Nghề lạ ở Việt Nam: Ban đêm đi "săn" loài đặc sản kêu điếc tai mùa hè, kiếm vài chục triệu đút túi

HÀ ANH - Ngày 06/07/2022 06:30 AM (GMT+7)

Mùa hè là thời điểm ve sầu sinh sôi và phát triển ở các khu vực nhiều cây như các cánh đồng hoặc khu rừng rậm… Đây cũng là dịp bà con "chong đèn" bắt ve sầu để kiếm thêm nguồn thu nhập.

Từ đầu tháng 5 - 6 dương lịch, người dân tại xã Chiềng Mung (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) lại rủ nhau vào rừng bắt nhộng ve sầu. Được mệnh danh là xứ sở ve sầu, bởi tại các cánh đồng hay khu rừng rậm đều có nhiều đàn ve sầu sống tập trung và kêu “inh ỏi" vào mùa hè. Ở vùng núi này, nhộng của loài côn trùng này được xem như một món đặc sản quý hiếm.

Nếu như trước đây nhộng ve sầu chỉ là món ăn chơi, thỉnh thoảng đồng bào dân tộc vùng cao rủ nhau đi bắt về làm mồi nhậu “nhắm” kèm rượu cần, rượu mơ hạ thổ... thì những năm gần đây, nhu cầu người dân sử dụng món này tăng, cộng với các quán ăn ẩm thực cũng tìm mua ngày càng nhiều, nên có rất đông người đi bắt ve sầu về bán kiếm lời.

Ve sầu trong quá trình lột xác thành nhộng ve sầu non.

Ve sầu trong quá trình lột xác thành nhộng ve sầu non.

Nghề lạ ở Việt Nam: Ban đêm đi amp;#34;sănamp;#34; loài đặc sản kêu điếc tai mùa hè, kiếm vài chục triệu đút túi - 2

Nghề đi săn nhộng ve sầu mang lại thu nhập cho người dân ở Sơn La

Nghề đi "săn" nhộng ve sầu mang lại thu nhập cho người dân ở Sơn La

6 giờ sáng, chị Lò Bích Nga (ở bản Phát, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) đã chuẩn bị “đồ nghề" để chuẩn bị vào rừng bắt nhộng ve sầu. Dụng cụ bắt ve sầu của chị Nga khá đơn giản, gồm đèn pin, dao, giỏ hoặc túi nilon. “Người dân thường không bắt ve trưởng thành lâu ngày chế biến món ăn mà chỉ bắt khi nó ở giai đoạn nhộng (thân mềm, màu xanh) để chế biến”, chị Nga cho hay.

Thông thường, công việc “săn" nhộng ve sầu thường bắt đầu từ lúc 20 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau. Đây là thời điểm ve sầu bắt đầu lột xác, loài này có 3 lần lột xác trong đêm: từ 7-8 giờ, từ 9-10 giờ và từ 1-2 giờ sáng. Ấu trùng ve sầu sống ở dưới đất, hút nhựa rễ cây sống, đến mùa, vào ban đêm, ấu trùng sẽ chui lên mặt đất, bò lên thân cây cách mặt đất từ 0,5 - 1m rồi dừng lại, tiến hành lột xác trở thành nhộng ve. Vì vậy, để bắt được nhộng ve, tức là loại ngon nhất, người dân phải canh đúng thời gian trên đi ra vườn bắt nhanh, nếu ve lột xác và có cánh sẽ bay lên tán lá và rất khó bắt. 

Nhộng ve sầu mới lột có màu xanh.

Nhộng ve sầu mới lột có màu xanh.

Cách bắt ve sầu cũng không quá phức tạp, cứ chiếu đèn vào những gốc cây nhiều nhựa (như cây ăn trái, cà phê, cây thông…), sắc xanh của nhộng ve sầu sẽ phản chiếu nổi bật và rất dễ thấy. Nên chỉ cần tay không và một chiếc túi là người dân có thể bắt được ve sầu một cách dễ dàng. Loại côn trùng này cũng vô hại, không cắn người nên rất an toàn để dùng tay không bắt ve sầu. 

