Người dân ở nhiều nước trên thế giới đã được chiêm ngưỡng hiện tượng "siêu trăng" vào đúng đêm Trung thu (27.9, tức rằm tháng 8 âm lịch) khi Mặt trăng ở gần Trái đất nhất trong năm nay.
Vào đêm qua (27.9), Mặt trăng trông lớn hơn 14% và sáng hơn 30% so với thời điểm nó đi qua điểm cực cận với Trái đất. Ngoài ra, hiện tượng nguyệt thực toàn phần (trăng máu) cũng xảy ra khi mặt trăng bị bóng của Trái đất che lấp. Đây là lần đầu tiên hiện tượng siêu trăng và trăng máu cùng xuất hiện trong 30 năm qua.
Mặt trăng lớn hơn bình thường xuất hiện sau biểu tượng chữ thập trên đỉnh một nhà thờ ở vùng Ryazan, Nga.
“Siêu trăng” đang mọc phía trên một con phà vừa rời khỏi cảng Dover, Anh.
Hình ảnh mặt trăng khổng lồ được chụp lại đêm qua trên đỉnh núi Boutilier ở Port-au-Prince, Haiti.
Đàn chim bay về tổ qua “siêu trăng” đang mọc trên bầu trời ở thành phố Mir, Belarus.
Mặt trăng sáng hơn 30% so với bình thường khi nó xuất hiện trên các tòa nhà cao tầng ở London đêm qua.
Mặt trăng sáng nhất trong năm nhìn từ thành phố Brussels, Bỉ.
Một nhà thiên văn học in bóng lên mặt trăng khổng lồ ở Brighton (Anh) trong khi chuẩn bị cho sự kiện nguyệt thực toàn phần sắp diễn ra.
“Siêu trăng” tỏa sáng trên ngọn hải đăng nổi tiếng St Mary's ở vịnh Whitley, Anh.
Bức ảnh chụp mặt trăng đúng vào đêm Trung thu ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.
Mặt trăng khổng lồ xuất hiện trên đường điện cao thế ở Le Pallet, Pháp.
Mọi người ngắm “siêu trăng" từ trên một đỉnh đồi ở Glastonbury Tor, Anh.
Mặt trăng trông lớn hơn 14% so với bình thường tại Brighton, Anh.
Hiện tượng “siêu trăng” cuối cùng của năm nay được ghi lại tại vùng ngoại ô Cairo, Ai Cập.
Mặt trăng trông như quả cầu ánh sáng khổng lồ trên lâu đài Bolsover, Derbyshire, Anh.
Trăng tròn tỏa sáng trên bầu trời thành phố Paris, Pháp.