Ngôi làng cổ có nhiều tiến sĩ nhất nhì Hà Nội, ai cũng ngỡ ngàng khi đặt chân tới

NGỌC HÀ - Ngày 14/11/2022 14:35 PM (GMT+7)

"Tôi tin chắc rằng, ai đi ngang qua làng hoặc đi vào các con ngõ nhỏ đều không thể tin rằng giữa nơi phồn hoa đô thị, đường phố tấp nập như thế lại có một làng theo đúng nghĩa quê xưa, thật thanh bình và yên ả”, chị Minh Châu (29 tuổi) – một người dân sinh sống tại làng cổ cho biết.

Trong số những ngôi làng cổ ở Hà Nội, chúng ta không thể không nhắc đến làng cổ Đông Ngạc (Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm) – có từ lâu đời, nổi tiếng với truyền thống hiếu học, gắn với hàng loạt nghề thủ công như làm quanh gánh, nặn nồi đất, mây tre đan… và “giò Chèm, nem Vẽ”.

Làng cổ với truyền thống hiếu học có nhiều công trình kiến trúc cổ kính

“Có thể nói, làng Đông Ngạc là ngôi làng cổ nhất thủ đô. Nơi đây có rất nhiều vị tiến sĩ Hán học và Tây học đóng góp các công lao trong lĩnh vực văn hoá, dịch thuật, xã hội học, quân sự… ở mọi thời kỳ lịch sử. Vì thế người ta còn gọi là làng Tiến sĩ.

Tôi tin chắc rằng, ai đi ngang qua làng hoặc đi vào các con ngõ nhỏ đều không thể tin rằng giữa nơi phồn hoa đô thị, đường phố tấp nập như thế lại có một làng theo đúng nghĩa quê xưa, thật thanh bình và yên ả”, chị Minh Châu (29 tuổi) – một người dân sinh sống tại làng cổ cho biết.

Vừa dứt lời, người phụ nữ tiếp tục tự hào: “Làng Đông Ngạc chứa đựng nhiều thứ ý nghĩa lắm. Ví dụ như tất cả cổng nhà, cổng làng đều được xây dựng hình tháp bút. Điều đó thể hiện rõ tinh thần hiếu học của người dân từ xưa, luôn giữ gìn gia phong của dòng tộc, căn dặn con cháu gìn giữ cho đến muôn đời sau. Vì thế làng từng được suy tôn là một trong hai làng văn hiến xứ Bắc kỳ. Đặc biệt người dân ham học đã trở thành giai thoại”.

Tất cả cổng nhà, cổng làng đều được xây dựng hình tháp bút.

Tất cả cổng nhà, cổng làng đều được xây dựng hình tháp bút.

Điều đó thể hiện rõ tinh thần hiếu học của người dân từ xưa, luôn giữ gìn gia phong của dòng tộc, căn dặn con cháu gìn giữ cho đến muôn đời sau.

Điều đó thể hiện rõ tinh thần hiếu học của người dân từ xưa, luôn giữ gìn gia phong của dòng tộc, căn dặn con cháu gìn giữ cho đến muôn đời sau. 

Chỉ cần bước qua cổng làng, tất cả sẽ choáng ngợp với không gian kiến trúc cổ với nhiều công trình đã nhuốm màu nắng mưa. Trong đó mái đình làng Kẻ Vẽ – công trình có lịch sử hơn nửa thế kỷ vẫn luôn là một biểu tượng cho sự trường tồn của làng cổ.

“Điểm khác biệt làm nên sự nổi tiếng của làng Đông Ngạc hẳn do sức hút của hai công trình mang nhiều câu chuyện lịch sử: Đình Vẽ và nhà thờ Tộc Phan. Đình được trùng tu nhiều lần, là nơi thờ 3 vị thần tượng trưng cho 3 cho Thiên – Địa – Nhân, tiến sĩ Phạm Quang Dũng – người làng có công trùng tu đình, bà Phạm Thị Lý – người hiến đất làm đình.

Đình Vẽ vẫn vẹn nguyên những nét đẹp kiến trúc cổ xưa.

Đình Vẽ vẫn vẹn nguyên những nét đẹp kiến trúc cổ xưa.

Còn nhà thờ Tộc Phan thuộc sở hữu của gia tộc có nhiều gương mặt xứng danh trên khoa bảng vận dùng tài đức và trí lực để giúp dân, cứu nước và dẫn đầu trong các phong trào đấu tránh chống đế quốc và thực dân”, chị Minh Châu nói.

