Nghề lạ ở Việt Nam: Bỏ phố về quê nuôi loài đặc sản chạy từng đàn, cho ăn rau củ rẻ tiền, chưa đến Tết đã hết hàng

H.A - Ngày 26/01/2024 16:27 PM (GMT+7)

Phát triển mô hình chăn nuôi heo rừng lai bằng thực phẩm sạch, tận dụng nguồn thức ăn có sẵn, nhiều hộ dân thu về hàng trăm triệu tiền lãi.

Tốt nghiệp đại học với tấm bằng cử nhân trên tay, chị Nguyễn Hoàng Hạc (SN1980, quê ở Bình Thuận) dù làm việc cần mẫn nhưng vẫn chỉ nhận về mức lương bấp bênh. Sau hơn 10 năm bôn ba tại thành thị, chị Hạc quyết định bỏ phố về làng, khởi nghiệp với mô hình chăn nuôi heo rừng lai. 5 năm sau, cô nàng 8X đã sở hữu trang trại rộng 13.000m2 nuôi heo theo kiểu bán tự nhiên với gần 30 chuồng nuôi.

“Ban đầu tôi mua 1-2 con với giá từ 800-900 nghìn đồng/con về nuôi chỉ để phục vụ nhu cầu trong gia đình. Khi nuôi thấy heo đẹp nên để làm nái, nái đẻ ra con lại để nuôi lại. Dần dần đàn heo tăng lên 20-30 con”, Hạc chia sẻ.

Điểm đặc biệt ở trang trại heo của Hạc là thay thế thức ăn công nghiệp và cám tăng trọng bằng rau, cỏ, phụ phẩm nông nghiệp. Để có thức ăn cho heo ăn hàng ngày, chị phải đi vớt lục bình, xin cây chuối, đầu mía, gốc măng tây ở địa phương và các vùng lân cận về xay cho heo ăn. “Tuy vất vả nhưng heo thành phẩm cho ra chất lượng tốt hơn khiến mình có động lực tiếp tục”, chị Hạc vui vẻ nói.

Được cho ăn bằng thực phẩm tự nhiên, heo thành phẩm có chất lượng thơm ngon hơn hẳn.

Được cho ăn bằng thực phẩm tự nhiên, heo thành phẩm có chất lượng thơm ngon hơn hẳn.

Trung bình mỗi con heo nái sẽ đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 8-10 con. Nuôi từ 10-12 tháng sẽ cho cân nặng từ 20-25kg/con. Heo nhà chị được xuất bán với giá từ 100-160 nghìn đồng/kg, tuỳ thời điểm nhưng vẫn không đủ cung cấp ra thị trường.

So với heo nuôi công nghiệp thông thường, thịt heo khi nuôi bằng nguồn thức ăn sạch sẽ cho thịt dai hơn, thơm ngon hơn, đặc biệt là thịt heo sống, lúc chưa chế biến không có mùi tanh như heo thường. Nhờ những yếu tố này, heo rừng lai chị Hạc nuôi luôn đáp ứng được yêu cầu “ăn sạch” của nhiều người, đặc biệt là những khách hàng khó tính.

Nhờ việc chủ động nguồn giống, tận dụng thức ăn có sẵn trong tự nhiên tại địa phương, mỗi năm gia đình chị Hạc có doanh thu khoảng trên 500 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, chị Hạc ước chừng lãi khoảng trên 300 triệu đồng/năm. Tận dụng diện tích đất còn thừa, chị cùng gia đình trồng thêm các loại cây như dừa, mít, chuối để chủ động nguồn thức ăn cho heo. Thời gian tới, chị dự tính sẽ tiếp tục chăn nuôi gà, vịt theo hướng nông nghiệp sạch tương tự. 

Cũng bén duyên với mô hình nuôi heo rừng sạch, trang trại của anh Hồ Trung Dũng (SN 1987, TP. Cần Thơ) được biết đến rộng rãi nhờ chăn nuôi bằng thực phẩm sạch kết hợp với các loại thảo dược. Anh Dũng cho biết, việc dùng thức ăn bằng thảo dược giúp vật nuôi tăng chất đề kháng, miễn dịch với các loại dịch bệnh, đảm bảo sản phẩm sạch, thơm ngon cung cấp đến người tiêu dùng. Nhờ đó, giá trị kinh tế của các loại vật nuôi này cũng cao hơn. 

Do có sẵn nguồn cung thức ăn, người nông dân đỡ được một phần chi phí.

Do có sẵn nguồn cung thức ăn, người nông dân đỡ được một phần chi phí.

Anh Dũng cho biết thêm, heo rừng lai nếu được chăm sóc tốt, đủ dinh dưỡng thì mỗi năm chúng sinh sản đến 2 lần, mỗi lần sinh từ 8 – 12 con. Vì vậy, mỗi năm anh cung cấp ra thị trường từ 100-120 con heo rừng lai thương phẩm.

“Thức ăn dinh dưỡng của heo lúc này chủ yếu là cám được chế biến từ gạo, ngô trộn cùng với các loại thảo dược được xay thành bột như đơn kim, hoa hồi, quế chi và bột cá. Tất cả quy trình, tỷ lệ cho ăn này đều được nghiên cứu và đưa ra công thức. Các loại thảo dược đưa vào làm thức ăn cho heo đều có nhiều công dụng chữa trị và phòng bệnh, giúp lợn tăng sức đề kháng. Nhờ đó, đàn lợn nuôi bằng thảo dược phát triển tốt, khỏe mạnh hơn so với lợn nuôi công nghiệp”, anh Dũng nói.

Đối với heo con, anh chỉ cho uống thuốc 1 lần, tiêm vắc xin 1 mũi, không cần phải thêm bất cứ loại thuốc nào cho đến khi xuất bán. 

Nghề lạ ở Việt Nam: Bỏ phố về quê nuôi loài đặc sản chạy từng đàn, cho ăn rau củ rẻ tiền, chưa đến Tết đã hết hàng - 3

Để phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán sắp tới, toàn bộ heo trưởng thành đã được người dân hoặc thương lái đặt mua cách Tết khoảng 1 tháng. Với cách nuôi heo rừng đặc biệt trên, anh Dũng hiện đang bán heo với giá từ 100.000 - 120.000 đồng/kg heo hơi tùy kích thước, trọng lượng heo. Trung bình, mỗi năm anh bán ra khoảng 120 con heo, chủ yếu vào dịp cuối năm để phục vụ thị trường dịp cận Tết. Thu nhập nhờ bán heo rừng lai của anh Nguyễn mỗi năm khoảng 250 triệu đồng.

Làng đặc sản Tết vào mùa: Cứ đến Tết khách lại đông nườm nượp, làm món khô cá thơm ngon nức tiếng
Về Đồng Tháp vào dịp cận Tết không chỉ có những làng nghề trồng hoa nổi tiếng, mà còn có những làng nghề làm khô, mắm - đặc sản miền Tây.

Tin tức 24h

Theo H.A (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nghề lạ