Ngôi làng cổ có tên độc lạ tại Hà Nội, người dân trở thành đại gia nhờ nghề này nhưng giờ ít ai "nối nghiệp"

NGỌC HÀ - Ngày 13/11/2022 14:40 PM (GMT+7)

"Về nghề may truyền thống, ở làng không còn nhiều nhà may nữa. Chỉ một số gia đình làm nghề may lâu lăm, có con cháu ở lại nối nghiệp truyền thống may của gia đình", người phụ nữ nói.

Nhắc đến làng cổ Hà Nội, nhiều người thường nghĩ ngay đến Đường Lâm (Sơn Tây) hoặc Cự Đà (Thanh Oai) với bao hồn xưa nét cũ. Song ít ai biết rằng, thành phố còn có một ngôi làng cổ hơn 500 năm tuổi với loạt biệt thự mang kiến trúc Việt cổ "pha lẫn" Pháp rất độc đáo, kích thích sự tò mò của du khách trong nước và quốc tế.

Người dân từng giàu lên nhờ nghề thợ may

Ngôi làng cổ tên Cựu (Vân Từ, Phú Xuyên) - một cái tên rất ngắn gọn, độc lạ nhưng chứa đựng bao hoài niệm của thời gian, khung cảnh bình yên khác xa so với cuộc sống nhộn nhịp đất thủ đô. "Làng tôi xưa vốn là đồng chiêm trũng, mỗi năm chỉ cấy được một vụ nên cuộc sống của người dân thiếu thốn quanh năm.

Tôi nghe các cụ cao niên trong làng kể rằng, năm 1921, một gia đình trong làng do bất cẩn khi nấu ăn đã để xảy ra hỏa hoạn rồi bén lửa sang những ngôi nhà tranh khác. Hôm ấy lửa cháy bùng bùng từ đầu làng cho đến điếm canh gần cuối làng,  2/3 hộ đã hóa tro bụi", chị Ngọc Phú (32 tuổi) - người sinh ra và lớn lên tại làng Cựu cho biết.

Sau vụ cháy kinh hoàng, cuộc sống của người dân làng Cựu càng trở nên khốn cùng. Nhiều người không chịu được cái đói bủa vây nên khăn gói rời làng ra Hà Nội tìm kế sinh nhai. "Cái nghề giúp người dân làng tôi phất lên chính là thợ may. Thuở đó, hai người đầu tiên bước chân vào nghề may là anh em ông Phúc Mỹ - Phúc Hưng. Sau đó các ông thấy nghề đem lại lợi nhuận cao đã về làng rủ mọi người đi làm cùng.

Một góc của làng Cựu.

Một góc của làng Cựu.

Dần dần người làng Cựu đã nổi tiếng trong lĩnh vực thời trang. Những bộ veston, đầm váy đẹp đẽ được tạo ra từ đôi bàn tay của người nông dân chai sần. Họ Họ may chủ yếu cho người Pháp và lớp người giàu ở Hà Nội", chị Ngọc Phú kể.

Nghề buôn vải cũng được người làng Cựu bao thầu và khuếch trương đến mức chiếm lĩnh gần như toàn bộ thị trường may mặc ở Hà Nội. Nhờ đó những nông dân đã trở thành triệu phú, giàu đến mức ai cũng có dãy cửa hiệu ở Hà thành rồi mở rộng thị trường vào tận Sài Gòn – Chợ Lớn.

Và khi có nhiều tiền, đại gia quyết định về làng xây biệt thự tráng lệ nguy nga với vòm cuốn, gỗ lim, ngói mũi, sân vườn rộng rãi...  Sau năm 1945, chủ nhân của những ngôi biệt thự này ly tán khắp nơi, người ở Hà Nội, người phát triển nghề may vào tận Sài Gòn – Chợ Lớn, cũng có người sang Mỹ, Pháp định cư.

Biệt thự cổ trong làng.

Biệt thự cổ trong làng.

Hiện ở làng Cựu chỉ có hơn 100 hộ với hơn 500 nhân khẩu, sinh sống bằng nghề nông nên không có tiền đầu tư chống lại sự xuống cấp của những căn biệt thự xưa. Nhiều gia đình chỉ để lại một người con để giữ đất, thờ cúng tổ tiên, còn lại cũng ra thành phố lập nghiệp. "Về nghề may truyền thống, ở làng không còn nhiều nhà may nữa. Chỉ một số gia đình làm nghề may lâu lăm, có con cháu ở lại nối nghiệp truyền thống may của gia đình", người phụ nữ nói.

Lưu giữ nhiều công trình kiến trúc cổ

Dẫu vậy làng cổ vẫn còn tồn tại bao thứ xưa cũ với vẻ đẹp bình yên, thu hút khách du lịch ghé tới. "Quê tôi có nhiều thứ tạo nên nét cổ kính lắm, như: cổng làng, đình làng, giếng làng, đường làng... Có lẽ tất cả thuộc về làng đều hiếm có giữa xã hội điện đại, nông thôn mới như ngày nay", người phụ nữ làng Cựu tự hào.

Xưa làng Cựu có 2 cổng: đầu và cuối. Cổng đầu đã bị dỡ bỏ năm 1972 bởi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, cổng phá đi cho xe chở lương thực có thể vào làng cất giữ. Hiện làng chỉ còn cổng ở cuối làng.