Bên cạnh nhà thờ Tộc Phan, trong làng còn nhà thờ tổ của họ Đỗ - thờ cụ Đỗ Thế Giai – một võ quan cao cấp thời Lê – Trịnh. Cụ được phong Vương từ khi còn sống và tôn làm Thần khi qua đời. Ngôi nhà nay đã có niên đại trên 300 năm, cánh cổng gỗ đã in hằn dấu vết thời gian, có một vườn cây trước nhà. Đáng nói ngôi nhà cổ gần như còn giữ nguyên vẹn từ kiến trúc và các đồ vật dụng trong nhà.

Ngoài những địa điểm “ấn tượng” trên, làng cổ Đông Ngạc hiện tồn tại chừng 100 ngôi nhà cổ, trong đó có căn nhà tuổi đời lên tới 400 năm tuổi. Tất cả nhà cổ ở đây đều xây dựng theo kiểu nhà truyền thống 3-5 gian, mái ngói gạch rủ, nềm thấp, cột trụ làm bằng gỗ quý và gian chính có trang hoàng hoành phi câu đối – nét độc đáo của nhà cổ xưa.

Làng cổ Đông Ngạc hiện tồn tại chừng 100 ngôi nhà cổ, trong đó có căn nhà tuổi đời lên tới 400 năm tuổi.

Làng cổ Đông Ngạc hiện tồn tại chừng 100 ngôi nhà cổ, trong đó có căn nhà tuổi đời lên tới 400 năm tuổi.

Ngôi làng cổ có nhiều tiến sĩ nhất nhì Hà Nội, ai cũng ngỡ ngàng khi đặt chân tới - 5

“Ở làng cổ còn có nhiều lễ hội truyền thống như: đình Đông Ngạc, đình Nhật Tảo, đình Liên Ngạc…mang bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo theo nghi thức cung đình trang trọng. Hơn cả, làng trong đô này còn có nét tinh hoa văn hoá ẩm thực với các món ăn lưu truyền trong dân gian như giò Chèm, nem Vẽ… Hễ ai đặt chân đến đây đều thưởng thức hai đặc sản này để cảm nhận nét chân quê nơi phồn hoa đô thị này”, chị Minh Châu tâm sự.

Làng Đông Ngạc có nhiều người được đặt tên phố

Không chỉ có nhiều người tài giỏi ở các thời kỳ lịch sử, hiện người dân trong làng luôn tự hào khi tên người tài được dùng để đặt tên phố, tên phường. Và người mở đầu cho con đường khoa bảng ở Đông Ngạc chính là cụ Phan Phù Tiên – một nhà nho nổi tiếng đời Trần – Lê; người soạn tiếp cuốn Đại Việt sử ký; người đầu tiên thu thập thơ ca các triều đại Lý, Trần, Lê soạn thành sách Việt âm thi tập; giỏi nghề thuốc, đi ghi chép 392 vị thuốc nam thành Bản thảo thực vật toát yếu;  từng được giao phụ trách Quốc Tử Giám. Tên cụ được lấy đặt cho đoạn đường bắt đầu từ phố Hàng Cháo đến phố Cát Linh cắt ngang qua ngõ Hàng Bột.

Một góc đường của làng cổ.

Một góc đường của làng cổ.

Giếng nước làng cổ.

Giếng nước làng cổ.

Tiếp đó là luật sư Phan Văn Trường đã được lấy tên đặt cho 2 con đường ở thành phố Hà Nội và TP.HCM. Ngoài ra có 4 vị họ hoàng: Hoàng Tướng Hiệp, Phó bảng Hoàng Tăng Bí cùng con trai Hoàng Minh Giám và bác sĩ Hoàng Tích Trí cũng được đặt tên phố ở Hà Nội, Tuyên Quang, TP.HCM, Đà Nẵng.

Ngôi làng cổ có tên độc lạ tại Hà Nội, người dân trở thành đại gia nhờ nghề này nhưng giờ ít ai nối nghiệp
"Về nghề may truyền thống, ở làng không còn nhiều nhà may nữa. Chỉ một số gia đình làm nghề may lâu lăm, có con cháu ở lại nối nghiệp truyền thống may của gia đình", người phụ nữ nói.

Độc lạ Việt Nam

NGỌC HÀ
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Độc lạ Việt Nam