Ông lão về nhà lấy chiếc áo choàng của mình tham dự chương trình thẩm định kho báu và nói rằng chiếc áo này của ông có giá trị ít nhất là 200 triệu tệ.
Nhiều năm nay, chương trình thẩm định khó báu trở nên phổ biến. Nhiều người ở khắp nơi đến tham dự chương trình với những cổ vật có giá trị, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Một số người muốn biết cổ vật của gia đình giá trị bao nhiêu tiền, có giá trị sưu tầm văn hóa hay không. Số ít lại hy vọng biết được số tiền thực tế để bán ra, lấy tiền làm việc khác.
Tuy nhiên có một ông lão trở về từ nước Anh đã tham gia chương trình với mục đích hoàn toàn khác.
Bảo vật mà ông lão mang đến là một chiếc áo choàng rồng, trên áo có thêu những con rồng sống động như thật. Con rồng có dáng vẻ uy nghiêm, đôi mắt rực lửa.
Điều ngạc nhiên không phải là hình rồng trên áo mà là màu nền đen của chiếc áo choàng này. Khán giả vô cùng ngạc nhiên. Người dẫn chương trình yêu cầu ông lão mang áo đến cho các chuyên gia thẩm định. Trong khi chờ đợi các chuyên gia, người dẫn chương trình mời ông lão lên giới thiệu bản thân và kể cho mọi người nghe về nguồn gốc của chiếc áo rồng.
Ông lão tên Keli đứng trên sân khấu, đối mặt với khán giả, nở nụ cười tự tin khi giới thiệu bản thân. Khi ông học cấp 2, gia đình ông quyết định di cư sang Anh. Ông lớn lên ở nước Anh và được hưởng nên giáo dục của phương Tây. Dù vậy ông luôn dành tình cảm cho quê hương của mình. Sau này, ông càng ngày càng nhớ quê, thậm chí còn hay mơ về quê hương. Các con của ông đều trưởng thành và có cuộc sống riêng. Vì vậy sau một thời gian cân nhắc, ông quyết định về Trung Quốc.
Vật gia truyền ông mang về nước chính là chiếc áo choàng rồng đen. Trước khi mang đến cuộc thẩm định này, ông cũng đã từng mang chiếc áo choàng đến nhờ một chuyên gia người nước ngoài thẩm định.
Chiếc áo choàng rồng này do ông nội của ông mang theo khi di cư sang Anh. Sau đó ông nội truyền lại cho chú của ông lão. Sau này, chú của ông lão gặp khó khăn về tài chính và bố ông lão ra tay giúp đỡ. Để tỏ lòng, người chú đã mang tặng lại chiếc áo choàng cho anh trai, cũng là bố của ông lão.
Vì vậy ông quyết định mang chiếc áo về Trung Quốc nhờ các chuyên gia thẩm định.
Nghe câu chuyện của ông lão, khán giả và người dẫn chương trình đều cảm động. Trên thực tế, trước đó có rất nhiều người mang áo rồng đến chương trình thẩm định. Từng có một người dì ở quê đến chương trình nhờ chuyên gia xác định áo choàng rồng được cho là của vua Càn Long từng mặc.
Nói về long bào của vua Càn Long, nhiều người truyền tai rằng, long bào không được phép giặt. Bởi hoàng đế sở hữu rất nhiều long bào. Chỉ cần một chiếc bị bẩn, ông sẽ thay ngay lập tức và không bao giờ mặc lần thứ hai.
Theo thông tin, vua Càn Long có đến hơn 2.000 người thêu áo choàng rồng cho mình. Và ngay cả mỗi ngày ông mặc một chiếc áo và bỏ đi một chiếc thì cũng không thể mặc hết số long nào được may.
Sau màn trò chuyện, các chuyên gia đã đưa ra giá cho chiếc áo long bào của ông lão. Họ nói chiếc áo long bào của ông là đồ giả. Nghe chuyên gia nói, ông lão khá sốc. Ông hỏi ngược chuyên gia: "Các bạn có biết tổ tiên của tôi là ai không? Chiếc áo này chắc chắn có giá trị không dưới 200 triệu tệ".
Vậy tại sao các chuyên gia lại cho đây là đồ giả?
Thời nhà Thanh, áo choàng rồng có màu vàng chỉ dành riêng cho hoàng gia. Nhưng ngoài màu vàng còn có màu đỏ, xanh, trắng để phục vụ các công việc khác nhau. Màu vàng là trang phục thường ngày của hoàng đế khi vào triều. Nhưng chiếc áo choàng của ông lão lại có nền đen. Vì vậy chuyên gia cho đây là hàng giả.
Nghe lời giải thích của chuyên gia, khán giả thở dài thất vọng. Tuy nhiên ông lão lại không hề lay chuyển và khẳng định đây là hàng thật.
Thì ra, tổ tiên của ông lão từng làm trong tử cấm thành thời nhà Thanh và xử lý nhiều hiện vật trong triều đình. Sau khi sự cai trị của nhà Thanh chấm dứt, tổ tiên của ông không còn ra vào cung nữa nên đã bí mật mang chiếc áo choàng này ra khỏi cung.
Vì vậy nó trở thành vật gia truyền của gia đình từ đó. Sau khi nghe tuyên bố của ông lão, trường quay bỗng náo nhiệt hơn. Các chuyên gia có chút bối rối. Nhưng họ không thể xác minh tính xác thực của câu chuyện. Vì vậy họ đã cùng nhau đánh giá lại chiếc áo choàng.
Dù vậy họ không thể đưa ra một con số chính xác cho giá trị của chiếc áo này. Nhưng ông Keli không còn quan tâm nữa. Bất kể chiếc áo này có giá trị bao nhiêu, ông vẫn kiên quyết giao lại cho đất nước bởi vì của cải không phải là vấn đề với ông. Quan trọng là ông đã giữ được nét đẹp văn hóa và lưu truyền.