Vụ việc bắt đầu từ một cuộc cãi vã thông thường của nhóm học sinh trung học vì một hóa đơn nhà hàng chưa thanh toán.
Tại một quán kem ở Rowland Heights, California, Mỹ, 3 cô gái ép buộc nữ sinh Yiran "Camellia" Liu (18 tuổi) phải quỳ xuống dùng tay lau tàn thuốc và vết kem bẩn trên sàn, theo lời khai tại tòa án của Liu.
Nhiều thanh niên tham gia vào cuộc ẩu đả. Liu cho biết, họ đã đưa cô vào một công viên gần đó, lột quần áo của cô, đấm đá cô bằng những đôi giày cao gót, tát hàng trăm cái và đốt ngực cô bỏng rát bằng thuốc lá.
Sau đó, họ cắt tóc Liu và bắt cô phải ăn chúng. Một người trong số đó còn chụp ảnh cô bằng điện thoại di động.
Một cô gái tên Helen nói với những người khác: "Đánh nó chậm thôi. Đừng đánh mạnh quá và kéo dài thêm thời gian".
Công viên, nơi Liu bị đánh và đốt ngực bằng thuốc lá.
Cuộc tấn công ngày 30/3 này là hồi chuông cảnh báo không chỉ ở Rowland Heights mà còn ở Trung Quốc - nơi mà nạn nhân và những kẻ tấn công đều là “những đứa trẻ nhảy dù”. Đây là thuật ngữ chỉ một phần của làn sóng mới trong giới trẻ Trung Quốc đang sống và học tập ở miền Nam California khi cha mẹ ở quê nhà.
Thông thường, những đứa trẻ này thường sống “homestay” ở San Gabriel Valley. Chúng được cha mẹ trả mọi chi phí sinh hoạt và hỗ trợ nuôi dạy. Một số ít nhỏ tuổi, còn đa số đây là những học sinh trung học, sang đây học sớm để có cơ hội vào các trường đại học Mỹ.
Trong cuộc tấn công Liu ở trên, 3 nữ sinh bị tòa án xác nhận là người trưởng thành không nhận tội tra tấn, bắt nạt bạn.
Luật sư của Yunyao "Helen" Zhai, 19 tuổi, và Yuhan "Coco" Yang, 18 tuổi, thừa nhận thân chủ của mình tham gia vào cuộc tấn công và hy vọng việc bào chữa thành công để giảm tội. Luật sư của bị cáo thứ ba Xinlei "John" Zhang, 18 tuổi, thì khẳng định thân chủ của mình chỉ là người ngoài cuộc.
Zhai và Zhang cũng không nhận tội việc đánh đập và đốt một nạn nhân vị thành niên khác tại trung tâm mua sắm Diamond Bar trước đó 3 ngày. Hai thanh niên khác thừa nhận tham gia cuộc tra tấn, theo văn phòng luật sư quận Los Angeles. Ngoài ra những người khác được cho rằng đã trốn khỏi nước Mỹ.
Khoảng 2 tuần sau cuộc tấn công, người cha của một trong những nghi phạm bị bắt vì dùng tiền để can ngăn các nạn nhân theo đuổi vụ án, phát ngôn viên luật sư quận cho biết.
Đối với những đứa trẻ "nhảy dù" sống ở Mỹ, đây là cơ hội cho họ để học ngoại ngữ và văn hóa mới. Đặc biệt, chúng sẽ thoát khỏi kỳ thi tuyển sinh đại học cực kỳ cạnh tranh ở Trung Quốc. Một số học sinh chăm chỉ sẽ được nhận vào các trường danh tiếng, trong khi đó, số khác lại vượt tầm kiểm soát trong việc yêu đương, vui chơi.
Những lời khai của Liu và các nạn nhân tại tòa án đã cung cấp một cái nhìn khác vào thế giới không có người lớn, tập trung vào các quán trà Trung Quốc, quán karaoke ở phía đông San Gabriel Valley. Những thanh thiếu niên lái xe Mercedes và đi chơi đêm tới 2 giờ sáng.
Tại phiên tòa sơ thẩm đối với 3 bị cáo trên, thẩm phán Thomas C. Falls cho biết vụ án khiến anh nhớ đến tác phẩm "Chúa ruồi" năm 1954 của William Golding về cậu bé mắc kẹt trên đảo hoang.
"Tôi chắc chắn rằng họ đã phải chịu sự cô đơn. Vì vậy họ mới gắn bó với nhau trong mối quan hệ nhỏ bé của nhóm học sinh Trung Quốc mà không có sự giám sát, không có ai giúp đỡ", Rayford Fountain, luật sư của Yang cho biết tại tòa.
Hiện tượng "trẻ em nhảy dù" trở lại vào năm 1980 và 1990 thuộc gia đình giàu có ở Đài Loan và Hong Kong.
Số lượng sinh viên theo học các trường trung học Mỹ tăng từ 1.700 học sinh từ năm 2009 lên hơn 80.000 trong năm 2014, theo số liệu của Hội đồng du học quốc tế. Cha mẹ nghĩ rằng như vậy là tốt nhất với con cái của họ. Con sẽ nhận được sự giáo dục tốt nhất. Thế nhưng các bậc cha mẹ không chỉ mất khoản tiền lớn mà tương lai của những đứa con này đang bị đe dọa.
Ba nữ sinh đánh bạn gây chấn động.
Ngày 18/6, Zhai Yang và Zhang bước vào phòng xử án Pomona với bàn tay còng phía sau. Với số tiền bảo lãnh 3 triệu USD/người, họ đã được tại ngoại song vẫn bị giam giữ kể từ ngày xảy ra vụ ẩu đả. Được biết, nguyên nhân xảy ra vụ việc không chỉ bởi do hóa đơn bữa tối chưa thanh toán mà mâu thuẫn bởi một thanh niên về bài viết trên mạng chê bai quê hương Thượng Hải của Zhai.
Zhai ra lệnh cho người khác "xử" Liu và không hẳn lúc nào cũng tham gia đánh trực tiếp. Còn luật sư của Zhai thì bác bỏ, thân chủ của ông không phải là người cầm đầu.
Vụ việc gây chấn động cả Trung Quốc. Một số bình luận ca ngợi hệ thống pháp luật nghiêm khắc trừng trị những kẻ ưa bạo lực, trong đó có sự tham gia của sinh viên Trung Quốc. Đặc biệt, nhiều người phê phán một số trường hợp hối lộ để giải quyết tình hình.
Ông Huiyao Wang, giám đốc Trung tâm cố vấn China & Globalization cho rằng, việc tăng số lượng sinh viên nước ngoài không có người đi kèm là nguyên nhân gây nên tình trạng bạo lực này.
"Bạn phải theo dõi và thường xuyên liên lạc với con em mình", Wang nói trên truyền hình Trung Quốc.