nam, cây còn xuất hiện ở một số nước khác như Nhật Bản, Malaysia, Trung Quốc.

Trong cây muối muối có chứa acid gallic và tanin, cây có tính mát và vị mặn. Rễ, lá, hoa và quả của cây sơn muối đều có giá trị y học nhất định, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cầm máu, trị tiêu chảy… Rễ cây còn có thể dùng để trị rắn cắn, mụn nhọt. 

Trước đây, người dân tộc đã dùng trái muối tự nhiên như là “quà của rừng”, cho những bữa ăn thời săn bắn hái lượm, cái thời mà hạt muối biển mãi sau này mới theo những đường lộ ngoằn ngoèo mò lên những bản làng xa tít tắp.

Loại quả xưa có đầy không ai biết đến, giờ thành đặc sản làm thành gia vị độc lạ đầu bếp nhà hàng amp;#34;săn lùngamp;#34;, 120.000 đồng/kg - 2

Trái muối được các đầu bếp Quán 79 Gia Bảo (Kon Tum) giới thiệu tại bàn tiệc Chiếc Thìa Vàng qua món cá chạch gai xốt hạt muối rừng ăn kèm ngũ vị lá. 

Cây muối mọc nhiều ở Khu bảo tồn Chư Mom Ray, trái muối là gia vị chủ lực dùng để phối với thịt trâu trong những dịp lễ trọng hoặc sinh hoạt tín ngưỡng của đồng bào Tây Nguyên (dựng nhà, đám cưới, cúng cơm mới...).

Loại cây thân gỗ cao từ 2-8m, họ đào lộn hột (cây điều), hoa mọc thành từng chùm đầu cành, màu trắng. Loại trái này to cỡ hạt đậu xanh, trữ lâu chuyển qua màu nâu sậm, ăn vào có vị mằn mặn, pha chút chua nhẹ. Một ít hạt muối rừng cộng với năm loại lá rừng như vừa kể + ớt + chanh xay nhuyễn để làm xốt ăn kèm với món cá chạch gai nướng và hấp.

Ngày càng nhiều người biết tới thứ gia vị độc đáo này đã giúp người dân tộc có thêm nguồn thu thập. Theo đó, Người dân tộc Thái thu lượm về, bày bán bên đường, giá 120.000 đồng/kg. Họ cũng dùng như một loại gia vị được ban tặng bởi rừng, bằng cách phơi khô, giã thành bột bóp nộm (gỏi) hoặc trộn với các loại hạt, lá gia vị đặc trưng ở đây mà khi ăn. 

Ngoài quả tươi, người dân tộc còn đem phơi khô thành bột và bán cho các nhà hàng, quán ăn, được ưa chuộng trên thị trường.

Nghề lạ ở Việt Nam: Về quê trồng loại quả làm thành món đặc sản lạ, 8X thu 200 triệu/năm dễ dàng
Cây si ro “bén rễ" trên vùng đất nắng Ninh Thuận không chỉ đem lại cho người nông dân mức thu nhập ổn định mà còn tiên phong cho một quá trình khởi nghiệp sáng tạo tại nơi đây.

Nghề lạ

Theo H.A
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương