Một nhóm nghiên cứu tại trường Đại học Tây Úc tuyên bố họ biết vị trí chiếc máy bay rơi và tin rằng MH370 chìm nguyên khối.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Tây Úc đã sử dụng dữ liệu khí tượng và dòng chảy đại dương cùng với việc phân tích về những tín hiệu "ping" của công ty Inmarsat (Anh) để xác định mảnh vỡ và các điểm va chạm trong nhiều tuần sau khi MH370 mất tích bí ẩn.
Giáo sư Charitha Pattiaratchi, một thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết, việc đến nay chưa tìm được một mảnh vỡ nào của chiếc máy bay cho thấy chiếc máy bay có thể bị chìm nguyên chiếc dưới đại dương. Điều này làm tăng khả năng hộp đen vẫn còn tồn tại mà không bị hư hỏng gì.
"Tôi nghĩ đến cách chiếc máy bay rơi, rất nhiều mảnh vỡ vẫn còn nguyên vẹn bên trong máy bay. Nếu máy bay phát nổ, chúng ta sẽ nhìn thấy rất nhiều mảnh vỡ xung quanh và nhiều vật thể trôi nổi trên mặt biển như áo phao, ghế ngồi…", giáo sư Charitha nhấn mạnh.
Giáo sư cho biết thêm, nếu máy bay vỡ tan các mảnh vỡ có thể đã trôi vào các dòng xoáy và tập trung tại một khu vực, việc tìm kiếm tung tích chiếc máy bay sẽ không gặp khó khăn.
Sơ đồ hành trình bay của chiếc máy bay MH370 (Nguồn: CBS News)
"Họ có thể nhìn thấy những mảnh vỡ, nhưng đó có thể là những mảnh vỡ từ cánh máy bay. Các phát hiện mới đây hoàn toàn trùng khớp. Các mảnh vỡ bị mắc kẹt tại một khu vực cách vùng máy bay rơi khoảng 400km. Tùy thuộc vào thời tiết, chúng ta sẽ biết được các mảnh vỡ sẽ trôi đến đâu vào cuối tháng này", giáo sư nói trên Daily Telegraph.
Một cuộc tìm kiếm quy mô quốc tế đã được tiến hành tại vùng biển Nam Ấn Độ Dương tuy nhiên đội tìm kiếm vẫn chưa định vị được vị trí hay tiếp cận những mảnh vỡ của chiếc máy bay mất tích. Điều này khiến gia đình của 239 người gồm hành khách và phi hành đoàn có mặt trên chuyến bay vẫn nuôi hy vọng người thân của họ có thể vẫn còn sống sót.
Trong ngày hôm qua, các hoạt động tìm kiếm đã bị hoãn lại vì thời tiết xấu. Tất cả các máy bay đang quay về thành phố Perth và các tàu đang rời khỏi khu vực tìm kiếm.
Báo Mỹ dẫn một nguồn tin thân cận với FBI tiết lộ Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã không tìm thấy bất cứ chứng cứ tội phạm nào từ ổ cứng và bộ giả lập bay thu được tại nhà của hai phi công trên máy bay MH370.
Trong hơn 2 tuần qua, thông tin được cả thế giới quan tâm nhất là số phận chiếc máy bay Malaysia mất tích cùng 239 người. Đã có tất cả 26 quốc gia tham gia tìm kiếm, nhiều vật thể lạ được phát hiện và rất nhiều giả thuyết được đưa ra sau quá trình phân tích các dữ liệu điều tra tuy nhiên tất cả cũng chỉ là những phỏng đoán. Chuyến bay mang số hiệu MH370 khởi hành từ Kuala Lumpur vào lúc 0 giờ 40 phút ngày 8/3 (theo giờ Malaysia) để tới Bắc Kinh, mang theo 227 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn. Khi đạt tới độ cao 10.000m, chiếc máy bay đã biến mất khỏi màn hình radar. Sau một tuần nỗ lực tìm kiếm quốc tế trên biển Đông không mang lại hiệu quả, ngày 20/3, phía Malaysia tin rằng máy bay bị ai đó có mặt trong buồng lái chuyển hướng một cách có chủ đích sang bờ biển phía Tây Bắc Malaysia sau khi đã tắt hệ thống liên lạc thông thường. Một chiến dịch tìm kiếm quy mô quốc tế với sự tham gia của 26 nước cùng phương tiện tìm kiếm hiện đại đều được huy động, từ vệ tinh đến thiết bị dò tìm dưới nước; từ tàu phá băng, tàu khu trục đến máy bay tìm kiếm hiện đại nhất đã quần thảo trên biển đông 5 ngày. Có rất nhiều vật thể lạ được tìm kiếm ở khu vực này tuy nhiên các máy bay đã không thể tiếp cận được do thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn. Những diễn biến mới xảy ra cùng ngày các quan chức Australia thông báo rằng họ đã phát hiện hai vật thể ở phía nam Ấn Độ Dương có thể liên quan tới chiếc máy bay. Vào 22 giờ ngày 24/3, khi những vật thể trôi nổi chưa được xác minh, Thủ tướng Malaysia đã mở cuộc họp báo khẩn cấp thông báo chiếc MH370 đã lao xuống biển Ấn Độ Dương, không một ai sống sót. Tuyên bố này đã dập tắt hi vọng về việc có người sống sót sau khi chiếc phi cơ mất tích hôm 8/3. Mời độc giả đoàn đọc toàn bộ thông tin vụ việc Máy bay Malaysia Airlines rơi xuống Ấn Độ Dương trên Tin tức EVA |