Theo NASA, tiểu hành tinh 1999 FN53 có kích thước khoảng 1,3 km sẽ tiến gần Trái Đất vào ngày mai 14/5. Các chuyên gia cảnh báo, nếu xảy ra va chạm, nó có thể khiến 1,5 tỷ người thiệt mạng.
Tiểu hành tinh 1999 FN53 là đối tượng lớn nhất gần Trái Đất nhìn thấy từ radar NASA. Các nhà khoa học phát hiện ra tiểu hành tinh vào tháng 3 năm 1999 và giờ nó đang tiến gần chúng ta, bay qua hoặc đâm vào với vận tốc gần 14km/giây, gấp hai lần vận tốc của tên lửa không gian tại thời điểm cất cánh. Theo ước tính, tiểu hành tinh cách Trái Đất khoảng 10 km.
Thậm chí, những đối tượng khác tiến gần Trái Đất trong tương lai cũng không thể bằng kích thước của 1999 FN53.
Nhà thiên văn học, giáo sư Bill Napier tại trường Đại học Buckinghamshire, Anh cho rằng vụ va chạm sẽ tạo ra sự huỷ diệt vô cùng lớn. Ông chia sẻ: "Nếu vụ va chạm xảy ra, nó có thể khiến khoảng 1,5 tỷ người thiệt mạng".
Ông cũng cho rằng nếu xảy ra va chạm, một luồng khí halogen sẽ đi vào tầng bình lưu làm phá hủy tầng ozone. Nhưng vẫn sẽ không bị hạn chế ánh sáng mặt trời chiếu vào Trái Đất, bầu trời sẽ nóng lên, đủ mạnh để đốt cháy thảm thực vật.
Mặc dù vậy, cũng không nên quá hoảng sợ do vẫn chưa có dấu hiệu cụ thể nào chứng minh 1999 FN53 sẽ va vào Trái Đất hay bay qua rất gần gây ảnh hưởng tới chúng ta.
Theo các nhà thiên văn học dự đoán, vào ngày 16/5, có thể tiểu hành tinh khác, tên Icarus, đường kính 1 km, vận tốc gấp ba lần 1999 FN53 sẽ bay qua Trái Đất.
Tới ngày 18/5, một tiểu hành tinh lớn hơn, đường kinh 1- 2,3 km dự kiến bay qua với vận tốc 20km/giây.
Tuy nhiên, không một ai có thể tính toán chi tiết được sự ảnh hưởng của chúng với Trái Đất.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ Nước Nga Ngày nay (RT) của Nga. RT được thành lập vào tháng 12/2005. RT chuyên nắm bắt những câu chuyện và vấn đề thường bị các phương tiện truyền thông bỏ qua để tạo ra những tin tức ở một khía cạnh rất khác biệt.