Một cách khác “chuyên nghiệp" hơn là dùng nhựa đào, nhựa mít… bôi lên cành cây lay nhỏ dài khoảng 6m rồi dùng để dính vào cánh của nhộng ve sầu. Chỉ cần đưa cây lay lướt ngang qua các thân cây sần sùi là đã thu hoạch được một “bầy” nhộng ve sầu. Vào mùa cao điểm, một người thợ có thể bắt được 3-5kg nhộng ve sầu/đêm. Đều đặn đi săn nhộng ve sầu, người nông dân có thể có thu nhập ổn định, thậm chí là làm giàu.

Thường ngay sau khi bắt ve về, chị Nga thường mang ra chợ Nà Si, chợ cóc gần quốc lộ 6 bán với giá 150.000 – 200.000 đồng/kg. Nhiều tháng trở lại đây, nhộng ve sầu được thương lái tìm tới tận nhà mua với giá cao hơn hẳn. Theo lời chị Nga, các thương lái sẽ vận chuyển ve sầu về thành phố, bán với giá 300.000 – 400.000 đồng/kg. Thậm chí khảo sát thị trường chung, một số nơi tại Hà Nội còn “hét giá" đặc sản nhộng ve sầu với giá hơn 500.000 đồng/kg.

“Chịu khó đi xa 1 chút, nhưng đổi lại thu nhập từ việc bắt ve sẽ cao hơn. Mỗi mùa (khoảng 2 tháng) ít cũng được 10 – 15 triệu, năm nhiều có lúc tôi cũng kiếm gần 20 triệu đồng từ bán ve sầu. Dù là nghề săn bắt mùa vụ, nhưng ít nhiều cũng mang thu nhập đáng kể cho người dân chúng tôi”, chị Nga chia sẻ. 

Dù đắt đỏ nhưng những món ăn được chế biến từ nhộng ve sầu lại luôn được thực khách ưa chuộng. Ai ghé Sơn La du lịch vào các mùa hè đều muốn thưởng thức các món nhộng ve sầu xào, rang, chiên bột, xào gốc hành, nấu cháo nước cốt dừa... có vị ngọt bùi, béo ngậy và thơm mùi sữa. Cách chế biến các món ăn từ ve sầu cũng khá đơn giản, sau khi bắt về, người dân ngâm ve vào nước ấm pha muối để tách sạch chất mủ cây, ngắt bỏ cánh rồi nêm gia vị và chế biến món ăn.

Nghề lạ ở Việt Nam: Ban đêm đi amp;#34;sănamp;#34; loài đặc sản kêu điếc tai mùa hè, kiếm vài chục triệu đút túi - 5

Nghề lạ ở Việt Nam: Ban đêm đi amp;#34;sănamp;#34; loài đặc sản kêu điếc tai mùa hè, kiếm vài chục triệu đút túi - 6

Những món nhậu từ nhộng ve sầu.

Những món nhậu từ nhộng ve sầu.

Chính vì vậy mà từ cuối tháng 4 nhộng ve sầu bắt đầu được rao bán nhộn nhịp trên các diễn đàn chợ mạng. Tiểu thương cho biết nhộng ve sầu mỗi lần vào mùa đều rất hút khách mua, đặc biệt là dân nhậu. 

Tuy là món ăn dân dã rất được ưa thích, nhưng nếu không cẩn trọng khâu chọn lọc, bảo quản, chế biến thì rất dễ gây mất an toàn, khả năng gây ngộ độc cao, thậm chí còn có thể nguy hiểm đến tính mạng. Nguyên nhân được cho là nhộng ve sống khá lâu trong môi trường trước khi lột xác và ngoi lên mặt đất nên rất dễ bị nhiễm khuẩn hay các loài nấm độc ký sinh, mà độc tố không bị phá hủy dù được nấu kỹ.

Ngành nghề siêu HOT ở Việt Nam: Lương tháng toàn vài chục triệu, làm thêm sương sương cũng đủ ấm no
Nhân lực ngành Thiết kế Mỹ thuật số (Digital Art & Design) đang trong tình trạng "sốt dẻo" bởi tốc độ phát triển của ngành nghề, càng về sau càng...

Giáo dục

HÀ ANH
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nghề lạ