Người đàn ông đánh liều đổi 200 con cừu trong trang trại của gia đình lấy một chiếc cốc pha lê rồi bị vợ đòi ly hôn. Anh không ngờ mình nhận về kho báu.
Vào tháng 10/1990, một người nông dân sống ở Hàng Châu đang đào đất từ một nhà máy gạch ngói trong làng thì bất ngờ mặt đất sụp xuống, lộ ra một hố đen lớn không thấy đáy. Ngay sau đó, cục di tích văn hóa đã đến khai quật và phát hiện đây là một căn hầm cổ, có nhiều di tích văn hóa quý giá.
Vì có hầm nên gần đó chắc chắn có lăng mộ. Sau khi khám phá, nhóm khảo cổ đã phát hiện ra một ngôi mộ lớn từ chiến quốc cách hầm không xa. Trong quá trình khai quật, đội khảo cổ đã phát hiện ra một chiếc cốc pha lê trong lăng mộ.
Theo các chuyên gia, sản phẩm pha lê sớm đã xuất hiện từ thời đồ đá mới và có lịch sử hàng nghìn năm
Theo các chuyên gia, sản phẩm pha lê sớm đã xuất hiện từ thời đồ đá mới và có lịch sử hàng nghìn năm. Đặc biệt trong thời Xuân Thu và Chiến Quốc, các sản phẩm pha lê rất phổ biến, như một biểu tượng địa vị và được sử dụng trong nhà của các quan chức cấp cao. Sau khi qua đời, nhiều quý tộc đã mang những sản phẩm pha lê này theo lăng mộ. Vì vậy trên thị trường sưu tập đồ cổ hiện nay, một số chiếc cốc pha lê từ thời Xuân Thu và Chiến Quốc thường xuyên xuất hiện.
Trong chương trình thẩm định mới đây, người đàn ông cùng vợ cũng mang một chiếc cốc pha lê đến nhờ các chuyên gia thẩm định kho báu. Anh nói rằng, mình đã đổi 200 con cừu để lấy chiếc cốc pha lê này. Vì điều này, vợ anh đã bực tức và dọa ly hôn. Anh không biết phải giải thích thế nào nên muốn chứng minh giá trị thực của chiếc cốc. Chỉ có lời các chuyên gia nói vợ anh mới tin.
Khi được hỏi về chiếc cốc pha lê cổ, người đàn ông đã kể lại toàn bộ câu chuyện. Anh đến từ Nội Mông và là một người chăn nuôi, kiếm sống chủ yếu bằng công việc chăn nuôi. Khi cuộc sống tốt hơn một chút, anh bắt đầu thích sưu tầm những món đồ lạ và quý. Một lần tình cờ anh mua được chiếc cốc pha lê này từ một nhà sưu tập.
Mang chiếc cốc đi thẩm định, người đàn ông vui sướng khi nghe chuyên gia định giá
Người đàn ông nói rằng anh ta không biết nhiều về cốc pha lê. Nhưng lần đầu tiên nhìn thấy nó, anh đã bị tính nguyên sơ của nó làm u mê và quyết định mua. Lúc đó người bán đòi giá rất cao. Trong tay không có tiền nên người đàn ông quyết định đổi 200 con cừu lấy món đồ này.
Sau khi nghe người đàn ông kể, chuyên gia nói đùa: "Vậy thì chúng tôi phải giúp anh thẩm định. Việc này không chỉ liên quan đến tính xác thực của một di tích căn hóa mà còn ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa anh và vợ anh".
Sau khi nghe chuyên gia nói, người đàn ông thở phào nhẹ nhõm và nói rằng anh có thể cho vợ một câu trả lời chính xác. Sau đó, anh hỏi chuyên gia về giá trị của chiếc cốc pha lê, liệu nó có được như chiếc cốc pha lê trong viện bảo tàng Hàng Châu không?
Nhìn vẻ mặt lo lắng của người đàn ông, chuyên gia nói thêm: Tuy không đẹp như chiếc cốc pha lê trong viện bảo tàng báu vật quốc gia Hàng Châu nhưng chiếc cốc pha lê thời Chiến Quốc của anh cũng có giá trị sưu tầm cao. Nếu tính bằng tiền thì nó có giá trị cao hơn nhiều so với 200 con cừu của anh. Chuyên gia khuyên người vợ hãy mong chóng làm lành với chồng bởi anh đã có một khoản lợi nhuận lớn.
Người đàn ông rất hài lòng với kết quả này và nở một nụ cười mãn nguyện trên khuôn mặt. Anh nói rằng bản thân đã có thể cho vợ một lời giải thích rõ ràng.