MH370 mất tích: Những câu hỏi còn bỏ ngỏ

Ngày 29/03/2014 17:14 PM (GMT+7)

Vụ mất tích của chiếc Boeing 777-200 chưa từng xảy ra trong lịch sử hàng không thế giới và có quá nhiều chi tiết bí ẩn cần được giải đáp.

Hơn 3 tuần trôi qua kể từ khi chiếc máy bay MH370 biến mất khỏi màn hình radar. 21 quốc gia tham gia tìm kiếm, rất nhiều mảnh vỡ đã được phát hiện tuy nhiên cho tới nay tung tích của chiếc MH370 cùng 239 người gồm hành khách và phi hành đoàn vẫn bặt vô âm tín.

Thủ tướng Malaysia đã đưa ra tuyên bố cuối cùng về số phận chiếc máy bay nhưng xung quanh nó vẫn còn rất nhiều câu hỏi chưa có lời đáp.

MH370 mất tích: Những câu hỏi còn bỏ ngỏ - 1

Hơn 3 tuần trôi qua, tung tích chiếc máy bay vẫn là một ẩn số

1. Tại sao MH370 lại quay ngoặt sang trái?

Một quan chức hiểu rõ cuộc điều tra nói rằng radar quân sự cho thấy MH370 quay ngoặt một cách đột ngột trên Biển Đông, lúc nó bắt đầu đi vào eo biển Malacca. Có những lúc phi cơ chỉ bay ở độ cao 3.600 m trước khi biến mất khỏi màn hình của quân đội.

Theo quan chức này, việc chuyển hướng đột ngột trên cần khoảng hai phút. Đó dường như là hành động có chủ ý và phi công có đủ thời gian để gửi tín hiệu cảnh báo với trạm kiểm soát không lưu nếu có vấn đề bất thường xảy ra trên máy bay. Tuy nhiên, nhà chức trách không nhận được tín hiệu nào.

Theo tiến sĩ Guy Gratton của Phòng Nghiên cứu An toàn Chuyến bay của Đại học Brunel, Anh, cú quay ngoặt đột ngột này là hành động 'rất hiếm' xảy ra. Ông nói rằng, việc này chỉ xảy ra khi phi công hoặc một người có am hiểu về hàng không thâm nhập buồng lái điều khiển ngoặt sang, hoặc phi cơ có sự cố kỹ thuật như cháy hay va chạm với phi cơ khác buộc phải làm thế.

Việc tìm kiếm thường phải tập trung vào việc tìm kiếm vị trí rơi máy bay, trước khi tiến tới xác định vị trí của hộp đen nhờ thu nhận tiếng ping. Nếu bộ phận phát tiếng ping ngưng hoạt động, cơ quan điều tra sẽ cần đến những kỹ thuật tìm kiếm khác, chẳng hạn như dò từ tính.

MH370 mất tích: Những câu hỏi còn bỏ ngỏ - 2

Một vật thể được phóng viên có mặt trên hiếc máy bay P3 của New Zealand chụp lại

2. Phi công có ý định tự sát?

Nhóm điều tra vụ chiếc Boeing 777-200 mất tích tin rằng không thể có trục trặc hay hỏa hoạn nào có khả năng dẫn tới sự bất thường của chuyến bay, hoặc vô hiệu hóa các hệ thống liên lạc trước khi máy bay đi chệch hướng rất xa lộ trình ban đầu, di chuyển âm thầm thêm 7 giờ ra phía biển.

Một nguồn tin giấu tên cho rằng có khả năng phi công tự sát và cố tình lái máy bay MH370 của hãng Malaysia Airlines rơi xuống vùng biển phía nam Ấn Độ Dương, cách Perth 2.500 km về phía tây nam.

Thông tin này được đưa ra ngay sau khi Thủ tướng Malaysia, ông Najib Razak, đưa ra tuyên bố cuối cùng, chiếc máy bay mang mã hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines mang theo 227 hành khách và 12 phi hành đoàn đã rơi xuống Nam Ấn Độ Dương và chắc chắn không còn một ai sống sót.