Cổng cuối bề thế, được xây theo lối “quyển thư”, tựa như một cuốn sách khổng lồ đang mở ra đón khách. Cổng làng có kiến trúc cầu kỳ, bề thế, có tầng, có mái và có cả lối lên xuống. Đặc biệt cổng  xây kiểu tam quan nhà chùa nhưng vít 2 cửa cạnh tạo một cửa giữa rộng rãi mái vòm. Phía mặt trong cổng có nậm rượu, nụ hoa điểm xuyết rất lạ cùng những hàng chữ Nho mực đen đã nhạt màu.

Cổng làng Cựu.

Cổng làng Cựu.

Về đình làng, được xây dựng vào đầu thế kỷ XVI và mới được tu sửa lại. Đình nằm ở đầu làng, trước mặt là ao sen. Đình làng nằm trong tổ hợp kiến trúc: đình, sân đình, cây bồ đề cổ thụ, ao sen.

"Ở làng tôi còn có ngôi chùa vô cùng cổ kính - chùa Phúc Duệ nằm ở ngoài làng. Tương truyền, xưa có 5 vị thần giúp vua Hùng đánh giặc, khi bay qua cánh đồng làng Cựu, các ngài thấy cảnh trí ở đây đẹp quá, liền dừng lại và hạ xuống, hóa tại đây. Chùa nằm trên gò đất cao, diện tích khoảng 1,7 ha, trước mặt có dòng sông Nhuệ chảy qua, hai bên tả hữu là hồ sen. Chùa rất linh thiêng nên được đặt tên là Phúc Duệ hàm ý nói Phật luôn mang lại may mắn cho người dân như nước dòng sông Nhuệ", chị Ngọc Phú cho hay.

Ngôi làng cổ có tên độc lạ tại Hà Nội, người dân trở thành đại gia nhờ nghề này nhưng giờ ít ai amp;#34;nối nghiệpamp;#34; - 4

Chùa Phúc Duệ được xây dựng theo kiến trúc hình chữ Đinh. Trước tiền đường, sau hậu cung. Quần thể chùa gồm: nhà tiền đường, thượng điện, nhà mẫu, nhà vong, nhà tổ đường, phía sau là nhà tổ ni.

Ngoài ra, làng Cựu còn có công trình cổ mang tiếng giếng làng. Cụ thể làng có 2 giếng: một giếng nằm ở giữa làng, một giếng nằm ngoài ruộng ở phía Bắc của làng. Nhưng hiện làng chỉ giữ được giếng ở giữa làng, còn giếng làng nằm ngoài ruộng phía Bắc của làng không được sử dụng nên đã bị lẫn vào hệ thống ao bao xung quanh làng, không thể nhận biết và phân biệt rõ ràng ranh giới.

Chiếc cổng cổ của một gia đình trong làng.

Chiếc cổng cổ của một gia đình trong làng.

Ngôi làng cổ có tên độc lạ tại Hà Nội, người dân trở thành đại gia nhờ nghề này nhưng giờ ít ai amp;#34;nối nghiệpamp;#34; - 6

Về Không gian giao thông, cấu trúc mạng lưới giao thông làng Cựu là cấu trúc hình xương cá, đặc trưng cấu trúc làng truyền thống vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đường làng chính đóng vai trò là trục xương sống kết nối tất cả các không gian trong làng. Cảnh quan đường làng chính và các ngõ xóm được lưu giữ với hình ảnh các bức tường thấp hai bên, thấp thoáng nhà chính và khuôn viên sân vườn phía trước, cửa nhà không mở trực tiếp ra ngõ.

"Không gian ở tại làng tôi phần lớn vẫn giữ nguyên các quan niệm xây dựng nhà truyền thống. Ngôi nhà chính quay về phía Nam, được bao xung quanh bởi khuôn viên sân vườn. Nhà chính và nhà phụ tách biệt.

Không gian cảnh quan tuyến ngõ xóm được nhận diện thông qua vật liệu lát ngõ, hệ thống rãnh thoát nước, ranh giới giữa khuôn viên nhà và không gian ngõ. Đáng chú ý nhất là vật liệu lát ngõ đại diện cho khả năng tài chính và sự đóng góp của người dân.

Con ngõ trong làng.

Con ngõ trong làng.

Ngôi làng cổ có tên độc lạ tại Hà Nội, người dân trở thành đại gia nhờ nghề này nhưng giờ ít ai amp;#34;nối nghiệpamp;#34; - 8

Khi làm ngõ, những ngõ nào người dân góp nhiều tiền thì được lát đá, ngõ nào dân góp ít tiền thì lát gạch. Những ngõ lát hai loại vật liệu là do một bên người dân đóng góp tiền nhiều và đóng trước thì lát đá, một bên dân đóng góp ít tiền hoặc đóng chậm thì lát gạch", chị Ngọc Phú nói.

Ngôi làng cổ độc nhất vô nhị tại Hà Nội, có nghề truyền thống với thu nhập cao nhưng không ai chịu theo
“Tất cả những gì có ở làng Cự Đà đều cổ kính, từ mái đình, chùa, cổng làng cho đến đường làng. Nó tạo nên một bức tranh hài hoà về không gian thanh bình, gần gũi, đặc biệt khiến người ta cảm giác vượt thời gian quay trở về quá khứ yên ả, thư thái”, người đàn ông cảm nhận.

Độc lạ Việt Nam

NGỌC HÀ
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Độc lạ Việt Nam