Nàng công chúa nét như đàn ông, râu ria rậm rạp được tôn "quốc sắc thiên hương"

Ngày 26/06/2020 20:00 PM (GMT+7)

Không mang vẻ đẹp tiêu chuẩn như thời nay nhưng nhan sắc của nàng công chúa này lại vô cùng được khen ngợi và ngưỡng mộ tại thời đại trước, thậm chí có nhiều người sẵn sàng chết vì cô.

Mỗi thời đại và mỗi đất nước lại có những tiêu chuẩn về nét đẹp riêng. Nếu trong thời đại ngày nay, những cô gái đẹp phải là những người có thân hình thon gọn, khuôn mặt nhỏ, mắt to, chân dài, nữ tính, thì có một thời đại, tất cả những gì trái ngược với những điều trên mới được coi là đẹp. Đó chính là tại đất nước Ba Tư (sau này là Iran) vào đầu những năm 1900, dưới triều đại Qajar (1789 - 1925).

Trong nền văn hóa Ba Tư, định nghĩa về vẻ đẹp có nhiều khác biệt so với các vùng đất khác vào thế kỷ 19. Chính vì thế, khi nhìn thấy hình ảnh của nàng công chúa Ba Tư Zahra Khanom Tadj es-Saltaneh, có lẽ nhiều người sẽ không khỏi bị sốc khi biết bà từng được mệnh danh là "biểu tượng sắc đẹp", "quốc sắc thiên hương" của đất nước.

Công chúa Zahra Khanom Tadj es-Saltaneh sinh ngày 14/2/1883, mất ngày 25/1/1936, là con gái của Naser al-Din Shah - Quốc vương Ba Tư từ năm 1848 đến tháng 5 năm 1896 và người vợ Turan es-Saltaneh. Không chỉ được coi là biểu tượng sắc đẹp thời bấy giờ, công chúa Zahra còn có nhiều công lao đóng góp cho đất nước.

Thông qua những bức ảnh cũ, không khó để nhận ra công chúa Zahra. Cô có vẻ ngoài khá mập mạp, chân ngắn, những đường nét trên gương mặt chẳng khác nào đàn ông với đôi lông mày rậm và dài, mắt to và trũng, mặt tròn hai cằm và để cả râu ria. Thoạt nhìn, nhiều người có thể lầm tưởng đây là một người đàn ông nhưng thực chất, đó chính là nàng công chúa xinh đẹp của Ba Tư.

Nàng công chúa nét như đàn ông, râu ria rậm rạp được tôn amp;#34;quốc sắc thiên hươngamp;#34; - 1

Nàng công chúa nét như đàn ông, râu ria rậm rạp được tôn amp;#34;quốc sắc thiên hươngamp;#34; - 2

Tại thời điểm đó, quan niệm về cái đẹp của người Ba Tư rất kỳ lạ. Họ đề cao những đường nét nam tính ở phụ nữ và ngược lại, đề cao vẻ nữ tính ở đàn ông. Phụ nữ với đôi lông mày rậm, để ria mép, dáng người phốp pháp, đường nét nam tính lại càng được coi là đẹp và hấp dẫn. Thậm chí, nhiều người phụ nữ Ba Tư còn dùng mascara để làm tôn lên những đường nét này. Nếu không nhìn vào bộ trang phục, có lẽ khó nhận ra họ là phụ nữ.

Ngược lại, những người đàn ông Ba Tư ở thời đại này lại ưa chuộng phong cách nhẹ nhàng, thanh thoát và nữ tính. Họ thậm chí còn không để râu, để tóc dài, đeo hoa tai và trang sức khác. Do đó, đàn ông và phụ nữ chỉ có thể được phân biệt bằng khăn trùm đầu. Do thời điểm này chưa xuất hiện internet, những tiêu chuẩn sắc đẹp phương Tây ít có ảnh hưởng tại châu Á, do đó đất nước Ba Tư đã duy trì quan niệm sắc đẹp này suốt một thời gian khá dài.