MH370 mất tích: Những câu hỏi còn bỏ ngỏ - 3

Tại khách sạn Lido ở thủ đô Bắc Kinh, thân nhân của 154 hành khách quốc tịch Trung Quốc như vỡ òa sau 17 ngày chờ đợi tin tức người thân. Nhiều người khóc ngất vì đau buồn.

Cảnh sát cũng đã thẩm vấn hơn 100 bạn bè và người thân của các phi công, khám nghiệm mô hình bay giả lập tại nhà ông Zaharie, rà soát thông tin trong máy tính xách tay và các lịch trình bay của họ với sự giúp sức của FBI và Interpol. Nhưng một nguồn tin điều tra khẳng định: “Chúng tôi vẫn không có manh mối. Chúng tôi chưa thu thập được bất kỳ điều gì khả nghi”.

3. Đây có phải là một kịch bản cướp máy bay?

Từ sau vụ tấn công 11/9, hãng máy bay Boeing đã thay cửa ra vào khoang lái bằng cửa chống lựu đạn, búa rìu để ngăn chặn nguy cơ cướp máy bay. Tuy nhiên, dù cửa chắc tới đâu, vẫn có lúc nó phải mở ra, khi 1 trong 2 phi công đi vệ sinh hoặc kiểm tra thứ gì đó trong khoang máy bay. Máy bay dễ bị đánh cướp trong thời điểm này.

Còn phải kể tới thủ phạm chính là phi công. Tháng trước, Một phi công của hãng hàng không Ethiopia tự cướp chiếc máy bay mà anh ta đang lái cùng một phi công khác từ thủ đô Addis Ababa tới Rome để xin tị nạn tại Thụy Sĩ, vì sợ bị trả thù ở Ethiopia.

Trước đó, ngày 11/3, những thông tin mới được đưa lên mạng cho thấy cơ phó Fariq Abdul Hamid của chiếc máy bay MH370 đã từng hành xử một cách tùy tiện và vô nguyên tắc trong một chuyến bay trước đó khi mời hai phụ nữ lạ mặt vào buồng lái rồi hút thuốc và chụp ảnh với họ ngay trong cabin.

Theo hãng hàng không Malaysia Airlines, phi công Fariq Ab.Hamid mới 27 tuổi và có tổng cộng 2.763 giờ bay. Anh này bắt đầu làm việc cho Malaysia Airlines từ năm 2007.

Trong một chuyến bay từ Phuket (Thái Lan) tới Kuala Lumpur vào tháng 12/2011, Hamid và một viên phi công nữa đã vi phạm nghiêm trọng quy định của Malaysia Airlines khi mời 2 nữ hành khách người Nam Phi là Jonti Roos và Jaan Maree vào thăm buồng lái.

MH370 mất tích: Những câu hỏi còn bỏ ngỏ - 4

Một cô gái đứng trước tấm biển ghi những lời cầu nguyện máy bay Mh370 trở về an toàn .

4. Liệu phi cơ này có thực sự bị tai nạn hay không?

Boeing B777 là dòng máy bay thương mại có độ an toàn cao nhất so với các dòng máy bay khác. Nó được trang bị các công nghệ điều khiển, dẫn đường tinh vi, tiên tiến. Nó cũng được trang bị công nghệ phát sóng định vị (bộ phận tiếp sóng) và dò tìm hộp đen hiện đại đủ để phát hiện ra vị trí của nó bất cứ nơi đâu trên trái đất.

Có giả thuyết đặc ra là đây thật sự đã bị tại nạn và rớt đâu đó trên vùng biển trong đường bay của nó. Trong trường hợp này, vị trí máy bay rơi chắc chắn đã phải được tìm ra thông qua thiết bị định vị khẩn cấp, tín hiệu của hộp đen, và các mảnh vỡ trôi nổi trên biển. Hơn nữa, cơ trưởng là người có 30 năm kinh nghiệm bay, tình trạng an toàn kỹ thuật của máy bay luôn được kiểm tra chặt chẽ trước mỗi hành trình bay. Bên cạnh đó, nếu máy bay gặp sự cố trên không trước khi lâm nạn, phi hành đoàn luôn có đủ thời gian để phát tín hiệu cấp cứu.

Thế nhưng, cho đến lúc này, không có bất cứ manh mối hay tín hiệu nào được phát hiện, mà lẽ ra nó phải được phát hiện ra đối với một tan nạn máy bay thật sự. Như vậy, giả thuyết về máy bay gặp nạn thật sự là cực kỳ thấp, nếu có thể nói là khó có khả năng xảy ra!

5. Các thiết bị có bị tắt có chủ đích?

Các tín hiệu "ping ping" sẽ được phát ra nếu hộp đen của máy bay nếu nó nằm ở dưới nước. Tuy nhiên, âm thanh này chỉ có thể nghe được ở một khu vực giới hạn nhất định, và dù nghe được âm thanh này thì vẫn có khả năng máy bay không ở dưới nước. Trong khi đó, bộ tiếp sóng của máy bay có thể ngừng hoạt động khoảng 40 phút sau khi cất cánh. Đây là lý do tại sao máy bay không còn xuất hiện trên màn hình radar của các trạm kiểm soát trên mặt đất.

MH370 mất tích: Những câu hỏi còn bỏ ngỏ - 5

Hôm 25/3, các tờ báo Malaysia đồng loạt in đen trang bìa để tượng niệm 239 hành khách trên chuyến bay MH370.

Các nhà điều tra Mỹ mới đây công bố các bằng chứng mới cho thấy hệ thống liên lạc của chuyến bay MH370 có thể đã bị ngắt một cách có chủ đích, chứ không phải vì gặp sự cố hay tai nạn. Các điều tra viên phát hiện ra rằng, hệ thống báo cáo dữ liệu và bộ thu phát, thiết bị thông báo về vị trí và độ cao của chiếc máy bay cho radar dưới mặt đất, đã lần lượt bị ngắt.

Hệ thống truyền dữ liệu ngừng hoạt động lúc 1h07 (giờ Kuala Lumpur), trong khi bộ thu phát là vào 1h21. Việc hai thiết bị trên ngừng hoạt động cách nhau 14 phút, cho thấy chúng có thể bị vô hiệu hóa một cách có chủ ý, thay vì một sự cố nào đó.

6. Động cơ gặp sự cố?

Người ta phần nào loại trừ giả thuyết này sau tuyên bố của Thủ tướng Malaysia Najib Razak cho rằng “dường như ai đó trên máy bay can thiệp vào lịch trình của MH370”. Nỗ lực tìm kiếm quốc tế cũng không thể phát hiện mảnh vỡ của chiếc máy bay.

Tuy nhiên, khả năng động cơ gặp sự cố nhưng phi hành đoàn vẫn kịp đáp máy bay xuống nước vẫn còn bỏ ngỏ. Trong trường hợp này, máy bay sẽ chìm xuống nước nhưng phi hành đoàn vẫn có thời gian để sơ tán khẩn cấp. Trong vụ tai nạn Boeing 777 ở San Francisco, Mỹ, phi hành đoàn mất 90 giây để đưa toàn bộ hành khách thoát khỏi chiếc phi cơ gặp nạn.

MH370 mất tích: Những câu hỏi còn bỏ ngỏ - 6

MH370 định kỳ gửi tín hiệu "ping" lên vệ tinh

7. Vì sao hành khách máy bay Malaysia không dùng điện thoại di động?

Trong thời đại điện thoại thông minh và mạng xã hội, một câu hỏi được đặt ra quanh vụ mất tích của chuyến bay MH370 là tại sao không ai trong số các hành khách cố gắng liên lạc với người thân, như mọi người từng làm trong các vụ tấn công khủng bố 11/9.

“Điện thoại di động không thể liên lạc thành công từ một máy bay đang bay giữa biển, dù là bay ở tầm thấp ngay trên mặt nước”, ông Dewdney, người đã tiến hành các vụ thử nghiệm sau vụ khủng bố 11/9 để thử khả năng của điện thoại đi động nhằm thực hiện các cuộc gọi từ trên cao nói.

“Ở độ cao hành trình thông thường, không điện thoại di động nào có thể thành công trong việc liên lạc với mặt đất vì nó hoàn toàn nằm ngoài tầm với các các cột phát sóng”, ông Dewdney cho biết thêm.

Hà Anh (T.H)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Máy bay MH370