Nàng công chúa nét như đàn ông, râu ria rậm rạp được tôn amp;#34;quốc sắc thiên hươngamp;#34; - 3

Chính vì thế, vẻ đẹp của công chúa Zahra thời điểm đó mới được coi là "nghiêng nước nghiêng thành". Có một giai thoại chưa được chứng minh về công chúa Zahra mà đến ngày nay thỉnh thoảng vẫn được nhắc lại, đó là có 13 người đàn ông đã tự tử sau khi bị nàng công chúa này từ chối lời cầu hôn.

Công chúa Zahra đã kết hôn với người chồng tên là Sardar Hassan Shojah Saltaneh, một quý tộc và là con trai của Bộ trưởng quốc phòng Shojah al-Saltaneh. Họ có với nhau 4 người con, hai trai và hai gái. Tuy nhiên sau đó, cặp đôi đã ly hôn. Công chúa Zahra đã trở thành một trong những người đầu tiên phá vỡ điều cấm kỵ của hoàng gia, đó là ly hôn.

Nàng công chúa nét như đàn ông, râu ria rậm rạp được tôn amp;#34;quốc sắc thiên hươngamp;#34; - 4

Không chỉ được khen ngợi về vẻ ngoài, công chúa Zahra còn đóng góp nhiều công sức cho đất nước. Bà là người tiên phong cho phong trào nữ quyền tại Ba Tư. Bà là một trong những thành viên sáng lập Anjıman Horriyyat Nsevan - một tổ chức xã hội đấu tranh cho sự tự do của phụ nữ hoạt động vào khoảng năm 1910. Công chúa Zahra đã bí mật tổ chức và tham dự các cuộc họp về quyền phụ nữ. Bà cũng từng dẫn đầu một cuộc tuần hành vì nữ quyền trước quốc hội và ủng hộ cuộc cách mạng hiến pháp của Ba Tư.

Ngoài là một nhà hoạt động nữ quyền, công chúa Zahra còn là một trí thức, nhà văn và họa sĩ. Mỗi lần một tuần, bà thường tổ chức các buổi bình luận văn học tại nhà. Bà cũng thông thạo tiếng Ả Rập, tiếng Pháp và biết chơi violin. Công chúa Zahra là người phụ nữ Ba Tư đầu tiên tháo chiếc khăn trùm đầu hijab và khoác lên mình chiếc váy phương Tây.

Nàng công chúa nét như đàn ông, râu ria rậm rạp được tôn amp;#34;quốc sắc thiên hươngamp;#34; - 5

Nàng công chúa nét như đàn ông, râu ria rậm rạp được tôn amp;#34;quốc sắc thiên hươngamp;#34; - 6

Công chúa Zahra cũng là người phụ nữ Ba Tư đầu tiên viết hồi ký, nổi tiếng nhất là cuốn "Crowning Anguish: Memoirs of a Persian Princess from the Harem to Modernity 1884 – 1914" (tạm dịch: "Vương miện thống khổ: Hồi ức của một công chúa Ba Tư từ thời hậu cung đến hiện đại 1884 - 1914"), được Abbas Amanat chỉnh sửa với lời tựa của Anna Vanzan và Amin Neshati.

Năm 1936, công chúa Zahra qua đời và được chôn cất tại nghĩa trang Zahir od-Dowleh ở Tajrish, tỉnh Tehran, Iran. Cuộc đời phong phú của bà trở thành đề tài nghiên cứu tại các trường đại học từ Đại học Tehran đến Harvard.

3 công chúa, hoàng tử cô đơn nhất TG: Người không được thừa kế, người bị đày sang nước ngoài
Xuất thân trong gia đình giàu có, vương giả nhưng không đồng nghĩa với cuộc sống sung sướng và hạnh phúc như nhiều người vẫn nghĩ, có những nàng công...
Khánh Hằng (Dịch từ Newsner)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nhân vật